Nâng cao hiệu quả DNNN: Hãy để thị trường quyết định

VOV.VN -Hơn 20 năm qua, khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nhưng mới chỉ có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bằng các nguồn vốn khác.

Hội nghị giữa Thủ tướng với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra tới đây sẽ tập trung vào rà soát và đánh giá 2 năm nhiệm kỳ 2016-2020 về công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ chỉ ra những khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong công cuộc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cổ phần hóa DNNN hơn 2 năm qua cho thấy: Bộ phận doanh nghiệp này chỉ có thể mạnh khi để thị trường quyết định.

Doanh nghiệp nhà nước chỉ có thể mạnh khi để thị trường quyết định. Ảnh: nhadautu.vn
Ngày 03/06/2017, thay mặt Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Lần đầu tiên, những “căn bệnh” lâu nay của doanh nghiệp Nhà nước được gọi tên, như hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp; nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn; cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; tính công khai, minh bạch còn hạn chế; việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước triển khai chậm, quá trình cổ phần hoá còn nhiều yếu kém, tiêu cực. ..v.v..Những hạn chế này dẫn đến thực tế được nêu trong Nghị quyết 12 là hầu hết doanh nghiệp Nhà nước chưa đóng vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. 

Có thể đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp Nhà nước thông qua thị trường chứng khoán. Nếu như những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả như  Sabeco, Vinamilk hoặc Hapro sau khi cổ phần hóa có thể tìm được ngay đối tác chiến lược và bán hết cổ phiếu ngay phiên bán đấu giá lần đầu, thì nhiều cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước vẫn chịu cảnh “ế” bởi nhà đầu tư không thể yên tâm với những gì các doanh nghiệp này thể hiện trước khi cổ phần hóa.

Hay nói một cách khác, khi đã minh bạch hóa mọi vấn đề liên quan đến đất đai, giá trị và quyền sử dụng đất, thì giá trị của nhiều doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả giá trị thương hiệu, sẽ rất thấp. Đó cũng chính là lý do mà theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hơn 20 năm qua, có khoảng 92% tổng số doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá, nhưng mới chỉ có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bằng các nguồn vốn khác. Cùng với tình trạng cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, thì cảnh “ế” cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước khiến cho việc thu hồi vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối trở nên rất khó khăn. 

Làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước? Điều quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại chính là đặt doanh nghiệp Nhà nước ở một vị trí ngang bằng với các doanh nghiệp khác, thực hiện đúng mục tiêu tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Khi cùng một xuất phát điểm thì mới có thể xác định được độ mạnh/yếu thực sự của từng loại hình doanh nghiệp, từ đó lựa chọn cách xử lý phù hợp với từng doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện tái cơ cấu như: thoái vốn, cổ phần hóa, cho phá sản hoặc chuyển đổi mục đích kinh doanh.

Cùng với đó là một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn đầu tư, bao gồm cả đầu tư vào những doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa. Về lý thuyết, minh bạch  thông tin, đổi mới quản trị chính là hai yếu tố then chốt để doanh nghiệp hoạt động và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế hội nhập, nhưng đây lại là hai điểm yếu của khối doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, cần có sự thay đổi căn cơ, không chỉ tách bạch đất đai mà còn dứt hẳn những ưu đãi từ phía Nhà nước, đồng thời có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả, tương xứng với những gì Chính phủ và người dân kỳ vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương
Thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương

Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương.

Thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương

Thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương

Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp Nhà nước sẵn sàng với cách mạng 4.0 hơn doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp Nhà nước sẵn sàng với cách mạng 4.0 hơn doanh nghiệp FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp tiếp cận ở mức thấp đối với các nội dung đánh giá mức độ sẵn sàng tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Doanh nghiệp Nhà nước sẵn sàng với cách mạng 4.0 hơn doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp Nhà nước sẵn sàng với cách mạng 4.0 hơn doanh nghiệp FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp tiếp cận ở mức thấp đối với các nội dung đánh giá mức độ sẵn sàng tiếp cận và tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Doanh nghiệp Nhà nước công khai thông tin về chống tham nhũng kém nhất
Doanh nghiệp Nhà nước công khai thông tin về chống tham nhũng kém nhất

VOV.VN - Theo báo cáo TRAC Vietnam 2018, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện tốt việc công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng.

Doanh nghiệp Nhà nước công khai thông tin về chống tham nhũng kém nhất

Doanh nghiệp Nhà nước công khai thông tin về chống tham nhũng kém nhất

VOV.VN - Theo báo cáo TRAC Vietnam 2018, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện tốt việc công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn 'bình mới, rượu cũ' sau cổ phần hóa
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn 'bình mới, rượu cũ' sau cổ phần hóa

VOV.VN - Trong khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hoá, thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn 'bình mới, rượu cũ' sau cổ phần hóa

Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn 'bình mới, rượu cũ' sau cổ phần hóa

VOV.VN - Trong khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hoá, thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.

Cần coi trọng chất hơn lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
Cần coi trọng chất hơn lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần coi trọng chất lượng hơn số lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Cần coi trọng chất hơn lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Cần coi trọng chất hơn lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần coi trọng chất lượng hơn số lượng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Gần 60% doanh nghiệp nhà nước chưa công bố thông tin đầy đủ
Gần 60% doanh nghiệp nhà nước chưa công bố thông tin đầy đủ

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến nay mới chỉ có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42%) thực hiện công bố thông tin trên cổng điện tử của Bộ.

Gần 60% doanh nghiệp nhà nước chưa công bố thông tin đầy đủ

Gần 60% doanh nghiệp nhà nước chưa công bố thông tin đầy đủ

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến nay mới chỉ có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42%) thực hiện công bố thông tin trên cổng điện tử của Bộ.

Mới chỉ có 150/750 doanh nghiệp Nhà nước lên sàn sau cổ phần hóa
Mới chỉ có 150/750 doanh nghiệp Nhà nước lên sàn sau cổ phần hóa

VOV.VN - Bộ Tài chính đã công khai danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Mới chỉ có 150/750 doanh nghiệp Nhà nước lên sàn sau cổ phần hóa

Mới chỉ có 150/750 doanh nghiệp Nhà nước lên sàn sau cổ phần hóa

VOV.VN - Bộ Tài chính đã công khai danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Doanh nghiệp nhà nước cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc
Doanh nghiệp nhà nước cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc

VOV.VN - Nhiều chuyên gia nhận định, muốn tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước phải nhấn mạnh tính công khai, minh bạch, tuân thủ nguyên tắc thị trường.

Doanh nghiệp nhà nước cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc

Doanh nghiệp nhà nước cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc

VOV.VN - Nhiều chuyên gia nhận định, muốn tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước phải nhấn mạnh tính công khai, minh bạch, tuân thủ nguyên tắc thị trường.