Nguy cơ "vỡ trận" tuyển sinh đại học 2015

Cần nghiêm túc nhìn nhận những thất bại

VOV.VN -Tuyển sinh đại học 2015 đang đến hồi kết. Một kỳ thi với nhiều đổi mới đã khiến mọi thứ đảo lộn, nhiều thí sinh và gia đình lo lắng kéo dài.

Trong Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, cải cách thi cử là khâu đột phá, cực kỳ quan trọng. Thay đổi khâu đó sẽ tác động đến việc giảng dạy, học tập và mở đường cho những cải cách về chương trình, sách giáo khoa. 

Nói đến kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học 2015, cảm nhận chung của nhiều người là “luộm thuộm, mệt mỏi, tốn kém”. Các mục tiêu ưu việt ban đầu Bộ GD-ĐT đưa ra để thuyết minh cho kỳ thi đều đã bị thực tế  phủ nhận.

Tốn kém, bất an

Trên các trang báo, mạng xã hội những ngày này ngập tràn chia sẻ về đợt tuyển sinh đại học 2015. Khổ nhất là các gia đình ở tỉnh xa phải “khăn gói quả mướp” lên các trường chầu trực nộp hồ sơ, rút hồ sơ. Tốn kém cho đợt xét tuyển này nhiều gấp bội so với năm ngoái. Chỉ tính đơn giản về thời gian, năm ngoái thi mất 4 ngày, năm nay thi chung mất 6 ngày. Năm ngoái chỉ mất 4 ngày thuê trọ, đi thi, năm nay nhiều gia đình đã mất cả chục ngày chờ đợi, ngóng diễn biến tình hình tuyển sinh, đi lại khó khăn.

Theo quan điểm của PGS Văn Như Cương thì ngành giáo dục phải tỉnh táo để rút kinh nghiệm của kỳ thi này một cách nghiêm túc. Ông thẳng thắn phân tích: “Ta đề ra 3 tiêu chí: Tiết kiệm – đến thời điểm này thì không thấy có gì là tiết kiệm rồi. Từ khi biết điểm đến đến tháng 9 là các thí sinh và gia đình phải túc trực để xem có trường nào thì rút hồ sơ ra rồi nộp vào. Mục tiêu thứ hai là “Đỡ căng thẳng, làm cho học sinh thoải mái trong kỳ thi” là hoàn toàn không đạt. Căng thẳng đã bắt đầu từ trong năm học. Mọi năm đến kỳ thi là thi. Từ đầu năm, Bộ ra chủ trương “2 trong 1”  thầy và trò chúng tôi đều xoay sở không biết thế nào, ra đề thi theo kiểu nào. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã rất căng thẳng. Đến kỳ thi căng thẳng như thường lệ rồi. Nhưng kỳ này, từ nay đến cuối tháng 9 tâm lý căng thẳng và bất an vẫn còn đeo đẳng nhiều em”.

PGS Văn Như Cương
Nói về những cái khó của chính những người thầy phải đối mặt với học sinh của mình trong kỳ thi này, PGS Văn  Như Cương chia sẻ “Tại sao mọi người nói là đi nộp hồ sơ tuyển sinh đại học như đánh bạc? Vì không có thông tin gì để cho thí sinh quyết định “bỏ vào trường này hay bỏ vào trường kia”. Các lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì chỉ đưa ra lời khuyên các em phải bình tĩnh, chọn đúng sở thích… Sở thích là một chuyện còn việc đỗ cho được một trường nào đó là một chuyện khác. Những lời khuyên này cực kỳ vô bổ, vì thông tin không có đủ thì làm sao có thể xác định được”.

Tổ chức một kỳ thi “2 trong 1” là rất khó, một để lấy bằng tốt nghiệp THPT, một để chọn những anh khá, giỏi vào đại học. Hai kỳ thi chập vào làm một thì làm thế nào giải quyết được vấn đề? “Khiên cưỡng ngay từ đầu. Chỉ vì tiết kiệm thôi mà làm như thế sao? Trường tôi muốn tập hợp các em học sinh để các thầy giáo tư vấn, hỗ trợ cho các em nhưng không biết khuyên thế nào. Cách làm này gây hoang mang, với lựa chọn thế này không biết nói gì cả, cứ như chơi xổ số” – PGS Văn Như Cương bày tỏ.

Cũng về kỳ thi "2 chung" theo GS.Hoàng Tụy, vấn đề phức tạp ở chỗ thi tốt nghiệp và thi tuyển vào ĐH có những yêu cầu rất khác nhau, không dễ kết hợp được trong một kỳ thi duy nhất. Nếu làm không tốt, không đúng, sẽ còn tai hại hơn là cứ để hai kỳ thi như cũ. Thi “hai chung” không phải là bỏ thi như một số người hiểu lầm, mà là thay kiểu thi tốt nghiệp nặng nề cũ bằng một cách thi khác, hiệu quả và ít tốn kém hơn. Thay đổi lớn dễ thấy là thay cho hai kỳ thi riêng biệt cách nhau một tháng, nay gộp lại chỉ còn một kỳ thi duy nhất. Chỉ riêng điều này đã tiết kiệm được một khối lượng lớn công sức, tiền của cho xã hội và Nhà nước.

Nhiều điểm chưa khoa học, luộm thuộm!

Cái vướng đầu tiên mà Bộ GD-ĐT mắc phải ngay khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia là việc công bố điểm. Trong lúc hàng triệu gia đình và thí sinh nóng lòng muốn biết điểm thi thì đường truyền "tắc tị". Dư luận thực sự bức xúc và đặt ra nghi vấn có lợi ích của Bộ trong việc cung cấp dữ liệu thi. Ngoài ra, với cách công bố điểm của Bộ GD-ĐT thì thí sinh gần như không có thông tin gì về tình hình chung để đưa ra quyết định cuối cùng cho mình. Điểm thi không phải là danh mục "bí mật quốc gia" nên cách làm của Bộ GD-ĐT vấp phải sự phản đối của nhiều thí sinh, thầy giáo và các nhà nghiên cứu. Bởi nếu"ai biết điểm của người nấy" thì sẽ không có dữ liệu để toàn xã hội đánh giá về chất lượng kỳ thi, về cách ra đề...

Hiệu trưởng một trường đại học công lập tại TP HCM chia sẻ: “Những năm trước, các trường chấm xong, công bố điểm, đều không xảy ra sai sót. Năm nay, số lượng thí sinh của các cụm thi đều ít hơn năm trước và không phải lần đầu tiên trường tổ chức thi. Chúng tôi thấy rất khó hiểu với cách làm của Bộ Giáo dục-Đào tạo”.

Cùng đưa ra đánh giá về cách làm năm nay của Bộ GD-ĐT, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Năm nay, các trường tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc với kết quả thi chung, học sinh chỉ ghi nguyện vọng sau khi đã biết điểm… cho nên việc xác định danh sách cạnh tranh là khó. Học sinh không biết mình ở vị trí nào, nên vào trường nào". 

Thí sinh luôn sống trong tâm trạng bất an.

Theo các chuyên gia, xảy ra những bất cập này là do đây là năm đầu tiên tổ chức xét tuyển theo hình thức mới, cả Bộ Giáo dục - Đào tạo, các trường đại học lẫn thí sinh và phụ huynh đều chưa lường trước được các tình huống có thể xảy ra.

Trước hết là do quy định thời gian thí sinh nộp hồ sơ kéo dài không chỉ gây khó khăn, tốn kém cho thí sinh và người nhà, mà khiến bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục cũng đều lo lắng, bức xúc.

Việc cho thí sinh được đăng ký 4 nguyện vọng của một trường trong mỗi đợt xét tuyển đã gây ra tình trạng “nguyện vọng ảo” khiến thí sinh như lạc vào ma trận.

Khi tình hình đã trở nên rối loạn, có nguy cơ vỡ trận thì Bộ Giáo dục-Đào tạo đã công văn “chữa cháy” cho phép các Sở Giáo dục - Đào tạo và trường THPT tiếp nhận thay đổi đăng ký xét tuyển của thí sinh, nhưng thí sinh vẫn trực tiếp đến trường rút hồ sơ do không yên tâm.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: "Một số quy định, chỉ đạo của Bộ chưa hợp lý và không thông suốt cũng là nguyên nhân gây ra những xáo trộn trong đợt xét tuyển này". 

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Nghĩa dẫn chứng: “Ngày 7/8, Bộ ra văn bản yêu cầu các trường không được công bố điểm chuẩn tạm thời, thì cũng chính Bộ ngày 17/8 yêu cầu các trường phải công bố điểm chuẩn dự kiến, điểm chuẩn tạm thời. Lý do cấm các trường công bố đợt 1 là gây hoang mang cho thí sinh. Nhưng lý do đưa ra khi chỉ đạo phải công bố điểm chuẩn dự kiến ngày 17/8 là để làm yên lòng thí sinh. Chúng tôi cho là với cách chỉ đạo mâu thuẫn, không nhất quán đó cho thấy Bộ cũng không lường được tình hình diễn biến như thế nào để chỉ đạo thống nhất từ ban đầu nên đã tạo sự xáo trộn cục bộ”.

Một băn khoăn nữa là với cách tuyển sinh mới thì sẽ dễ cho các trường top trên hơn còn các trường top dưới sẽ khó khăn cho việc tuyển sinh. Về vấn đề này, GS Thuyết cho rằng: Tuyển sinh theo hình thức nào thì các trường top trên bao giờ cũng thuận lợi hơn. Họ sẽ có thể chọn được ngay được những thí sinh có điểm cao nhất. Còn các trường top dưới bao giờ cũng khó khăn, thường phải chờ các trường top trên tuyển xong hết rồi mới đến lượt mình. Chuyện này năm nào cũng xảy ra. Năm nay, các trường top giữa và top dưới có thể còn lúng túng hơn, vì các trường đều tuyển thí sinh từ tất cả các cụm trong toàn quốc. Mọi năm, thí sinh đăng ký ngay vào một số trường, kể cả một số trường không phải là top trên cũng đã có người đăng ký rồi, nên chủ động hơn. Năm nay, các trường sẽ phải chờ đợi dài hơn. Đấy là khó khăn của hình thức tuyển sinh chung. "Cho nên, cần phải thay đổi cách làm này chứ không thể duy trì mãi được" - GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

Nếu như ở những kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng trước, tháng 8 là giai đoạn thí sinh thảnh thơi chờ kết quả xét tuyển của các trường; thì trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm nay, sau khi biết điểm, các em phải bắt đầu cuộc đua nguyện vọng 1./.

Lo thi đã mệt, giờ các thí sinh lại tiếp tục "đấu trí" như buôn chứng khoán.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyển sinh đại học năm 2015: Nguy cơ điểm cao vẫn trượt
Tuyển sinh đại học năm 2015: Nguy cơ điểm cao vẫn trượt

VOV.VN -Những ngành “hot” vẫn thu hút nhiều thí sinh điểm cao, do đó nếu không cân nhắc và tìm hiểu đầy đủ thông tin, các em điểm cao vẫn có thể trượt.

Tuyển sinh đại học năm 2015: Nguy cơ điểm cao vẫn trượt

Tuyển sinh đại học năm 2015: Nguy cơ điểm cao vẫn trượt

VOV.VN -Những ngành “hot” vẫn thu hút nhiều thí sinh điểm cao, do đó nếu không cân nhắc và tìm hiểu đầy đủ thông tin, các em điểm cao vẫn có thể trượt.

Tuyển sinh đại học 2015: Đăng ký nhiều nguyện vọng “làm khó” thí sinh
Tuyển sinh đại học 2015: Đăng ký nhiều nguyện vọng “làm khó” thí sinh

VOV.VN -Kỳ tuyển sinh đại học 2015 quy định đăng ký 4 nguyện vọng gây hoang mang cho thí sinh khi theo dõi và dự báo cơ hội trúng tuyển.

Tuyển sinh đại học 2015: Đăng ký nhiều nguyện vọng “làm khó” thí sinh

Tuyển sinh đại học 2015: Đăng ký nhiều nguyện vọng “làm khó” thí sinh

VOV.VN -Kỳ tuyển sinh đại học 2015 quy định đăng ký 4 nguyện vọng gây hoang mang cho thí sinh khi theo dõi và dự báo cơ hội trúng tuyển.

Tuyển sinh Đại học 2015: Đến khi nào mới thôi phải 'canh me' máy tính?
Tuyển sinh Đại học 2015: Đến khi nào mới thôi phải 'canh me' máy tính?

VOV.VN - Thí sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin thứ hạng trên mạng, chạy đôn đáo tìm địa chỉ trường để nộp hồ sơ.

Tuyển sinh Đại học 2015: Đến khi nào mới thôi phải 'canh me' máy tính?

Tuyển sinh Đại học 2015: Đến khi nào mới thôi phải 'canh me' máy tính?

VOV.VN - Thí sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin thứ hạng trên mạng, chạy đôn đáo tìm địa chỉ trường để nộp hồ sơ.

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?
Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

VOV.VN -Tuyển sinh ĐH 2015 vào giai đoạn nước rút, nhiều thí sinh “điểm khủng” bây giờ mới nộp hồ sơ, đánh bật nhiều thí sinh ra khỏi danh sách an toàn.

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

Tuyển sinh Đại học: Thí sinh điểm cao “ém” hồ sơ, chờ ngày “ra tay”?

VOV.VN -Tuyển sinh ĐH 2015 vào giai đoạn nước rút, nhiều thí sinh “điểm khủng” bây giờ mới nộp hồ sơ, đánh bật nhiều thí sinh ra khỏi danh sách an toàn.