Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động: Nhiều giải pháp, vẫn bị vướng

VOV.VN - Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp để phục hồi thị trường lao động. Tuy nhiên vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. 

Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp để phục hồi thị trường lao động như Nghị quyết 68 thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với 12 nhóm chính sách như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc…

Quyết định 08 với chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Trước nhu cầu nhà ở của công nhân người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030"…và nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân lao động. Nghị định số 31 chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh).

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp kịp thời, tuy nhiên vẫn có một số chính sách khi thực hiện gặp phải vướng mắc, dẫn đến chậm triển khai, khiến doanh nghiệp và người lao động khó tiếp cận hoặc được thụ hưởng.

Nhớ lại thời điểm tháng 3 năm ngoái, hàng triệu người lao động phải thuê trọ vui mừng khi biết sẽ được nhận hỗ trợ tiền thuê trọ từ 500 đến 1 triệu đồng/tháng theo Quyết định 08 của Chính phủ về hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân lao động. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2022, nhiều lao động không được nhận hỗ trợ do không có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhận hỗ trợ.

Còn tại TP.HCM, với hơn 70% người lao động đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước, thời gian vừa qua, mất việc làm cùng với nhiều khoản chi tiêu, trong đó có tiền thuê trọ khiến phần lớn người lao động càng thêm lao đao. Mong muốn mua một căn nhà nhỏ nhưng tủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội phức tạp họ chưa tiếp cận được nguồn này.

Chị Lê Thị Hằng, công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM chia sẻ: “Hiện mức lương hiện tại là 8 triệu/tháng, không có tăng ca, đơn hàng ít hơn, doanh nghiệp khó khăn hơn đồng nghĩa là công nhân cũng rất khó khăn, giá cả cũng leo thang. Nếu muốn mua một căn hộ hay nhà ở xã hội, thủ tục vay rất khó đối với người lao động khi tiếp cận điều kiện, nguồn vay, khó lắm. Thế nên chúng tôi mong muốn sao sẽ có một căn hộ, nơi ở thì công việc ổn định hơn, giảm được nghèo đô thị”.

Tình trạng sa thải lao động đang ngày càng tăng ở các tỉnh, thành phía Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến số người rút BHXH một lần gia tăng. Từ thực tế tại tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Như Ý, Chủ tịch Liên Đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho rằng, ngoài nguyên nhân do đại dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động mất việc làm thì là chính sách bảo hiểm chưa thực sự hấp dẫn, cũng chưa tạo được niềm tin vững chắc để thu hút người lao động.

“Gần như là cuộc sống là buộc người ta giải quyết những khó khăn trước mắt thì ta vẫn chọn giải pháp rút bảo hiểm xã hội một lần. Bên cạnh đó cũng có những lý do là người ta chưa có thông tin chắc chắn, chính thống và người ta nghe là trong thời gian tới sẽ có những thay đổi trong chính sách bảo hiểm nên ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Nhưng mà qua phân tích thì rõ ràng là khi hưởng bảo hiểm một lần thì sẽ bị thiệt thòi giảm đi 1/4. Nếu để có thể là quyền lợi tăng lên 3-4 lần so với bảo hiểm 1 lần, nhưng tình trạng đó vẫn xảy ra”, bà Nguyễn Như Ý cho hay.

Liên quan đến chính sách mua nhà ở xã hội khiến công nhân khó tiếp cận, ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp – Khu chế xuất Hà Nội, giải thích:nhu cầu nhà ở cho công nhân rất lớn nhưng chính sách để xây dựng nhà ở cho công nhân và tiện ích thì còn khó.

Đối với vốn vay nhà ở công nhân, hiện vốn cho doanh nghiệp vay để phát triển nhà cho công nhân khó tiếp cận. các chính sách ưu đãi về vốn pháp luật hiện nay chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, chưa có phân cấp quản lý đầu tư cụ thể rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị quản lý đầu tư xây dựng cho các nhà ở cho công nhân doanh nghiệp, hiện nay các quyết định cơ chế chính sách trước đây lâu rồi, qua đợt dịch covid-19, về chủ trương hỗ trợ chính sách nhà ở công nhân hiện gặp nhiều khó khăn.

Chính sách cho người lao động triển khai đã chậm, chính sách cho doanh nghiệp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, giữ chân người lao động lại càng chậm hơn. Trong khi đó, doanh nghiệp đứng đang trước các khó khăn như giá cả nguyên vật liệu tăng, điều kiện sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đơn hàng giảm, giá giảm, sức ép yêu cầu của thị trường phát triển bền vững.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thời gian qua cho rằng: “Tôi cho rằng đến nay các doanh nghiệp chưa tiếp cận được như gói hỗ trợ về an sinh và việc làm 48,5 nghìn tỷ cho người lao động; gói 110 nghìn tỷ cho doanh nghiệp, trong đó có cấp bù lãi suất 2% nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa làm được điều đó, rồi gói giảm thuế VAT 2% thì chúng tôi đề nghị tiếp tục thực hiện cho doanh nghiệp. Những chính sách về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập mà chúng tôi đã kiến nghị thì cũng cần nghiên cứu, tập trung mà tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, do thủ tục, giấy tờ còn rườm rà, các doanh nghiệp dù khó khăn nhưng cũng không dám vay hoặc không vay được vốn. Dẫn chứng về các dự án xây nhà ở xã hội, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, chỗ thừa, chỗ thiếu, người cần thì lại không mua được nhà, trong khi đó, nhiều địa phương áp dụng luật cứng nhắc.

“Hàng ngàn dự án đang nằm đắp chiếu, các công trường phải dừng lại, mà dừng lại đồng nghĩa với việc công nhân phải nghỉ việc, đồng nghĩa với việc 40 ngành nghề liên quan đến thị trường bất động sản như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị…cũng phải dừng lại, đồng nghĩa với việc hàng triệu lao động cũng phải dừng lại. Đây là hiện trạng thực tế, các doanh nghiệp ngành xây dựng, sản xuất liên quan đến ngành bất động sản, sức khỏe hiện nay cực kỳ yếu. Nếu chúng ta không tháo gỡ các vấn đề này, không thúc đẩy giải quyết các quy trình thủ tục, hồ sơ cho các dự án thì chắc chắn các doanh nghiệp này đến lúc sẽ ngạt thở”, ông Nguyễn Văn Đính cho hay.

Mới đây nhất, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định: vẫn còn nhiều thách thức trong việc giải ngân 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội. Đến thời điểm này vẫn chưa phát sinh dư nợ cho vay gói 120.000 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy việc tổ chức thi hành pháp luật có vấn đề và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp, người lao động, gây xói mòn niềm tin vào những chính sách, pháp luật vốn được xây dựng vì mục đích nhân văn.

Ông Nông Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai nêu ý kiến: “Nếu để địa phương làm, khi xây dựng một Nghị quyết để sử dụng ngân sách tỉnh thì phải trình Hội đồng nhân dân, nhanh nhất cũng mất 2 tháng, như thế thì thời gian bị chậm. Cho nên chúng tôi mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ thì sớm có và thống nhất thực hiện trong toàn quốc”.

Thông tin từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ BHXH và các chế độ của người lao động sẽ ngày càng gia tăng; một số ít doanh nghiệp lợi dụng tình hình để thanh lọc, đẩy người lao động từ trên 35 tuổi ra khỏi doanh nghiệp để tuyển dụng lao động trẻ hơn, chi phí thấp hơn. Vì vậy, rất cần những giải pháp mang tính cấp bách, đột phá và quyết liệt để giải quyết tình trạng mất việc làm của người lao động và phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19
Một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19

VOV.VN - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19

Một số chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19

VOV.VN - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn
Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

VOV.VN - Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, gần 1.500 doanh nghiệp với khoảng 95% công nhân, người lao động tại 16 khu công nghiệp ở Long An trở lại làm việc. Trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số phương án hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động bị mất việc.

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

Long An hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn

VOV.VN - Sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, gần 1.500 doanh nghiệp với khoảng 95% công nhân, người lao động tại 16 khu công nghiệp ở Long An trở lại làm việc. Trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số phương án hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động bị mất việc.

Xem xét, tiếp tục hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19
Xem xét, tiếp tục hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19

VOV.VN - Chính phủ chỉ đạo, tăng cường kết nối cung cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến; chú trọng chăm lo, hỗ trợ cho các đối tượng cơ nhỡ, yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Xem xét, tiếp tục hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19

Xem xét, tiếp tục hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19

VOV.VN - Chính phủ chỉ đạo, tăng cường kết nối cung cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến; chú trọng chăm lo, hỗ trợ cho các đối tượng cơ nhỡ, yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Thanh Hoá hỗ trợ người lao động vượt khó khăn do dịch bệnh Covid-19
Thanh Hoá hỗ trợ người lao động vượt khó khăn do dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hoá đã tặng quà cho 235.000 công nhân, viên chức lao động với tổng số tiền hơn 181 tỷ đồng.

Thanh Hoá hỗ trợ người lao động vượt khó khăn do dịch bệnh Covid-19

Thanh Hoá hỗ trợ người lao động vượt khó khăn do dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hoá đã tặng quà cho 235.000 công nhân, viên chức lao động với tổng số tiền hơn 181 tỷ đồng.

Doanh nghiệp "ăn đong" đơn hàng - Công nhân "chạy ăn" từng bữa
Doanh nghiệp "ăn đong" đơn hàng - Công nhân "chạy ăn" từng bữa

VOV.VN - Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất.

Doanh nghiệp "ăn đong" đơn hàng - Công nhân "chạy ăn" từng bữa

Doanh nghiệp "ăn đong" đơn hàng - Công nhân "chạy ăn" từng bữa

VOV.VN - Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất.