Gia Lai:

Đường giao thông nông thôn vừa hoàn thành đã mục nát: Lỗi tại dân?

VOV.VN - Đường vừa hoàn thành đã hỏng đặt ra những câu hỏi lớn về chất lượng thi công; về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý công trình.

Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống đường giao thông ở xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, giúp xã hoàn thành tiêu chí đường giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng hoàn thành chưa lâu, hầu hết các con đường đều đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. 

Thực tế này đặt ra những câu hỏi lớn về chất lượng thi công; đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý công trình, khi sự hư hỏng nhanh bất thường lại được lý giải như một điều bình thường, và lỗi hoàn toàn thuộc về nhân dân.

Đường mới sử dụng vài năm nhưng đã tàn tạ như sau mấy chục năm.

Con đường bê tông của buôn Phu Ama Miêng, xã Ia Rtô, nối Quốc lộ 25 với khu vực sản xuất của hơn 100 hộ trong buôn. Mới hoàn thành 4 năm nay, nhưng mặt đường đã hư hỏng gần như toàn bộ, gây ra bụi bẩn vào những ngày nắng và trơn trượt vào những ngày mưa. 

Chị Rah Lan Chuýt, người dân buôn Phu Ama Miêng cho biết: “Nhà tôi đi làm rẫy thường xuyên, ngày nào cũng đi, chở mì chở lúa bị ngã. Đường người ta làm không bảo đảm gì hết, không có đá, cát không, làm bể lung tung hết, chở gì cũng ngã; ngày mưa thì bẩn thỉu, ngày nắng thì bụi.

Trên đoạn đường "bê tông", mặt đường chỉ là một lớp vữa ximăng rất mỏng.

Đường mới hoàn thành đã hư hỏng, xảy ra ở tất cả 4 buôn, 2 thôn của xã Ia Rtô, thị xã A Yun Pa, với đặc điểm chung là lớp mặt bê tông bị vỡ vụn, trơ ra sỏi cát, gây mất an toàn giao thông. 

Điều ngạc nhiên là, khi đề cập vấn đề này, một trong những đại diện của chủ đầu tư, ông Phan Tấn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rtô, lập trức trốn tránh thực tế, nói rằng, đường hư hỏng không đáng kể. Đến khi phóng viên đưa ra những hình ảnh làm bằng chứng, ông Sỹ cho rằng, lỗi này thuộc về người dân địa phương: “Nguyên nhân trơ cát và trơ sỏi là do nhân dân dùng xe công nông đi bằng bánh lồng thì buộc lớp xi măng bên trên phải bung lên. Đó là do người dân không quản lý được. Nếu đúng tiêu chuẩn thì buộc nó vẫn phải chóc. Đi từ năm này tới năm kia thì buộc nó phải hao mòn con đường.”

Những con đường do chính quyền xã vừa làm chủ đầu tư, vừa là đơn vị giám sát thi công lại tạo nên một bộ mặt nông thôn nhem nhuốc. Còn người dân thì luôn đặt câu hỏi về chất lượng đáng ngờ của những con đường. Anh A Thon, người dân có nhà cạnh con đường dẫn vào buôn Phu Ma Nher, nói: “Bị hư một là do họ làm mà không lấp đất 2 bên, khi nào mưa xuống là trôi đất, lún, xi măng 2 bên bể. Nếu xe bình thường thì đi được, xe công nông chở nặng hơn 1 chút là nó cũng bể. Cái đó là do người làm ấy chứ, do chất lượng làm nó kém”.

Phải đợi đến khi cơ quan chức năng thị xã Ayun Pa hoặc tỉnh Gia Lai vào cuộc, mới có thể trả lời chính xác được rằng, giao thông nông thôn ở xã Ia Rtô nhanh chóng hư hỏng, có phải do chất lượng thi công kém hay không. Tuy nhiên, do khâu quản lý, khai thác đầy bất cập thì là điều đã rõ ràng. Trong suy nghĩ của lãnh đạo xã, đường hỏng thì sửa. Đường do dân sử dụng mà hỏng thì dân tiếp tục đóng tiền.

 
Chất lượng nền đường "nông thôn mới" ở Ia Rtô lộ rõ với lớp ximăng-cát dày chưa tới 10cm.

Ông Phan Tấn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rtô khẳng định: “Kế hoạch là chúng tôi buộc phải sửa chữa tiếp. Nguồn vốn tiếp tục vận động người dân. Nguồn vốn này là nhà nước và nhân dân cùng làm, cũng vận động từ nhân dân mà ra. Nhà nước đầu tư một lần, nhà nước không đầu tư nữa thì vận động nhân dân để mà khắc phục. Bình quân chia ra, trong 1 thôn là bao nhiêu hộ, bao nhiêu nhân khẩu, bao nhiêu lao động, chia ra để người ta cùng nhau xây dựng lại con đường. Dân làm hư thì buộc nhân dân làm sao phải có trách nhiệm làm lại con đường này để đi”.

Nhằm chỉnh trang bộ mặt địa phương, hoàn thành các tiêu chí đường giao thông trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từ năm 2005 đến nay, bằng vốn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân, xã Ia Rtô đã làm hàng chục km đường bê tông dẫn vào các thôn, buôn, với kinh phí nhiều chục tỷ đồng. Đến nay, xã đã hoàn thành 11/19 tiêu chí về nông thôn mới, trong đó, có tiêu chí về đường giao thông. Tuy nhiên, làm đường giao thông rồi phó mặc cho dân, không có biện pháp quản lý, khai thác hiệu quả, như đang diễn ra ở xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai sẽ chẳng có con đường nào có thể khai thác được lâu bền. Và với cách nghĩ phó mặc nhân dân như vậy, không biết đến bao giờ mới có một nông thôn mới thật sự được xây dựng ở xã này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

4.000 tỷ đồng phát triển đường giao thông nông thôn
4.000 tỷ đồng phát triển đường giao thông nông thôn

Trong đó, vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 1.000 tỷ đồng; ứng trước ngân sách Trung ương 3.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để làm nguồn cho các địa phương vay.

4.000 tỷ đồng phát triển đường giao thông nông thôn

4.000 tỷ đồng phát triển đường giao thông nông thôn

Trong đó, vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 1.000 tỷ đồng; ứng trước ngân sách Trung ương 3.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để làm nguồn cho các địa phương vay.

Tây Ninh chưa có xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới
Tây Ninh chưa có xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới

(VOV) -25 xã điểm của tỉnh Tây Ninh được đầu tư 110 tỷ nhưng chưa có xã nào đạt đủ tiêu chí nông thôn mới.

Tây Ninh chưa có xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới

Tây Ninh chưa có xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn mới

(VOV) -25 xã điểm của tỉnh Tây Ninh được đầu tư 110 tỷ nhưng chưa có xã nào đạt đủ tiêu chí nông thôn mới.

Hà Nội phân bổ vốn kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn
Hà Nội phân bổ vốn kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn

VOV.VN -Thành phố phân bổ 54 tỷ đồng bổ sung vốn cho 2 dự án trạm bơm tưới chuyển tiếp năm 2014, một dự án kiên cố hoá kênh mương.

Hà Nội phân bổ vốn kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn

Hà Nội phân bổ vốn kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn

VOV.VN -Thành phố phân bổ 54 tỷ đồng bổ sung vốn cho 2 dự án trạm bơm tưới chuyển tiếp năm 2014, một dự án kiên cố hoá kênh mương.

Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông nông  thôn
Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông nông thôn

Nhờ phát triển giao thông đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn nước ta hiện nay.

Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông nông  thôn

Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông nông thôn

Nhờ phát triển giao thông đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn nước ta hiện nay.

Một nông dân hiến hơn 3.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn
Một nông dân hiến hơn 3.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn

Đó là ông Trần Văn Hiếu (64 tuổi), trú tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An  

Một nông dân hiến hơn 3.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn

Một nông dân hiến hơn 3.000 m2 đất làm đường giao thông nông thôn

Đó là ông Trần Văn Hiếu (64 tuổi), trú tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An