Độc giả cho rằng đại biểu Đỗ Văn Đương "nói tiếng nói của dân"

VOV.VN -Các độc giả bày tỏ sự đồng tình với phát ngôn "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền…”

Khi báo chí đưa thông tin bài trả lời phỏng vấn của Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) bên hành lang Quốc hội về vai trò của luật sư trong đó nhấn mạnh: "Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền…". Phát biểu này đã gây sóng dư luận trong giới luật sư.

Tiếp theo đó, Liên đoàn Luật sư có công văn do Chủ tịch Lê Thúc Anh ký gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện đề nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét, kiểm tra và làm rõ tính xác thực các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương. Theo Liên đoàn Luật sư, những phát biểu của đại biểu Đỗ Văn Đương “mang tính quy chụp”, nhận định thiếu căn cứ và trái với quy định tại Điều 3 Luật Luật sư (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) về chức năng xã hội của luật sư.

Đại biểu Đỗ Văn Đương

Độc giả nói gì về phát ngôn của đại biểu?

Trong hàng trăm thư phản hồi gửi tới VOV.VN, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ông Đỗ Văn Đương dám “nói thẳng, nói thật” về vấn đề này. Độc giả Minh Đông viết: “Bác Đương phát biểu chuẩn 100%. Theo tôi thấy thì cả bác sĩ cũng phải có tiền thì khám bệnh mới nhiệt tình và chuẩn mực đạo đức ở đây cần xem xét lại”.

Anh Nguyễn Tùng thì bình luận 1 câu duy nhất: “Hoan hô ý kiến của ông Đương”. Anh Quốc Hùng cũng khẳng định: “Sự thật không thể chối cãi. Đại biểu Đương bày tỏ được tiếng nói của cử tri. Chân thành cảm ơn!”.

Độc giả Hồng Xuân viết: “Nếu đòi nhân chứng ư? Kể ra cũng khó ai đứng lên làm nhân chứng. Tuy nhiên, không có tiền đố nhờ luật sư được. Không phải 100%, nhưng cũng cỡ 95% như vậy. Ông Đương nói đúng đấy”.

Độc giả Hà Phú nhận xét: “Tôi cũng nhất trí là một bộ phận luật sư nhận bào chữa cho thân chủ sau khi ra giá cụ thể, nêu không thì bye".

Anh Lê Hồng Sơn nhận xét: “Chuyện ông Đương lần này giống như chuyện nói Việt Nam có 30% cán bộ sáng cắp ô đi tối cắp về, hoặc chuyện tham nhũng nghiêm trọng, tràn lan ở các ngành, các địa phương vậy. Nếu bảo phải chỉ ra bằng chứng ai tham nhũng, ai vác ô, luật sư nào bào chữa cho người có tiền thì rất khó. Ông Đương đã mạnh dạn nói lên một thực tế mà nhiều người thấy đúng nhưng không dám nói. Hiện nay trong Quốc hội không mấy người mạnh dạn nói như ông Đương. Liên đoàn Luật sư nên nghiêm túc nhìn lại thì hơn”.

Độc giả Thật Thà thì cho rằng, đại biểu Đương nên nói theo kiểu dân gian là “một bộ phận” luật sư thôi, không nên nói kiểu “vơ đũa cả nắm” thế dễ gây mất lòng những luật sư tâm huyết với người nghèo. Tất nhiên đa số người nghèo muốn tìm đến luật sư thì sẽ rất khó. Luật sư cũng là một nghề để kiếm cơm thôi mà./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên đoàn Luật sư: “Phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương mang tính quy chụp“
Liên đoàn Luật sư: “Phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương mang tính quy chụp“

VOV.VN -Đề nghị của Liên đoàn Luật sư có liên quan đến phát ngôn của ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền

Liên đoàn Luật sư: “Phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương mang tính quy chụp“

Liên đoàn Luật sư: “Phát biểu của ĐB Đỗ Văn Đương mang tính quy chụp“

VOV.VN -Đề nghị của Liên đoàn Luật sư có liên quan đến phát ngôn của ĐBQH Đỗ Văn Đương cho rằng luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền

ĐB Đỗ Văn Đương: “Đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"
ĐB Đỗ Văn Đương: “Đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương: "Hiến pháp quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"

ĐB Đỗ Văn Đương: “Đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"

ĐB Đỗ Văn Đương: “Đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương: "Hiến pháp quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm"