Hạ lãi suất, thêm một liều thuốc bổ

(VOV)-Việc hạ lãi suất cơ bản chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước đang cầm chịch một cách khá chắc tay những công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô.

Cách đây mấy hôm, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ 1% đối với một loạt lãi suất cơ bản như lãi suất tái cấp vốn; lãi suất chiết khấu và trần lãi suất cho vay, đồng thời hạ 0,5 % đối với lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Việc hạ lãi suất trong thời điểm này có ý nghĩa như thế nào? sẽ tác động ra sao tới mục tiêu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế mà Chính phủ đã đề ra với 9 nhóm giải pháp cơ bản?

Đây là một tín hiệu đáng chú ý của kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm chạp khiến dòng tiền trong lưu thông luân chuyển ì ạch. Việc hạ lãi suất lần này diễn ra trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng diễn biến tích cực, lượng tiền gửi trên thị trường một khá dồi dào, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 giảm 0,19% so với tháng 2), tỷ giá ổn định trong thời gian tương đối dài, lãi suất huy động ổn định và có xu hướng giảm một cách tự giác. Đây là những thay đổi rõ nét, xuất hiện sau những bước đi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại đang nỗ lực thực hiện.  Một mặt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên trì các định hướng chính sách tiền tệ đã ban hành trước đó (đây là một yếu tố rất quan trọng để lấy lại niềm tin của xã hội vào sự nhất quán của chính sách tiền tệ ).

Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cơ bản được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoan nghênh
(Ảnh khai thác từ Cafeland)

Một mặt, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục các bước đi nhằm xử lý triệt để nợ xấu, từ góc độ của ngân hàng, như: yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu; tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho những khoản vay cũ; cơ cấu lại các khoản nợ và thời gian trả nợ; tích cực áp dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, tiết giảm chi phí hoạt động ngân hàng đến tối thiểu để có điều kiện tiếp tục hạ lãi suất cho vay, trình Chính phủ phê duyệt cơ cấu bộ máy và đề án thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia VAMC  để tích cực xử lý nợ xấu, khơi thông dòng chảy của vốn.

Đây là những tín hiệu rất tích cực, được xã hội và giới doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần một sự chuyển đổi quan trọng là sự khai thông của dòng vốn từ góc độ doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, cho dù ngân hàng đang có nguồn vốn dồi dào, sẵn sàng hạ lãi suất (thậm chí có ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay dành cho đối tượng ưu tiên xuống dưới 7%/1 năm ); tiếp cận thân thiện hơn với khách hàng, sẵn sàng “chia sẻ và lắng nghe” tiếng nói từ khách hàng, chịu đi “tìm kiếm khách hàng” nhưng nếu như các doanh nghiệp chưa có những chuyển đổi căn bản để nâng cao sức cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn cho hàng hoá và dịch vụ của mình, thì doanh nghiệp cũng vẫn chưa sẵn sàng vay vốn. Thậm chí, cho dù ngân hàng có chào mời vốn với giá thấp hơn nữa, cũng chưa chắc đã dám mặn mà vay, khi chưa có phưong án sản xuất – kinh doanh khả thi. 

Bài học về sự bất ổn của thị trường, sự bất cập của quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu , kiểm soát xuất nhập khẩu, chính sách phát triển thị trường từng khiến doanh nghiệp trong nước lao đao, giờ vẫn còn nóng hổi. Vì thế, nỗ lực hạ một loạt lãi suất  cơ bản  sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thêm cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhưng điều quan trọng hơn cả, là vẫn cần những động thái vĩ mô mang tính tổng thể để có thể cứu được nền sản xuất, kích thích sản xuất sôi động trở lại. Hiện nay, các kênh đầu tư khác  tuy đã có tín hiệu lạc quan nhưng chưa đủ sức thuyết phục để hút được dòng vốn đầu tư dài hạn, doanh nghiệp vì thế cũng vẫn chưa qua được cơn đói vốn dài hạn lãi suất thấp, mà lại đang “bội thực vốn ngắn hạn lãi suất cao”. 

Người dân vẫn chọn hình thức gửi tiết kiệm để được an tâm về bảo toàn vốn, gia tăng lợi nhuận một cách an toàn, mà chưa đủ niềm tin để lại đổ tiền vào các dự án sản xuất kinh doanh.  Vì thế, nếu không tạo được cú hích trong việc kích hoạt khả năng tự phục hồi và sống sót trong khủng hoảng của doanh nghiệp, khuyến khích sự vươn dậy mạnh mẽ của doanh nghiệp, thì ngân hàng cũng không thể  cầm cự được lâu hơn. Vì Ngân hàng cũng không hạ lãi suất được mãi; thậm chí ngân hàng cũng “ khó”, vì “ ôm” mãi tiền gửi dư thừa, trong khi không cho vay ra được mà vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Tình trạng này nếu kéo dài, sẽ dẫn đến những hệ luỵ khó lường cho nền kinh tế. 

Giờ đây, các tín hiệu vĩ mô chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước đã và đang cầm chịch một cách khá chắc tay những công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Vấn đề là cần phải sử dụng những chính sách hỗ trợ khác, như miễn, giảm, hoãn thuế, nuôi dưỡng và hỗ trợ tài chính cho các nhóm doanh nghiệp có vai trò quan tọng trong nền kinh tế để nhanh chóng tạo được sự phục hồi.

Trên thực tế , doanh nghiệp nào còn tồn tại đến hôm nay là những doanh nghiệp đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, họ đã tự thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp  theo phương châm “cứu mình trước khi người cứu” và rõ ràng đó là những doanh nghiệp có khả năng quản trị  rủi ro và vượt qua khủng hoảng. Vì thế họ xứng đáng nhận sự trợ giúp từ các nguồn lực khác, đặc biệt từ sự hỗ trợ của các chính sách tài khoá, mà thuế là một công cụ đặc biệt hữu hiệu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạ lãi suất chủ chốt chắc chắn có tác dụng với doanh nghiệp
Hạ lãi suất chủ chốt chắc chắn có tác dụng với doanh nghiệp

Việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay do tác động của việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ có lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn sẽ giảm.

Hạ lãi suất chủ chốt chắc chắn có tác dụng với doanh nghiệp

Hạ lãi suất chủ chốt chắc chắn có tác dụng với doanh nghiệp

Việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay do tác động của việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ có lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn sẽ giảm.

Đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay
Đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay

(VOV) -NHNN vừa có thông báo chính thức điều chỉnh giảm các lãi suất chủ chốt kể từ ngày mai (26/3).

Đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay

Đồng loạt giảm lãi suất huy động và cho vay

(VOV) -NHNN vừa có thông báo chính thức điều chỉnh giảm các lãi suất chủ chốt kể từ ngày mai (26/3).

Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế
Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế

(VOV) -NHNN quyết định hạ lãi suất lần này, HSBC cho rằng chỉ mang tính hỗ trợ tâm lý, hiệu ứng thực tế có thể rất nhỏ.

Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế

Hạ lãi suất có hiệu quả tâm lý hơn là thực tế

(VOV) -NHNN quyết định hạ lãi suất lần này, HSBC cho rằng chỉ mang tính hỗ trợ tâm lý, hiệu ứng thực tế có thể rất nhỏ.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động

(VOV) -Đây được coi là bước đệm để tiến tới giảm lãi suất cho vay.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động

(VOV) -Đây được coi là bước đệm để tiến tới giảm lãi suất cho vay.

Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường
Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường

(VOV) -Lãi suất đã hạ theo tín hiệu thị trường, nền kinh tế nhưng vẫn ở mức cao so với sức chịu đựng của DN.

Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường

Hạ lãi suất: Phản ứng tích cực với thị trường

(VOV) -Lãi suất đã hạ theo tín hiệu thị trường, nền kinh tế nhưng vẫn ở mức cao so với sức chịu đựng của DN.