“Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc”: Một hành trình tiếp lửa

VOV.VN - Việc tuyển chọn cuốn sách “Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc” vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm.

75 năm, với nhiều dấu ấn, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đồng hành cùng dân tộc từ những năm tháng chiến tranh bão lửa đến những thử thách thời bình. Trong hành trình đầy thử thách ấy, rất nhiều tác phẩm của các thế hệ người viết của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đến với đông đảo người nghe, người xem, người đọc qua làn sóng phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và một số cuốn sách, tài liệu. Chính điều này đã thôi thúc nhà báo Trần Nhật Minh, Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), cùng với nhóm sưu tầm, tuyển chọn hơn 60 bài thơ và hơn 80 ca khúc để tạo thành ấn phẩm “Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc”: “Ở Đài Tiếng nói Việt Nam, các thế hệ văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… sáng tác chuyên nghiệp rất hùng hậu. Nhưng ngoài ra, phong trào sáng tác, làm thơ rồi viết ca khúc ở trong các thế hệ nhà báo, phóng viên, thậm chí nhân viên, kĩ thuật viên cũng rất phát triển. Thứ nhất là do có một môi trường hoạt động nghệ thuật là Đài Tiếng nói Việt Nam. Thứ hai là có những làn sóng để chuyển tải tác phẩm, như làn sóng của các chương trình phát thanh Văn nghệ của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Ban Âm nhạc (VOV3)".

Coi việc tuyển chọn cuốn sách “vừa là một vinh dự, vừa là một trách nhiệm”, nhạc sĩ Cát Hoàng Anh, Trưởng phòng Ca nhạc, Ban Âm nhạc (VOV3) bày tỏ sự xúc động khi ấn phẩm “Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc” ra mắt vào đúng dịp 75 năm thành lập Đài. Để có thể tập hợp, tuyển chọn hơn 80 ca khúc cho cuốn sách này, nhạc sĩ Cát Hoàng Anh nói riêng, và nhóm biên soạn nói chung, đã phải vượt qua nhiều khó khăn, nhất là về mặt tư liệu: “Chúng tôi là thế hệ sau. Để có thể tìm được hết tên tuổi, tiểu sử, cũng như để nắm bắt thông tin về toàn bộ những nhạc sĩ, nghệ sĩ từng công tác tại Đài, có những tác phẩm hay, đọng lại trong lòng công chúng, chúng tôi đã phải nhờ đến sự trợ giúp của Ban cố vấn và nhiều biên tập viên âm nhạc lâu năm.”

Với gần 300 trang, cuốn sách được chia làm hai phần là thơ và nhạc. Ngoài ra, còn có phần Phụ lục, giới thiệu cụ thể về từng tác giả, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về các biên tập viên, văn nghệ sĩ, nhân viên… nhà Đài trong hành trình 75 năm qua. Độc giả chắc hẳn đã quen thuộc với tên tuổi của những cây đa cây đề như nhà thơ Bảo Định Giang, nhà thơ Trần Nhật Lam, nhà thơ Trúc Thông, nhà thơ Lê Đình Cánh, nhà thơ Vũ Quần Phương… (ở phần Thơ); nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Thuận Yến (ở phần Nhạc)… Nhưng bên cạnh đó, người đọc cũng có cơ hội biết thêm sự đa tài của nhiều nhà báo, kĩ thuật viên, phát thanh viên khi ngoài công việc chuyên môn, họ vẫn dành thời gian cho sáng tác văn học nghệ thuật như nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nhà báo Chu Nhạc, nhà báo Phạm Trung Tuyến, kĩ thuật viên Lê Công Tạo… Góp mặt trong tuyển tập với một bài thơ mang đầy kỉ niệm, có nhan đề “Trong đêm vui cuối cùng với nhà văn Nguyễn Tuân”, nhà thơ Trần Nguyên Vấn, Nguyên Trưởng phòng Văn học, Ban Văn học Nghệ thuật gửi lời cảm ơn tới nhóm biên soạn và cho biết đây là một trong những bài thơ ông thích nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình.

“Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc” giới thiệu nhiều tác giả của VOV. Trong số đó, có người đã khuất, có người đã nghỉ hưu, có người đã chuyển công tác, nhưng cũng có những người cả tuổi đời lẫn tuổi nghề còn rất trẻ, thuộc thế hệ 8x, 9x như biên tập viên Võ Hà (VOV6), nhạc sĩ Thúy My (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam… Các thế hệ già – trẻ, lớp trước – lớp sau của Đài Tiếng nói Việt Nam xuất hiện trong tuyển tập này chắc chắn là một điểm nhấn cho cuốn sách. Nhưng thú vị hơn, nếu như quan sát kĩ, độc giả có thể nhận thấy trong “Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc” có một số tác giả là thành viên trong một gia đình, như nhạc sĩ Đỗ Nhuận – nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhà thơ Trần Nhật Lam – nhà báo Trần Nhật Minh, nhạc sĩ Cát Vận – nhạc sĩ Cát Hoàng Anh, vợ chồng nhà báo Trần Ngọc Thụ - nhà thơ Lệ Thu và con trai là nhà báo Trần Nam Bình.

Mỗi một tác giả góp mặt trong tuyển tập “Đài Tiếng nói Việt Nam – Thơ và Nhạc” dường như đều có những câu chuyện riêng. Nhưng tựu trung, tất cả những cây bút sáng tác của VOV đều gắn bó với làn sóng, “đều chung một tình yêu tha thiết với Đài, với Tiếng nói Việt Nam, với nhân dân và đất nước”. Ngọn lửa yêu văn chương nghệ thuật của các thế hệ nhà Đài đã được thắp lên, và chắc chắn sẽ còn được tiếp nối./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo Nhân dân ra mắt cuốn sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc“
Báo Nhân dân ra mắt cuốn sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc“

VOV.VN - Cuốn sách là bức tranh thu nhỏ về những người Việt Nam sống xa quê hương nhưng luôn tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo Nhân dân ra mắt cuốn sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc“

Báo Nhân dân ra mắt cuốn sách “Vì sự thật lịch sử, vì tình yêu Tổ quốc“

VOV.VN - Cuốn sách là bức tranh thu nhỏ về những người Việt Nam sống xa quê hương nhưng luôn tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách
Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

VOV.VN - “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” dày 500 trang là một tác phẩm đồ sộ cả về hình thức và nội dung.

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

VOV.VN - “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” dày 500 trang là một tác phẩm đồ sộ cả về hình thức và nội dung.

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách
Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

VOV.VN - “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” dày 500 trang là một tác phẩm đồ sộ cả về hình thức và nội dung.

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

Nguyễn Thế Kỷ: Trí tuệ và tâm hồn qua một cuốn sách

VOV.VN - “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” dày 500 trang là một tác phẩm đồ sộ cả về hình thức và nội dung.