Cần ngăn chặn tình trạng tảo hôn ngay từ thôn, bản

VOV.VN - Việc thiếu kiểm tra, đánh giá để sớm phát hiện, ngăn chặn vấn đề chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại một số địa phương vẫn còn, đồng thời chưa kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm, dẫn đến tình trạng tảo hôn còn xảy ra.

Nhiều năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền ở Sơn La đã tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Cơ bản người dân đã chấp hành tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, kết hôn đúng và đủ tuổi. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm tra, đánh giá để sớm phát hiện, ngăn chặn vấn đề này tại một số địa phương vẫn còn, đồng thời chưa kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm, dẫn đến tình trạng tảo hôn còn xảy ra.

Trường THCS Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La thời điểm từ sau Tết nguyên đán nhiều học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 lấy vợ và lấy chồng. Học sinh nữ sau khi lấy chồng thường bỏ học do xấu hổ hoặc ở nhà làm nương rẫy, còn các em nam vẫn theo học.

Giàng A Gô, Giàng A Chá và Giàng A Chu chia sẻ: "Em tên là Giàng A Gô, năm nay em 17 tuổi, em học lớp 9B, em lấy vợ năm 16 tuổi. Bây giờ em vẫn đi học còn vợ em thì nghỉ học ở nhà. Trong lớp em cũng có 6-7 bạn lấy vợ rồi. Em tên là Giàng A Chá, em sinh năm 2006 và vừa lấy vợ, vợ em cũng 16 tuổi, ở nhà phụ công việc nhà và đi làm nương. Bố mẹ cũng bảo em là việc nhà nhiều nên em học hết lớp 9 sẽ nghỉ học để phụ gia đình. Em là Giàng A Chu, năm nay 16 tuổi, em vừa lấy vợ đầu năm nay nhưng chưa đăng ký kết hôn, nếu đi đăng ký sẽ bị phạt vì theo Luật thì nam 20 tuổi còn nữ 18 tuổi, đây mình còn chưa đủ 18 tuổi đã lấy vợ rồi. Em lấy vợ sớm vì do công việc của gia đình, mình không lấy vợ sẽ không có ai phụ giúp bố mẹ".

Thầy giáo Lương Văn Huyến, Hiệu trưởng Trường THCS Lóng Luông huyện Vân Hồ cho biết, những học sinh như Giàng A Gô, Giàng A Chá và Giàng A Chu khi lấy vợ sớm không phải không biết là vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. Các em vẫn biết nam 20 tuổi và nữ 18 tuổi mới được kết hôn, song do phong tục, bố mẹ bắt lấy để có người làm việc; tâm lý các bạn lấy vợ, mình cũng lấy.

"Về phía nhà trường trong những năm vừa qua cũng phối hợp với các bản, xã đều tuyên truyền, đề cập đến việc không tảo hôn, không bỏ học sớm để lấy vợ, lấy chồng. Trường cũng đã kết hợp với Ban Dân tộc tỉnh xuống tận bản tuyên truyền, tổ chức các buổi ngoại khóa về phòng chống tảo hôn. Đây là vấn đề rất nóng hổi, nếu giảm được sẽ duy trì được sỹ số học sinh. Tuy nhiên việc lấy vợ, lấy chồng sớm cũng đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân cũng hy vọng là mưa dần thấm lâu, hủ tục này dần mai một chứ cũng không thể áp dụng ngay chính sách nào đó hoặc đưa chế tài vào mà bà con thực hiện được ngay", thầy Lương Văn Huyến cho hay.

Chỉ riêng ở bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, trong tháng 2 và tháng 3 đã có 13 cặp tảo hôn trong độ tuổi từ 14-16. Theo Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tà Dê Giàng A Trồng thì bản cũng nắm trước được việc này, nhưng không ngăn chặn được dù đã có những quy định của pháp luật, hương ước của bản, của xã. Anh Giàng A Trồng mong muốn, để ngăn chặn được việc này, rất mong chính quyền các cấp xử lý nghiêm khắc các gia đình vi phạm. 

"Về tảo hôn thì ở bản này năm nào cũng xảy ra. Các dòng họ cũng đã tuyên truyền đến con cháu là không cho lấy vợ, lấy chồng sớm nhưng vấn đề này thật khó, người Mông mình đã bao nhiêu đời nay rồi, giờ cũng chưa chấm dứt được. Là Trưởng bản mình cũng tuyên truyền tới đồng bào là chấm dứt việc này, nhưng cứ sau tết lại có nhiều cặp vợ chồng chưa đủ tuổi lấy nhau", Trưởng bản Tà Dê Giàng A Trồng nói.

Huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh đang học trong các trường nội trú, trường bán trú, trường THPT trên địa bàn, coi giáo dục là mấu chốt trong việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn ở huyện vùng cao này. Tuy nhiên để hạn chế và tiến tới loại bỏ tình trạng này thì sự vào cuộc của các ngành, các cấp là rất cần thiết, đặc biệt, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn kịp thời từ thôn, bản là yếu tố then chốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo
Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

Tình trạng tảo hôn ở Kon Tum và vòng luẩn quẩn của đói nghèo

VOV.VN -Những cặp vợ chồng lấy nhau ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” dù là tình yêu tự nguyện hay gả ép hầu hết đều có kết cục không mấy sáng sủa

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?
Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

VOV.VN - Câu chuyện về những bà mẹ ở tuổi 15, 16 không phải là mới nhưng ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có hồi kết. Dù biết rằng, “lời ru buồn” của những bà mẹ trẻ đã và đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo.

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

VOV.VN - Câu chuyện về những bà mẹ ở tuổi 15, 16 không phải là mới nhưng ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có hồi kết. Dù biết rằng, “lời ru buồn” của những bà mẹ trẻ đã và đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo.

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN -Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn là hủ tục của không ít buôn làng ở tỉnh Lâm Đồng.

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Chung tay xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV.VN -Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn là hủ tục của không ít buôn làng ở tỉnh Lâm Đồng.

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên
Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

VOV.VN - Điện Biên là một trong những tỉnh đứng đầu về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, năm 2017, có đến hơn 3.000 trường hợp tảo hôn.

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại Điện Biên

VOV.VN - Điện Biên là một trong những tỉnh đứng đầu về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, năm 2017, có đến hơn 3.000 trường hợp tảo hôn.