Cảnh báo tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục

VOV.VN -Nhiều phụ huynh sẵn sàng tự nguyện đưa hối lộ để đối lấy việc con cái họ được nhận vào một trường“điểm”.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố báo cáo cho thấy, trong những thập kỷ qua, hệ thống giáo dục chủ yếu là công lập ở Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về tỷ lệ biết chữ cơ bản và tỷ lệ trẻ em đến trường.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng cao cùng với nhận thức trong chuẩn giữa các trường công lập đã làm bủng nổ cuộc cạnh tranh chạy đua vào các trường “điểm”, dẫn đến tình trạng tham nhũng.

Xu thế "chạy" trường cho con của các phụ huynh sẽ dẫn đến tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục (Ảnh minh họa)

Báo cáo dẫn kết quả cuộc khảo sát trực tuyến với gần 20.000 người trả lời do một báo điện tử ở Việt Nam thực hiện cho thấy, 62% phụ huynh thừa nhận họ đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân hoặc tiền để chạy trường, lớp cho con. Có 40% phụ huynh cho rằng chất lượng trường học và uy tín của trường là lý do họ chọn trường “điểm” để cho con học trái tuyến.

Trong một nghiên cứu gần đây do tổ chức Hướng tới Minh bạch thực hiện, phỏng vấn hơn 50 lãnh đạo các trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu ở Hà Nội và giáo viên các trường phổ thông ở Hà Nội cho thấy, tham nhũng trong tuyển sinh tại các trường ở ngoại thành hiếm xảy ra, trong khi đó tham nhũng trong tuyển sinh ở các trường nội thành khá phổ biến.

Phụ huynh cần thấy rõ tác động tiêu cực khi “chạy” trường

Theo báo cáo, mặc dù Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thiết lập một số biện pháp hành chính để giảm tình trạng chạy trường, nhưng những biện pháp này chỉ có tác dụng khiêm tốn và ngắn hạn. Báo cáo khuyến nghị, với vai trò vừa là nạn nhân, vừa là chủ thể chính, phụ huynh cần đồng lòng chấm dứt nạn chạy trường.

Khi tiêu cực trong tuyển sinh vào các trường đang dần nhận được sự hợp tác và chấp nhận của đa số phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường thì điều đầu tiên cần làm là chú trọng tới nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của vấn đề “chạy” trường.

Điều quan trọng hơn cả là sự cần thiết phải khôi phục lại lòng tin của các bậc phụ huynh đối với hệ thống giáo dục nhằm giảm sự tự nguyện của họ khi tham gia vào các hành vi tham nhũng. Vấn đề này sẽ không thể đạt được nếu không xử lý các hình thức tham nhũng khác trong ngành giáo dục như thu trái phép các loại phí và tổ chức dạy thêm. Cùng với đó là tiếp tục cải cách tiền lương cho giáo viên và thành lập các Hiệp hội giáo chức nhằm góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhà giáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau
Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Chạy trường hết cả nghìn USD nhưng chưa ai tố cáo
Chạy trường hết cả nghìn USD nhưng chưa ai tố cáo

(VOV) -“Hiệu trưởng hoàn toàn có thể biết chuyện chạy lớp, chạy trường nếu họ quản lý cán bộ tốt”.

Chạy trường hết cả nghìn USD nhưng chưa ai tố cáo

Chạy trường hết cả nghìn USD nhưng chưa ai tố cáo

(VOV) -“Hiệu trưởng hoàn toàn có thể biết chuyện chạy lớp, chạy trường nếu họ quản lý cán bộ tốt”.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô
Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.