Ba Tơ đi lên từ khởi nghĩa lịch sử 70 năm trước

VOV.VN - Trong cuộc trường chinh để rũ bỏ ngục tù và nghèo đói của vùng căn cứ cách mạng luôn thấp thoáng bóng dáng của những người du kích Ba Tơ.

70 năm trước, ngày 11/3/1945, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Lâm thời Quảng Ngãi, những chiến sĩ cách mạng ở Căng an trí Ba Tơ đã vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi. Sau khởi nghĩa, đội du kích Ba Tơ được thành lập, chọn vùng núi Cao Muôn làm căn cứ huấn luyện để tiến về đồng bằng trở thành nòng cốt của cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đội quân chân đất ấy cũng là tiền thân của lực lượng vũ trang liên khu 5 sau này. 

  1. Những đội viên du kích Ba Tơ (Ảnh tư liệu chụp lại từ Bảo tàng Ba Tơ)

Mới đây, Chính phủ đã công nhận 5 xã và thị trấn Ba Tơ là An toàn khu trong kháng chiến chống Pháp. Ba Tơ cũng là một trong số 2 huyện ở miền Nam được giải phóng sớm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 70 năm đã trôi qua nhưng tinh thần và ý chí từ cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vẫn còn vang vọng mãi.

Ông Phạm Hương, một trong 28 đội viên du kích Ba Tơ cũng là người trực tiếp đánh chiếm đồn Ba Tơ năm xưa, nay đã bước qua tuổi 96, là 1 trong số 2 đội viên du kích Ba Tơ còn sống. Người cựu binh già nhớ như in về những tháng ngày vượt qua khó khăn, nguy hiểm sát cánh cùng đồng đội làm nên cuộc khởi nghĩa long trời lở đất.   

Ông Phạm Hương, 96 tuổi, một trong số 2 đội viên du kích Ba Tơ

 

Ba Tơ từng là nơi rừng thiêng nước độc. Thực dân Pháp đã lập “căng an trí” để giam lỏng những người cộng sản, mượn khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng này để tiêu diệt ý chí đấu tranh của những “hạt giống đỏ” cách mạng sau khi đã mãn hạn tù từ các nhà lao khét tiếng trong nước. Nhưng mưu đồ đó của thực dân Pháp đã vô tình “kết nối” ý chí của những người cộng sản ngay tại chốn rừng thiêng này.

Ông Phạm Hương nhớ lại, nếu không có cuộc “hội ngộ” của những người tù Cộng sản thì sẽ không có thắng lợi của khởi nghĩa Ba Tơ. “Đảng ta đã có bước chuẩn bị lực lượng chủ động tiến công. Thứ hai là biết chọn thời cơ khởi nghĩa. Thứ 3 là muốn làm cách mạng muốn giải phóng dân tộc thì phải có lực lượng quần chúng thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ”, ông Hương nhấn mạnh.

Già làng Phạm Đức Trinh ở xã Ba Chùa, huyện Ba Tơ và phóng viên VOV
Sau khi khởi nghĩa thành công, Đội du kích Ba Tơ ngược dòng sông Liêng hướng về núi Cao Muôn để xây dựng căn cứ cách mạng. Ngọn núi Cao Muôn nay vẫn sừng sững, hiên ngang, chất chứa bao câu chuyện về đội quân du kích Ba Tơ huyền thoại. Thời gian chẳng thể phai mờ cái đêm Ba Tơ xóa tan gông cùm nô lệ.
Già làng Phạm Đức Trinh nay đã qua tuổi 92 chẳng thể nào quên những ngày khốn khó nơi rừng núi Ba Tơ. Chỉ qua một đêm, cuộc sống người dân đã thay đổi, lương thực từ các kho chứa của thực dân Pháp được phân phát đến từng người, ai cũng hào hứng đi theo cách mạng. Để có được những thành quả đó, theo già làng Phạm Đức Trinh là nhờ có sự đoàn kết của đồng bào Kinh -Thượng.

Ba Tơ là huyện đi đầu trong công cuộc đổi mới và thành quả ấy giúp cho cái bụng của đồng bào Hrê được no, được đắp cái chăn ấm, đi trên những con đường bê tông phẳng lì. Và hơn hết, Ba Tơ được biết đến với màu xanh ngút mắt của núi rừng. Cái màu xanh của sự ấm áp đủ đầy trong mỗi nếp nhà sàn nói lên rằng, Ba Tơ đã biết tựa vào quá khứ để làm bệ phóng cho hôm nay. Đúng như lời bộc bạch chân thành của anh Phạm Văn Lang, ở thôn Bến Buông, xã Ba Thành: “Những năm gần đây, bà con tự phát rừng rẫy của mình, trồng keo, cải tạo vườn rừng nuôi heo, nuôi trâu truyền thống. Bà con chúng tôi quyết tâm phấn đấu xóa đói giảm nghèo”.

Bây giờ, vùng căn cứ cách mạng năm xưa đã xác định được cây trồng chủ lực. Trong 39.000ha mà đồng bào Hrê được cấp sổ đỏ thì đã có 36.000ha được phủ keo lai. Bình quân mỗi hécta keo lai cho thu nhập 150 triệu đồng. Kể từ khi cây keo lai có mặt tại Ba Tơ, hàng trăm ngôi nhà khang trang đã dần thay cho những ngôi nhà sàn ọp ẹp của người Hrê. Hai vạn con trâu ở Ba Tơ hiện nay đã thành hai vạn “cỗ máy” hái ra tiền.

Bia lưu niệm nơi thành lập đội du kích Ba Tơ
Ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho rằng: “Chúng tôi đã có một đề án về xây dựng nông thôn mới, xây dựng Vùng An toàn khu, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, quan trọng là tái cơ cấu nền nông nghiệp cho phù hợp với giai đoạn hiện tại”.

Bên ché rượu cần ngất ngây, lắng trong những điệu hát TaLeeu, KaChoi, tiếng đàn Broc quyến rũ, đồng bào Hrê kể cho nhau nghe những huyền thoại về một đội quân chân đất oai hùng, về những tháng ngày gian lao mà anh dũng. 70 năm Khởi nghĩa Ba Tơ, từ huyện miền núi gần như “trắng các chỉ tiêu” đến huyện trù phú bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi là bước đi dài. Trong cuộc trường chinh để rũ bỏ ngục tù và nghèo đói ấy luôn thấp thoáng bóng dáng của những người du kích Ba Tơ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buôn Ma Thuột cất cánh từ khói lửa
Buôn Ma Thuột cất cánh từ khói lửa

VOV.VN - 40 năm sau khói lửa chiến tranh, Buôn Ma Thuột đã thành đô thị loại 1, là một trong 10 thành phố xanh nhất cả nước

Buôn Ma Thuột cất cánh từ khói lửa

Buôn Ma Thuột cất cánh từ khói lửa

VOV.VN - 40 năm sau khói lửa chiến tranh, Buôn Ma Thuột đã thành đô thị loại 1, là một trong 10 thành phố xanh nhất cả nước

Triển lãm chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng”
Triển lãm chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng”

VOV.VN -Triển lãm, giới thiệu hơn 150 ảnh tư liệu, hiện vật chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng” được tổ chức tại TP Đà Nẵng.

Triển lãm chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng”

Triển lãm chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng”

VOV.VN -Triển lãm, giới thiệu hơn 150 ảnh tư liệu, hiện vật chuyên đề “50 năm Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng” được tổ chức tại TP Đà Nẵng.

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử
Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

VOV.VN -Buôn Ma Thuột hôm nay là sức hút của một đô thị đang chuyển mình mạnh mẽ để vươn lên trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

Buôn Ma Thuột - Đường xuân lịch sử

VOV.VN -Buôn Ma Thuột hôm nay là sức hút của một đô thị đang chuyển mình mạnh mẽ để vươn lên trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc
40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.