Cần giảm mức phí “sang tên đổi chủ”

(VOV) -Một trong những lý do khiến các chủ phương tiện đến làm thủ tục sang tên đổi chủ chưa nhiều là mức phí chuyển nhượng còn quá cao.

Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, sau 10 ngày Nghị định 71 có hiệu lực, Phòng Cảnh sát giao thông đã tiếp nhận hơn 600 trường hợp đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện.

Tuy nhiên, một trong những lý do khiến các chủ phương tiện đến làm thủ tục sang tên đổi chủ chưa nhiều là mức phí chuyển nhượng còn quá cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các cửa hàng kinh doanh ô tô, xe máy cũ và mới đều đang rơi vào tình trạng vắng người mua.

Ông Trần Thanh Long ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm cho rằng, quy định nâng mức phạt như trong Nghị định 71 là chủ trương đúng, nhằm quản lý phương tiện chặt chẽ hơn. Nhưng những vấn đề đặt ra với những người đang sử dụng xe cũ là rất khó gặp được chủ cũ vì nhiều lý do khách quan… Thêm nữa, nếu tìm được chủ xe thì phí đăng ký chuyển quyền như hiện nay là quá cao. Đây là vấn đề mà các ngành chức năng cần quan tâm.

Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm giao thông (Ảnh: TTO)

Dạo quanh những cửa hàng kinh doanh xe máy cũ ở thành phố Hà Nội, như Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy), dễ dàng nhận thấy tình trạng ế ẩm. Lượng xe cũ bày bán thì nhiều, nhưng khách mua thì thưa thớt. Để bán được xe máy cũ, không có cách nào khác là giảm giá, có xe giảm tới một nửa nhưng vẫn không có người hỏi mua.

Anh Đào Minh Khoa, chủ cửa hàng kinh doanh xe máy cũ ở số 32- phố Chùa Hà, Cầu Giấy cho rằng, trước đây xe máy cũ bán khá chạy vì giá chỉ từ từ 3 đến 7 triệu đồng, người mua chủ yếu là sinh viên và người lao động. Thế nhưng khoảng nửa tháng qua, số lượng người mua giảm đáng kể.

Anh Đào Minh Khoa nói: “Trước kia khi chưa có Nghị định 71, khi người dân đến mua, tôi chỉ bỏ giấy của cửa hàng ra viết cho người mua giấy mua bán, cam kết không có tranh chấp pháp luật. Giấy mua bán được ký giữa chủ cửa hàng và người mua là xong. Còn những xe nhiều tiền, khoảng 100 triệu, người mua mới cần công chứng”.

Không chỉ với xe máy, mà các cửa hàng kinh doanh ô tô cũ cũng trong tình trạng tương tự. Tại phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên thời điểm này, hầu hết các loại xe cũ đều không có người hỏi mua.

Anh Lê Minh Tuấn, chủ cửa hàng mua bán ô tô Việt Tuấn, 96 Nguyễn Văn Cừ cho biết, cửa hàng của anh có khoảng hơn 20 chiếc ô tô nhiều ngày nay không bán được, mặc dù xe đều có giấy tờ, hồ sơ đăng ký đầy đủ. Anh Tuấn cho biết thêm, mấy ngày nay, nhiều người mua xe cũ từ trước đều quay lại hỏi thủ tục, tìm chủ cũ của chiếc xe đã mua để sang tên chính chủ.

Tuy nhiên, đáp ứng được yêu cầu này của khách hàng cũng không dễ, bởi chủ xe cư trú ở nhiều nơi và luôn có lý do là “bận”. Với tình trạng thế nay, anh Tuấn cho rằng kinh doanh ô tô cũ sẽ còn ế ẩm, nguy cơ thua lỗ là chắc chắn.

“Sau khi Thông tư 71 Chính phủ ra đời, các doanh nghiệp buôn xe gặp rất nhiều khó khăn vì tâm lý người tiêu dùng. Người ta sợ việc sử dụng xe không chính chủ; hoặc đợi chờ xuống thuế 1%, thì lập tức các doanh nghiệp vừa và nhỏ không lưu chuyển được đồng vốn. Với lượng xe tồn trong cửa hàng như vậy, khi một tháng qua đi là riêng tiền lãi và tiền cửa hàng, nhân viên mà mình phải trả là mấy trăm triệu, nên tính tháng này chắc chắn là lỗ”, anh Tuấn nói.

Việc xử phạt đối với hành vi không chuyển quyền sở hữu ô tô, xe máy theo quy định Nghị định 71 là đúng pháp luật, vì khi đã có giao dịch thì phải chuyển quyền sở hữu theo quy định và lực lượng cảnh sát giao thông sẽ xử phạt về hành vi không chuyển quyền sở hữu.

Việc Nghị định 71 nâng mức xử phạt đối với hành vi này không phải để phạt nặng người đi xe không chính chủ, mà xử phạt về việc không chuyển quyền sở hữu sau 30 ngày mua bán theo quy định.

Tuy nhiên, việc đăng ký chuyển quyền sở hữu phương tiện còn có nhiều vấn đề bất cập, gây khó khăn cho người dân như việc người mua xe đã qua tay nhiều lần, khó tìm được chủ cũ, gây khó khăn cho việc kinh doanh mua bán xe cũ.

Rõ ràng, điều mà người dân còn băn khoăn là mức phí chuyển quyền sở hữu còn cao ở một số thành phố lớn. Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét giám mức phí đăng ký, cải cách các giấy tờ thủ tục theo hướng tạo thuận lợi cho người đăng ký, sang tên, đổi chủ.

Được biết, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã thống nhất sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp để nhanh chóng đưa việc quản lý phương tiện vào khuôn khổ. Trong đó, sẽ giảm mức phí đăng ký, cải cách các giấy tờ thủ tục. Trong điều kiện hiện nay, giải pháp này sẽ góp phần nhanh chóng đưa việc quản lý phương tiện vào quy củ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghị định 71: Chỉ xử phạt trường hợp sang nhượng quá 30 ngày
Nghị định 71: Chỉ xử phạt trường hợp sang nhượng quá 30 ngày

Phóng viên VOV phỏng vấn Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội

Nghị định 71: Chỉ xử phạt trường hợp sang nhượng quá 30 ngày

Nghị định 71: Chỉ xử phạt trường hợp sang nhượng quá 30 ngày

Phóng viên VOV phỏng vấn Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội

Nghị định 71: Cần thời gian để đi vào cuộc sống
Nghị định 71: Cần thời gian để đi vào cuộc sống

Chiều 2/11, Tổng cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an đã họp báo để giải thích rõ thêm về thực hiện Nghị định 71

Nghị định 71: Cần thời gian để đi vào cuộc sống

Nghị định 71: Cần thời gian để đi vào cuộc sống

Chiều 2/11, Tổng cục cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an đã họp báo để giải thích rõ thêm về thực hiện Nghị định 71

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71
Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

(VOV) -Theo Nghị định 71 sửa đổi, các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông sẽ tăng mức phạt cao gấp 2,5 lần so với hiện tại.

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71

(VOV) -Theo Nghị định 71 sửa đổi, các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông sẽ tăng mức phạt cao gấp 2,5 lần so với hiện tại.