Thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường: Hà Nội làm theo hướng nào?

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, cấp xã phường cần có HĐND và bỏ HĐND cấp huyện, thị. 

Hôm nay (29/10), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân tại các phường của thành phố Hà Nội. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, đây là hoạt động cần thiết nhằm xác định được hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân. Tuy nhiên, Hà Nội cần triển khai từng bước theo đúng Hiến pháp.

Ảnh minh họa.

Các đại biểu cho rằng, thời gian qua, chức năng hoạt động của Hội đồng Nhân dân tại các phường có những nơi hoạt động tốt và cũng có những nơi hoạt động chưa tốt, gây ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy chính quyền, việc phân cấp phân quyền mang tính hình thức. 

Mặc dù đã có một số địa phương thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân cấp xã, phường nhằm xác định được hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân, tuy nhiên, không có tổng kết việc thí điểm này.

Bên cạnh đó, các đại biểu bày tỏ băn khoăn, tại Hiến pháp 2013 có quy định Ủy ban Nhân dân là do Hội đồng Nhân dân bầu ra, nếu thí điểm các phường không có Hội đồng Nhân dân thì ai sẽ bầu ra Ủy ban Nhân dân. Đây là mâu thuẫn với Hiến pháp.

Đại biểu Dương Trung Quốc.

Đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai cho rằng: “Việc Hà Nội đưa ra việc thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường là cần thiết, bởi là một thành phố lớn đang xây dựng chính quyền đô thị thì cần đánh giá xem như thế nào là cần thiết. Nhưng bước đi thì cần phải đúng Hiến pháp. Giải pháp như thế nào thì ta tính sau, đã triển khai thí điểm phải có tổng kết chứ như những năm trước không có tổng kết là một việc làm gây sự thất vọng cho người dân. Vì nó liên quan đến vấn đề cốt lõi nhất là Hiến pháp”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Bến Tre thì cho rằng, cấp xã phường cần có Hội đồng Nhân dân để giám sát trực tiếp việc thi hành các hoạt động. Vì vậy, nên để Hội đồng nhân dân cấp xã, phường và bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện, thị.

“Quan điểm của tôi là không nên có Hội đồng Nhân dân ở cấp huyện. Hội đồng Nhân dân vẫn nên để ở cấp dưới để người ta giám sát trực tiếp việc thi hành. Còn nếu không thì nên thí điểm bỏ thử một vài xã phường và huyện để xem cái nào có lợi hơn. Tôi thì tôi nghiêng về bỏ cấp huyện”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?
Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

Giảm hay giữ nguyên số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh?

VOV.VN - Về số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, dự thảo Luật dự kiến 2 phương án tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

“Không phải vì tinh giản biên chế mà giảm bớt 1 Phó Chủ tịch HĐND”
“Không phải vì tinh giản biên chế mà giảm bớt 1 Phó Chủ tịch HĐND”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng, không phải vì mục tiêu thực hiện Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế mà phải giảm 1 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.

“Không phải vì tinh giản biên chế mà giảm bớt 1 Phó Chủ tịch HĐND”

“Không phải vì tinh giản biên chế mà giảm bớt 1 Phó Chủ tịch HĐND”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng, không phải vì mục tiêu thực hiện Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế mà phải giảm 1 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện.

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“
“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng: HĐND, đoàn ĐBQH và UBND hiện nay chỉ mang tính chất cơ học.

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

“Hợp nhất 3 Văn phòng ĐBQH, HĐND, UBND chỉ mang tính cơ học“

VOV.VN - Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng: HĐND, đoàn ĐBQH và UBND hiện nay chỉ mang tính chất cơ học.