Chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(VOV) -UBND nhiều địa phương chưa nhận thức đúng sự cần thiết, thiếu quyết tâm và chưa thực sự vào cuộc.

Sáng 22/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2013 và Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Qua 1 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đến nay có 45 tỉnh, thành phố hoàn thành việc rà soát, thống kê tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số lượng tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận còn nhiều, trong đó, nhiều nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Khánh Hòa… Số lượng tồn đọng có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp do vi phạm Luật đất đai ở các địa phương.

Nhiều địa phương tạm ngừng cấp giấy chứng nhận do chờ triển khai dồn điền đổi thửa (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, sau khi rà soát, kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu của nhiều địa phương thấp hơn số đã báo cáo trước đây. Điển hình như tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lào Cai…

Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: UBND nhiều địa phương chưa nhận thức đúng sự cần thiết, thiếu quyết tâm và chưa thực sự vào cuộc. Không kiểm tra, giám sát giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến chậm cấp giấy chứng nhận ở các địa phương.

Nhận thức về pháp luật đất đai, các quy định về cấp giấy chứng nhận của cán bộ các cấp ở nhiều nơi còn hạn chế, thực hiện còn lúng túng, kéo dài, không đúng quy định. Nhiều địa phương tạm ngừng cấp giấy chứng nhận do chờ triển khai dồn điền đổi thửa gắn với chương trình nông thôn mới.

Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, UBND các cấp phải xác định việc Cấp giấy chứng nhận là nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận cho từng huyện, từng xã; ban hành quy định giải quyết các vướng mắc, tồn tại và đẩy mạnh cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận ở địa phương; chủ động để người sử dụng đất kê khai, đăng ký, gắn đo đạc, lập bản đồ địa chính với cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc về đất đai
Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc về đất đai

(VOV) -Trong năm 2012, tập trung rà soát, có phương án giải quyết cơ bản 528 vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc về đất đai

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc về đất đai

(VOV) -Trong năm 2012, tập trung rà soát, có phương án giải quyết cơ bản 528 vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai

(VOV) -VOV online xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai

(VOV) -VOV online xin giới thiệu toàn văn Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII.

Xử lý vấn đề đất đai phải công khai, minh bạch
Xử lý vấn đề đất đai phải công khai, minh bạch

(VOV) -Tuân thủ các quy định pháp luật, công khai, minh bạch là yếu tố then chốt tạo lòng tin nơi nhân dân.

Xử lý vấn đề đất đai phải công khai, minh bạch

Xử lý vấn đề đất đai phải công khai, minh bạch

(VOV) -Tuân thủ các quy định pháp luật, công khai, minh bạch là yếu tố then chốt tạo lòng tin nơi nhân dân.