Đổi thay cụm bản ở nam Lào

(VOV) -Chỉ trong một thời gian ngắn, từ một nơi rừng núi heo hút, đồng không mông quạnh, các bản ở Lào thay da đổi thịt.

Nhân dân các bộ tộc Lào ở hai cụm bản Thongkalong (huyện Paksong, tỉnh Champasak và Dakmoun) và huyện Dakcheung (tỉnh Sekong) vẫn thường được gọi là nơi đầu ngọn gió, rừng thiêng nước độc, đồng rừng hoang vắng.

Nhưng nơi ấy nay đã thành bản thành mường, có điện về, rồi trường học và trạm y tế, với bạt ngàn cao su, cà phê. Công lao đó được bà con người Lào ở đây nhắc đến là tập thể cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế Quốc phòng Quân khu 5.

 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào đến kiểm tra tiến độ và hiệu quả cụm bản Thongkalong

Cách đây hơn 5 năm, nơi đây còn là vùng rừng gió hút, đồng không mông quạnh với hàng ngàn ha rẫy hoang bị tàn phá sau những cuộc du canh du cư. Người Lào gọi nơi này là Thongkalong, nghĩa là “Đồng rừng hoang vắng”.  Nhưng nay thì khác.

Năm 2006, thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ Lào và Việt Nam về phối hợp đầu tư xây dựng cụm bản phát triển trên tuyến biên giới, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng Quân khu 5 có tên gọi là Công ty Hữu nghị Nam Lào 206, hay Đoàn 206, được thành lập và có nhiệm vụ triển khai dự án xây dựng cụm bản tại nơi này.

Mục tiêu của dự án là giúp vùng sâu vùng xa của Lào khai thác có hiệu quả tiềm năng vùng đất, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ biên giới, tăng cường quốc phòng an ninh; tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

 

Bàn giao công trình Cum bản cho Lào

“Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được chúng tôi gắn liền với công tác dân vận. Đặc biệt chúng tôi chú ý chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân dân nên đã tạo được uy tín, tình cảm, được nhân dân chính quyền tạo điều kiện cho công ty hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình...”, Đại tá Vương Sĩ Hà- Bí thư Đảng Ủy- Chính ủy Công ty 206 tâm sự.

Địa bàn công ty triển khai dự án thuộc 2 cụm bản tại tỉnh Sekong và tỉnh Champasak, cách thủ đô Vientiane hơn 700 cây số về phía Nam.

Người có công khám phá vùng đất này được kể đến là Đại tá - Giám đốc Vũ Bình Nhưỡng. Ông đã cùng đồng đội của mình lăn lộn từ ngày đầu thành lập công ty và triển khai dự án. Nơi này thuộc nóc nhà của cao nguyên Boloven nổi tiếng, với chủ yếu các dân tộc đặc biệt khó khăn của Lào sinh sống như: La- Vên, Tà- Ôi, Cà- Tu và Nha -Hớn.

Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhưng với trách nhiệm của người lính, dù trong lĩnh vực nào, hoàn cảnh nào, khi nhận nhiệm vụ thì đều quyết tâm hoàn thành. Chính vì thế, ông đã gắn kết đồng đội lại, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước giao phó.
 

Trạm xá của Đoàn là nơi khám chữa bệnh cho bà con 4 huyện của 2 tỉnh Nam Lào là Champasak và Sekong

Bên cạnh giúp dân xây dựng và chuyển về bản mới, Đoàn 206 còn giúp các địa phương của bạn củng cố các họat động văn hóa, xã hội và kiện toàn đội ngũ cán bộ cốt cán; kiện toàn hàng chục chi bộ, xóa bản trắng đảng viên, bản trắng về tổ chức quần chúng; xây dựng các cụm bản trở thành điểm sáng toàn diện. Trong đó mỗi chiến sĩ là một truyên truyền viên, đồng thời cũng là cán bộ kỹ thuật giỏi toàn diện.

Nhờ biết vận động và gắn bó với dân, nên từ chỗ người dân chỉ quen sống du canh, du cư, phát nương làm rẫy, thì nay biết trồng lúa nước, trồng cà phê, cao su tạo ra sản phẩm hàng hóa; bản mường có cuộc sống yên ấm hạnh phúc; Người ốm đau có nơi chữa bệnh, con em đến tuổi được đi học. Tiềm năng thực chất của vùng đất đã thực sự được thức dậy và đó chính là tiềm lực Quốc phòng của nước Lào anh em.

“Chúng tôi còn được trang bị kiến thức khuyến nông, công tác khuyến nông đã giúp bạn rất nhiều về nông nghiệp, qua đó chúng tôi lồng ghép việc tuyên truyền về nếp sống văn hóa được bạn đánh giá hiệu quả cao”, kỹ sư Bùi Thăng Long- Nhân viên Công ty 206 cho biết.

 

Bên cạnh phối hợp các địa phương của Lào hoàn thành việc quy hoạch sắp xếp bố trí ổn định các cụm bản, Đoàn 206 còn giúp các đơn vị quân đội Lào xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm làm điểm, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật vận dụng vào sản xuất.

Các đơn vị bộ đội phải biết làm kinh tế và tăng cường giúp dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đi đến chính quy, tinh nhuệ. Với những họat động ấy, các đơn vị của Lào coi đây là hình ảnh sinh động về mối quan hệ đặc biệt, gắn bó giữa người lính hai nước trong thời chiến cũng như thời bình.

“Chúng tôi được đi tham quan mô hình trồng và chăm sóc cây của anh em Việt Nam, anh em còn bày cho chúng tôi cách trồng và chăm sóc kỹ thuật từng giai đoạn cây phát triển, nay thì chúng tôi thành thạo rồi và có thể tự làm được khu vườn của mình”, Thiếu úy Viengsavanh Sengsomleud cho biết.

Từng là đội trưởng đội làm kinh tế, sau là Bí thư - Chủ tịch huyện Paksong, nay là Phó Chánh văn phòng tỉnh Champasak, ông Sombath đánh giá cao vai trò của cán bộ chiến sĩ Đoàn 206. Ông Sombath cho biết, anh em đã tạo nên bước đột phá lớn làm chuyển đổi cả nếp nghĩ cách làm và thói quen sống của người dân nơi đây. “Hôm nay trở lại, tôi thấy cuộc sống người dân thực sự đã đổi khác, người dân được hưởng cuộc sống văn minh ấm no, hiệu quả của sự phối hợp xây dựng cụm bản đã rõ ràng. Điều đó sẽ góp phần rất quan trọng trong công tác bảo đảm quốc phòng an ninh ở khu vực biên giới hai nước chúng ta”, ông Sombath nói.

 

Tiềm năng vùng đất đã được khai phá

Hôm nay đến Thongkalong, người ta không còn nghĩ rằng đây là miền đất đầu gió hun hút của ngày xưa nữa mà chỉ thấy ngôi bản mới đang khởi sắc, dù mới chỉ sau hơn 5 năm.

Theo thống kê, bản Thongkalong có đến gần 40% số hộ có xe ô tô, máy cày, xe vận tải nhỏ và xe máy; hơn 70% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Điện, đường, trường trạm liên tục được mọc lên. Vùng đất này cũng đã thu hút trên 15 công ty trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh; tạo hàng ngàn việc làm cho người dân.

Bản đã có an ninh, chính trị ổn định; đời sống no đủ, các dân tộc có điều kiện sống đoàn kết hòa thuận, cùng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá.

“Sự đổi thay đó có công khai phá của Công ty Hữu nghị Nam Lào, đơn vị Kinh tế Quốc phòng 206- Là một doanh nghiệp của quân đội, phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng không phải chỉ lợi nhuận kinh tế mà còn giúp Lào phát triển và giữ vững sự phát triển. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn tâm niệm làm sao phải giữ vững hình ảnh doanh nghiệp Việt trên đất Lào”, Đại tá Nguyễn Đăng Bảy –Phó Giám đốc Công ty 206 nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hợp tác Kinh tế- Đầu tư Việt Lào: Thống nhất nâng tầm cao mới
Hợp tác Kinh tế- Đầu tư Việt Lào: Thống nhất nâng tầm cao mới

“Viên ngọc 3 năm không mài giũa sẽ trở thành viên sỏi; anh em họ hàng 3 năm không thăm nhau sẽ trở thành người xa lạ”- ngạn ngữ của Lào.

Hợp tác Kinh tế- Đầu tư Việt Lào: Thống nhất nâng tầm cao mới

Hợp tác Kinh tế- Đầu tư Việt Lào: Thống nhất nâng tầm cao mới

“Viên ngọc 3 năm không mài giũa sẽ trở thành viên sỏi; anh em họ hàng 3 năm không thăm nhau sẽ trở thành người xa lạ”- ngạn ngữ của Lào.

Việt Lào hướng tới tương lai
Việt Lào hướng tới tương lai

Chương trình nhằm tuyên dương những tấm gương vượt khó, đạt thành tích học tập suất sắc của du học sinh Lào tại Việt Nam.

Việt Lào hướng tới tương lai

Việt Lào hướng tới tương lai

Chương trình nhằm tuyên dương những tấm gương vượt khó, đạt thành tích học tập suất sắc của du học sinh Lào tại Việt Nam.

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế Việt Lào
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế Việt Lào

Ngày 25/7, tại thủ đô Vientiane (Lào), đã diễn ra Hội thảo Quốc tế Việt Lào với chủ đề: “Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020”.

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế Việt Lào

Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế Việt Lào

Ngày 25/7, tại thủ đô Vientiane (Lào), đã diễn ra Hội thảo Quốc tế Việt Lào với chủ đề: “Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020”.

Công bố các sản phẩm dự án “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Lào”
Công bố các sản phẩm dự án “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Lào”

Công trình gồm 6 sản phẩm: Sản phẩm chính; Văn kiện Ðảng và Nhà nước; Biên niên sự kiện; Hồi ký; cuốn Sách ảnh và phim tài liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt – Lào”

Công bố các sản phẩm dự án “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Lào”

Công bố các sản phẩm dự án “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Lào”

Công trình gồm 6 sản phẩm: Sản phẩm chính; Văn kiện Ðảng và Nhà nước; Biên niên sự kiện; Hồi ký; cuốn Sách ảnh và phim tài liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt – Lào”

Phim tài liệu “Tình Việt Lào” được đánh giá cao
Phim tài liệu “Tình Việt Lào” được đánh giá cao

Bộ phim dài 3 tập có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào.

Phim tài liệu “Tình Việt Lào” được đánh giá cao

Phim tài liệu “Tình Việt Lào” được đánh giá cao

Bộ phim dài 3 tập có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc chào mừng các ngày lễ lớn trong năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào.

Hà Nội –Vientiane tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Lào
Hà Nội –Vientiane tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Lào