Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho chức sắc tôn giáo

(VOV) -Các đại biểu đã được cung cấp những nội dung của nhiệm vụ xây dựng gắn với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

Từ ngày 24 – 26/4, tại TP HCM, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho gần 60 chức sắc các tôn giáo là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII (các tỉnh, thành phố phía Nam); đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP HCM và đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ 11 tỉnh, thành phố phía Nam.

Với 6 chuyên đề chính, các đại biểu đã được cung cấp những thông tin và truyền đạt những nội dung cơ bản của nhiệm vụ xây dựng gắn với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Trên tinh thần đó, các đại biểu đã nghiên cứu các chuyên đề về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; phòng, chống âm mưu thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

Trao chứng nhận cho các đại biểu sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng

Các đại biểu cũng nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về chiến lược quốc phòng- an ninh của đất nước; một số nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Đất đai, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên.

Trên cơ sở đó tạo nên sự thống nhất cao trong thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức tôn giáo về công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

TS. Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh Trung ương cho biết, những năm qua công tác giáo dục quốc phòng- an ninh đã được triển khai, thực hiện toàn diện trên phạm vi cả nước. Đối tượng áp dụng rộng rãi từ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể ở Trung ương, đến cấp uỷ, chính quyền các cấp, các vị chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo và học sinh, sinh viên ở các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường của các tôn giáo và đã đạt được những kết quả thiết thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công an tăng cường phối hợp trong công tác tôn giáo
Bộ Công an tăng cường phối hợp trong công tác tôn giáo

(VOV)- Ngày 1/3, tại Hà Nội, Bộ Công an có buổi gặp mặt các cơ quan cùng phối hợp làm công tác tôn giáo nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ.

Bộ Công an tăng cường phối hợp trong công tác tôn giáo

Bộ Công an tăng cường phối hợp trong công tác tôn giáo

(VOV)- Ngày 1/3, tại Hà Nội, Bộ Công an có buổi gặp mặt các cơ quan cùng phối hợp làm công tác tôn giáo nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ.

Triển khai tuyên truyền trong đồng bào dân tộc, tôn giáo
Triển khai tuyên truyền trong đồng bào dân tộc, tôn giáo

(VOV)-Năm nay, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ tổ chức 16 cuộc tuyên truyền và các tỉnh, ĐBSCL sẽ tổ chức 39 cuộc tuyên truyền tại các địa phương.

Triển khai tuyên truyền trong đồng bào dân tộc, tôn giáo

Triển khai tuyên truyền trong đồng bào dân tộc, tôn giáo

(VOV)-Năm nay, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ sẽ tổ chức 16 cuộc tuyên truyền và các tỉnh, ĐBSCL sẽ tổ chức 39 cuộc tuyên truyền tại các địa phương.

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi
Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - “Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”.

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - “Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”.