Chủ tịch TP Hà Nội đặt mục tiêu năm 2035 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

VOV.VN - Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, mới đây, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã có tờ trình về Đề án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô. Trong đó xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội vào năm 2035.

Đề án thống nhất xác định vai trò của đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố Hà Nội. Phát triển hệ thống đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của thành phố trong thời gian tới.

Phát triển đường sắt gắn kết với phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo động lực phát triển liên kết vùng Thủ đô.

Đề án cũng đặt các mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội triển khai tổ chức thi công xây dựng Tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2030. Hoàn thành xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách, đặc thù cho đường sắt đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng đồng loạt.

Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96/397km (chiếm 24%) các tuyến còn lại. Đồng thời, triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư và triển khai thi công xây dựng các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2035. 

Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: "Việc triển khai hệ thống đường sắt đô thị đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứ hoàn thiện… trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu. Trong đó xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội vào năm 2035".

Trong quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “đầu tàu” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Loại hình này đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị hạt nhân và từ 15% - 25% ở đô thị vệ tinh. Muốn làm được điều đó, theo ông Đặng Huy Đông - Chủ tịch Viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, Hà Nội cần có những đột phá, nhất là về cơ chế chính sách trong xây dựng hệ thống đường sắt đô thị:

Băng: Trong kết luận số 49 cũng chỉ ra rằng sau 15 năm thực hiện kết luận 27 trước đây về phát triển ngành đường sắt, chúng ta không đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân là chưa huy động được nguồn lực, đặc biệt là thiếu chính sách đột phá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất hơn 35.000 tỷ đồng làm đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
Đề xuất hơn 35.000 tỷ đồng làm đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được đề xuất tăng quy mô đầu tư lên hơn 35.000 tỷ đồng, vận hành vào năm 2029.

Đề xuất hơn 35.000 tỷ đồng làm đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

Đề xuất hơn 35.000 tỷ đồng làm đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được đề xuất tăng quy mô đầu tư lên hơn 35.000 tỷ đồng, vận hành vào năm 2029.

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị
Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Sau 3 ngày tổ chức Hội thảo phát triển đường sắt đô thị do TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, lãnh đạo 2 thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo để phát triển đường sắt đô thị trong tương lai.

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Sau 3 ngày tổ chức Hội thảo phát triển đường sắt đô thị do TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, lãnh đạo 2 thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo để phát triển đường sắt đô thị trong tương lai.

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị
Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng các vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị là một trong những khó khăn rất lớn đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cần thiết phải có bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị.

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng các vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị là một trong những khó khăn rất lớn đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cần thiết phải có bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị.

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?
Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

VOV.VN - Để làm 200 km đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM trong 12 năm là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu không có cơ chế đặc thù, vượt trội. Do đó, Hà Nội và TPHCM cần coi phát triển đường sắt đô thị là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn.

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

VOV.VN - Để làm 200 km đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM trong 12 năm là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu không có cơ chế đặc thù, vượt trội. Do đó, Hà Nội và TPHCM cần coi phát triển đường sắt đô thị là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn.