Bên tượng đài Mẹ Suốt giữa những ngày tháng 7

VOV.VN - Bảo Ninh đang giàu lên nhờ biển. Bên cửa biển Nhật Lệ có một người mẹ anh hùng mà hàng triệu, triệu người Việt Nam biết tới.

Thắp một nén nhanh cho mẹ dưới chân tượng đài bên dòng sông Nhật Lệ, tôi phóng tầm mắt về phía Bảo Ninh. Bất giác, tôi lại nhớ đến bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng, nơi có tượng Phật bà quan âm, một điểm nhấn của du khách mỗi khi đến với thành phố miền Trung tuyệt đẹp này…/.  Trở lại quê hương Mẹ Suốt những ngày tháng 7 này, tôi thật sự ngỡ ngàng. Không còn cách trở đò ngang, Bảo Ninh nối với trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) bằng cây cầu dài chừng 600m, vắt qua sông Nhật Lệ. Những ngôi nhà nhỏ lúp xúp giữa mênh mông cát trắng ngày nào giờ đã thay thế bằng những dãy nhà mới khang trang. Bán đảo Bảo Ninh giờ là một khu du lịch nghỉ dưỡng vào loại đẹp nhất khu vực bắc miền Trung. Tượng đài Mẹ Suốt cũng đã được xây dựng, đặt trang trọng trong công viên bên bờ Nhật Lệ. Thế nhưng, du khách vẫn thoáng buồn khi hỏi đường vào nhà Mẹ Suốt, xin thắp cho Mẹ một nén hương mà không nhận được câu trả lời…

Tượng đài Mẹ Suốt bên dòng sông Nhật Lệ

13 năm trước, đến Quảng Bình dự lễ khởi công đường Hồ Chí Minh, nơi đầu tiên tôi ghé thăm ở mảnh đất đầy nắng gió này là quê hương Mẹ Suốt. Bảo Ninh quê mẹ khi đó là một làng chài nghèo, nép mình bên dòng Nhật Lệ. Một ngày ở lại xã đảo, tôi đã chứng kiến niềm hạnh phúc vô bờ của người dân Bảo Ninh, khi lần đầu tiên có một... con đường. Bởi khi đó, người dân Bảo Ninh từ những cụ già cho đến con trẻ, ai cũng thấm thía cái sự nhọc nhằn khi phải sống chung với cát. Nhìn con đường hơn 10km mới hoàn thành nối Bảo Ninh với Võ Ninh, một ngư dân ở đây đã nói với tôi rằng “Đời anh lênh đênh trên biển đã nhiều, khi lên bờ thì cứ “hai bước tiến, một bước lùi" trên cát. Bàn chân to bè, đi đâu cũng ngượng.

Có con đường, đó cũng là lúc mà vùng quê nghèo này chứng kiến sự xuất hiện đầu tiên của những chiếc xe đạp, xe máy. Chủ tịch xã Bảo Ninh khi đó, ông Trương Quang Giàu hớn hở khoe, xã có 540 hộ thì đã có 17 hộ mua được xe máy, 6 hộ có xe công nông. Người dân Bảo Ninh chủ yếu sống nhờ vào biển cả. Nhưng đa phần còn rất khó khăn.

Chúng tôi ở lại Bảo Ninh một ngày, đi từ đầu xã đến cuối xã để cảm nhận không khí phấn chấn của miền quê này. Và, cũng như nhiều khách phương xa, chúng tôi muốn được ghé thăm gia đình Mẹ Suốt, thắp nén hương cho người mẹ anh hùng bên bến đò Nhật Lệ năm xưa. Một mong muốn giản dị vậy thôi nhưng suýt nữa đã không thực hiện được. Bởi theo anh cán bộ Tỉnh Đoàn đi cùng, đây là nhà riêng của con cái Mẹ, họ đồng ý thì mới vào, còn không thì thôi. Anh bảo: “Mình cứ dắt đoàn vào. Họ không đồng ý thì các anh chị cũng vui vẻ nhé…”. Rất may, một người cháu của Mẹ có nhà đã vui vẻ mời đoàn vào thăm.

Bia tưởng niệm Mẹ Suốt tại xã Bảo Ninh

Thời gian thấm thoát qua đi. Về Bảo Ninh trong tháng 7 này, xe bon bon chạy qua cầu Nhật Lệ, ai cũng cố nhoài người ra cửa để nhìn cho rõ Tượng đài mẹ Suốt. Thế nhưng, chỉ cách chừng 1km về phía chợ Đồng Hới, không phải ai cũng thấy được tượng đài của Mẹ. Tất cả lại nhao nhao “Sao tượng nhỏ thế nhỉ, lại lẫn vào mấy khóm dừa…”. Rồi Bảo Ninh hiện ra với những con đường rộng dài thẳng tắp, những dãy nhà hai ba tầng khang trang, cả những biệt thự kiểu cách hiện đại.

Bảo Ninh đó ư! Tôi như không tin vào mắt mình khi những hình ảnh ngày xưa cứ tràn ngập trong tâm trí. Mừng biết bao, quê hương của Mẹ Suốt giờ đã thay da đổi thịt. Cô hướng dẫn viên của đoàn tên Lê Na, người Quảng Bình hào hứng khoe với khách: “Về Bảo Ninh, cô bác, anh chị muốn nghỉ đâu cũng được, 4 resort cao cấp, trong đó khu Sun Spa nổi tiếng thì chắc ai cũng biết, hàng chục khách sạn lớn nhỏ. Bãi biển Bảo Ninh đẹp đẽ và thơ mộng”. Giọng Quảng Bình nhỏ nhẹ, cô hỏi: “Đấy, mọi người có thấy Bảo Ninh đẹp không? Có muốn ở lại đây không? ”. Tất cả đều cười vui trước câu đùa dễ thương đó. Nhưng đến khi mọi người có nguyện vọng muốn được đến thăm gia đình mẹ Suốt, thì Lê Na lại thoáng chút bối rối: “Dạ, nhiều khách du lịch cũng muốn như vậy nhưng chắc không được đâu. Đó là nhà riêng, không phải là địa chỉ dành cho khách tham quan…”  

4 ngày ở lại Bảo Ninh, tôi đạp xe rong ruổi khắp nơi trong xã. Tất cả đã đổi khác. Con đường cũ nay đã mở rộng khoảng 60m với 4 làn xe. Này là đường ra biển, này là đường ra sông, chỗ nào cũng được rải nhựa và lát bê- tông phẳng lì. Những cơ sở, dịch vụ nghề cá bề thế, khang trang. Dấu ấn của làng cát năm xưa chỉ còn lại trong bóng dáng xanh gầy của rừng phi lao, những nghĩa trang thấp thoáng trong đồi cát…

Hỏi thăm mãi, cuối cùng cũng tìm được địa chỉ gia đình mẹ Suốt. May mắn quá, gặp một người cháu họ của Mẹ. Nhưng cậu bé đã vội vàng trả lời : “Cô vào làm gì, giờ này mọi người đi vắng hết cả rồi. Không có ai ở nhà đâu”. Hàng xóm kể rằng, người con trai của Mẹ Suốt đã mất năm 2009. Hai người con gái đang sống bên Đồng Hới, trong đó 1 người đang bán hàng ở chợ Đồng Hới, ngay cạnh tượng đài của Mẹ.  

Khu nghỉ dưỡng Sun spa resort

Tôi tìm đường đến trụ sở UBND xã, sát dòng sông Nhật Lệ, trước cổng chính là tấm bia tưởng niệm mẹ Suốt. Đây cũng chính là bến đò năm xưa người anh hùng Nguyễn Thị Suốt đã bất chấp bom đạn, máy bay Mỹ chèo thuyền chở bộ đội qua sông trong những năm 1964-1967. Chính trên dòng sông này, người mẹ anh hùng đã hy sinh khi tuổi đời đã ngoài 60. Bên kia sông, đối diện bến đò là Tượng đài Mẹ Suốt xa xa.

Ông Chủ tịch xã Nguyễn Ngọc Hiếu chắc cũng đã bước qua tuổi 45, có dáng dấp của một công chức thành phố hơn là cán bộ xã miền biển. Mang câu chuyện cũ kể lại về con đường năm xưa, ông chủ tịch cười và bảo: “Giờ thì Bảo Ninh đã khác nhiều rồi. Bảo Ninh có 9000 dân mà chỉ còn 1,2% hộ nghèo. Dù 60% dân số vẫn làm nghề biển nhưng không ít cơ sở dịch vụ nghề cá có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Bảo Ninh đang sở hữu một bãi biển lý tưởng, mỗi năm đón hàng ngàn du khách. Bảo Ninh đã đạt 17/19 tiêu chí xã nông thôn mới. Sau cầu Nhật Lệ 1, cầu Nhật Lệ 2 cũng đang được thi công với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Chính quyền tỉnh Quảng Bình và thành phố Đồng Hới muốn biến Bảo Ninh thành một khu du lịch biển như bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng, để dòng sông Nhật Lệ đêm về cũng tỏa sáng, cũng lung linh như dòng sông Hàn thơ mộng của thủ phủ miền Trung…

Không mừng sao được khi đất Bảo Ninh anh hùng với những con người mà tinh thần, khí phách đã tạc vào lịch sử, vào thơ ca, vào tâm khảm của biết bao thế hệ người Việt Nam; mảnh đất nghèo khó nơi “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” ấy giờ đang từng bước lột xác thành một khu du lịch biển với nhiều khu resor, khách sạn, nhà hàng, bãi tắm trong xanh. Nhưng cũng như hàng ngàn du khách đến với Đồng Hới mỗi ngày, mang chút băn khoăn hỏi ông chủ tịch xã rằng: “Đến Bảo Ninh, ngoài tắm biển thì du khách còn có thể đi tham quan đâu, mua được gì làm quà, có gì để nhớ về mảnh đất này?” Thoáng một chút trầm ngâm, Chủ tịch xã Nguyễn Ngọc Hiếu nói: “Chúng tôi cũng mong muốn phát huy các di tích lịch sử văn hóa, nhất là Khu di tích Tượng đài và bến đò Mẹ Suốt. Chúng tôi muốn tượng đài Mẹ Suốt có quy mô lớn hơn, thật sự là biểu tượng anh hùng cách mạng và sẽ được xây dựng ở ngay chính mảnh đất Bảo Ninh này để du khách có thể ngắm nhìn từ đầu cầu Nhật Lệ….”

Thật đáng trân trọng khi ông Chủ tịch xã biết nói lên điều mơ ước, mà có lẽ là của rất nhiều người. Bởi Mẹ Suốt đâu chỉ là người mẹ anh hùng của Bảo Ninh, của Quảng Bình. Đất nước mấy mươi năm đằng đẵng chiến tranh, biết bao bà Mẹ đã khóc thầm tiễn chồng con ra trận, bao bà mẹ đã bất chấp súng gươm của kẻ thù, giữ một lòng kiên trung với cách mạng. Nhưng cái tư thế tay cầm chèo, đầu ngẩng cao, mái tóc tung trắng bến bờ Nhật Lệ của Mẹ Suốt trong những năm chiến tranh, sẽ mãi mãi là hình tượng kiêu hãnh nhất, khí phách nhất của phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ mảnh dẻ mà kiên cường, biết đội bom mà tiến, vạch bom đạn mà đi, giữ an toàn tuyệt đối cho những chuyến đò đưa bộ đội sang sông nửa thế kỷ trước đâu còn khuôn lại trong cái vỏ ngôn từ chật hẹp của một bài thơ, mà đã sống trong lòng muôn triệu người dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Quê hương Mẹ Suốt đang giàu lên, đẹp lên nhờ có biển. Nhưng cũng ở cửa biển Nhật Lệ này (cửa biển đẹp nhất trong 5 cửa biển ở Quảng Bình), còn có một người mẹ anh hùng mà hàng triệu, triệu người Việt Nam biết tới. Về với Đồng Hới, về với Bảo Ninh, họ mong muốn được nhìn thấy tận mắt căn nhà của mẹ, những vật dụng bình dị đã gắn bó với mẹ, muốn thấy một biểu tượng sừng sững hơn trên chính quê hương của mẹ như mong ước của ông Chủ tịch xã…Âu đó cũng là mong muốn chính đáng. Thế nhưng, dường như khái niệm “làm giàu từ văn hóa, làm giàu từ truyền thống” vẫn chưa thấy hiện diện nơi đây. Trên bản đồ du lịch Quảng Bình, một chấm đỏ mang tên Mẹ Suốt vẫn còn quá mờ nhạt.

Thắp một nén nhang cho mẹ dưới chân tượng đài bên dòng sông Nhật Lệ, tôi phóng tầm mắt về phía Bảo Ninh. Bất giác, tôi lại nhớ đến bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng, nơi có tượng Phật bà quan âm, một điểm nhấn của du khách mỗi khi đến với thành phố miền Trung tuyệt đẹp này ./.     

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM: Nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ
TP HCM: Nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ

VOV.VN - Nhiều hoạt động phụng dưỡng, chăm lo cho người có công đã được Thành đoàn triển khai nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

TP HCM: Nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ

TP HCM: Nhiều hoạt động kỉ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ

VOV.VN - Nhiều hoạt động phụng dưỡng, chăm lo cho người có công đã được Thành đoàn triển khai nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh, liệt sỹ
Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh, liệt sỹ

VOV.VN - Các đoàn đến dân hương tưởng niệm tại các nghĩa trang; thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách...

Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh, liệt sỹ

Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh, liệt sỹ

VOV.VN - Các đoàn đến dân hương tưởng niệm tại các nghĩa trang; thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách...

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh -Liệt sĩ
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh -Liệt sĩ

(VOV) -Năm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc hỗ trợ người có công giải quyết về nhà ở.

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh -Liệt sĩ

Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh -Liệt sĩ

(VOV) -Năm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc hỗ trợ người có công giải quyết về nhà ở.

Thanh tra Chính phủ gặp mặt gia đình thương binh, liệt sỹ
Thanh tra Chính phủ gặp mặt gia đình thương binh, liệt sỹ

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ có gần 30 người là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ.

Thanh tra Chính phủ gặp mặt gia đình thương binh, liệt sỹ

Thanh tra Chính phủ gặp mặt gia đình thương binh, liệt sỹ

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ có gần 30 người là thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ.

Học sinh trung học thăm, tặng quà các thương binh nặng
Học sinh trung học thăm, tặng quà các thương binh nặng

(VOV) -Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của học sinh trường THPT Hà Nội- Amsterdam

Học sinh trung học thăm, tặng quà các thương binh nặng

Học sinh trung học thăm, tặng quà các thương binh nặng

(VOV) -Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của học sinh trường THPT Hà Nội- Amsterdam