Để các chính sách mới về nhà ở xã hội đi vào cuộc sống

VOV.VN - Chiều 10/5, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Quy định mới về nhà ở xã hội: Từ chính sách đến thực thi”.

Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/11/2023. Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp và giới chuyên gia, Luật Nhà ở mới có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991.

Những quy định phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với hệ thống pháp luật của Luật sẽ thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho người dân.

Trong đó, Chương VI của Luật Nhà ở (sửa đổi) đã quy định đồng bộ các cơ chế để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là nhằm thực hiện Chương trình phát triển tối thiểu 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030 với nhiều chính sách nổi bật.

Theo ông Hà Quang Hưng – Cục phó Cục Quản lý nhà ở và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Luật Nhà ở (sửa đổi) có nhiều điểm mới khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là quy định liên quan đến việc dành đất cho quỹ nhà ở này.

Trước đây, Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định yêu cầu bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị tại các độ thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất ở của dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai đã gặp nhiều vướng mắc, bất cập.

Còn theo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bổ sung quy định giao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, bao gồm: quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội độc lập; quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại...

Hiện, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có dự thảo Nghị định quy đinh chi tiết một số điều về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Mục đích là nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao các điểm đổi mới của Luật Nhà ở sửa đổi, nhất là với các nhóm nội dung liên quan tới vấn đề  nhà ở xã hội, các quy định hướng đến mở rộng đối tượng tiếp cận cũng như ưu đãi hơn cho các chủ đầu tư hướng vào lĩnh vực này.

Đồng quan điểm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc đánh giá cao những thay đổi tích cực trong quy định chính sách, pháp luật nhưng cũng thể hiện lo lắng trước một số quy định hành chính, nhất là với hai loại chứng nhận “thu nhập thấp” và “chưa có nhà ở” với các đối tượng muốn được cấp mua hoặc thuê nhà ở xã hội.

Trao đổi về điểm mới của Luật Nhà ở sửa đổi, ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân cho biết, doanh nghiệp của ông đã đồng hành với các dự án nhà ở xã hội từ nhiều năm nay và đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để an cư lập nghiệp.

“Đề án đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội khi được triển khai, kỳ vọng sẽ giúp giải quyết bài toán tiếp cận vốn xây dựng cho các chủ đầu tư và giúp lao động thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp có cơ hội mua nhà dễ dàng hơn. Theo đó, doanh nghiệp Hoàng Quân đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030 để đồng hành cùng với mục tiêu của Chính phủ”, ông Trương Anh Tuấn cho hay.

Tại tọa đàm, ông Lê Cao Tuấn, Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu đô thị và Phát triển Hạ tầng, nguyên Phó Trưởng Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản nhấn mạnh, điều quan trọng vẫn là sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn, giữa quy định pháp luật với diễn biến thị trường. Ông Tuấn hy vọng, với những điều chỉnh tích cực, các nhà đầu tư sẽ yên tâm đầu tư vào nhà ở xã hội cũng như hình thành phân khúc riêng về nhà ở xã hội, mang ý nghĩa an sinh xã hội sâu sắc.

Các đại biểu tham dự tọa đàm kỳ vọng, các kiến thức trao đổi, thảo luận lần này sẽ đóng góp hữu ích vào tiến trình thực hiện chính sách nhà ở xã hội cũng như quá trình xây dựng dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội tới đây.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rào cản thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội
Rào cản thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển "1 triệu căn nhà ở xã hội", đây được đánh giá là mục tiêu nhân văn mang lại nhiều ý nghĩa được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Rào cản thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội

Rào cản thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển "1 triệu căn nhà ở xã hội", đây được đánh giá là mục tiêu nhân văn mang lại nhiều ý nghĩa được Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Gỡ nút thắt để tiến tới mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội
Gỡ nút thắt để tiến tới mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

VOV.VN - Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) dù đã trải qua 1/3 chặng đường, nhưng mới chỉ hoàn thành được rất ít. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do quá trình triển khai đề án còn nhiều vướng mắc như: cơ chế vay vốn còn khó khăn, quỹ đất hạn chế, thủ tục làm NOXH còn rườm rà, phức tạp...

Gỡ nút thắt để tiến tới mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Gỡ nút thắt để tiến tới mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

VOV.VN - Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội (NOXH) dù đã trải qua 1/3 chặng đường, nhưng mới chỉ hoàn thành được rất ít. Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do quá trình triển khai đề án còn nhiều vướng mắc như: cơ chế vay vốn còn khó khăn, quỹ đất hạn chế, thủ tục làm NOXH còn rườm rà, phức tạp...

Nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội: Làm sao cho bền vững?
Nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội: Làm sao cho bền vững?

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ Nhà ở xã hội, kèm theo chính sách thuế phù hợp để phát triển nhà ở xã hội. Quỹ nhà ở xã hội nên được hiểu thế nào? Lập quỹ nhưng làm thế nào để duy trì quỹ hoạt động hiệu quả, bền vững?

Nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội: Làm sao cho bền vững?

Nghiên cứu thành lập Quỹ nhà ở xã hội: Làm sao cho bền vững?

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập Quỹ Nhà ở xã hội, kèm theo chính sách thuế phù hợp để phát triển nhà ở xã hội. Quỹ nhà ở xã hội nên được hiểu thế nào? Lập quỹ nhưng làm thế nào để duy trì quỹ hoạt động hiệu quả, bền vững?