Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

VOV.VN - Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học.

Ở xã vùng cao Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cô giáo Điêu Thị Hính, dân tộc Thái được biết đến là người có nhiều công lao trong việc truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái cho cán bộ, học sinh, nhân dân trong vùng. Cô hiện là giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã.

Cô giáo Điêu Thị Hính

Ở xã Nặm Ét, học sinh 100% là con em các dân tộc, nhiều em ở bậc tiểu học nói tiếng phổ thông còn chưa sõi. Vì thế trước đây khi chưa đưa chương trình dạy tiếng, chữ dân tộc vào nhà trường, mỗi buổi lên lớp, ngoài chuẩn bị giáo án, các dụng cụ trợ giảng chu đáo, cô giáo Điêu Thị Hính vẫn thường xuyên  phải minh họa bằng tiếng của dân tộc mình để  truyền dạy cho các em dễ hiểu dễ nhớ.

Đến năm 2016, thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông, cô giáo Điêu Thị Hính được nhà trường cử đi học lớp đào tạo giáo viên dạy tiếng và chữ Thái. Sau khi kết thúc khóa học, cô lại trở về trường, đảm nhiệm việc dạy tiếng, chữ Thái cho các em học sinh từ lớp 3 cho đến lớp 5, chủ yếu là con em dân tộc Thái.

Tâm sự về công việc của mình cô giáo Điêu Thị Hính cho biết: "Lúc đầu tôi rất lo lắng, không biết có dạy được không. Lo lắng thật nhưng vẫn phải thực hiên mục tiêu trở thành giáo viên dạy thêm chữ Thái, phải nắm vững được mục tiêu của từng bài và học xong phải biết truyền tải kiến thức đến các em học sinh”.

Theo cô Hính, ban đầu, khi bắt đầu tiếp cận với tiếng, chữ Thái, nhiều học sinh cũng gặp những bỡ ngỡ, những khó khăn nhất định do các em vừa học chương trình Tiểu học, vừa học thêm tiếng, chữ Thái. Cô giáo phải chỉ bảo từng chữ cái, cấu trúc ngữ pháp, cách ghép vần để các em hiểu. Bởi theo cô Hính, học tiếng, chữ Thái muốn tốt phải thực sự nắm vững chữ cái, ngữ pháp, cách ghép vần.

Cứ vậy miệt mài rèn dũa, được cô Hính kèm cặp truyền dạy, các em học sinh giờ đã đọc thông viết thạo tiếng, chữ Thái. Các em độ tuổi từ lớp 3 đến lớp 5 ngoài nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc Thái, các em  còn có thể  đọc và tìm hiểu những tác phẩm văn hoá viết bằng chữ Thái.

Nhiều em rất say sưa với môn học này vì là ngôn ngữ đời thường của các em, qua bài học hằng ngày các em hiểu được về văn hoá dân tộc mình hơn.

Em Quàng Thị Điệp học sinh lớp 6 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai cho biết: "Cháu học chữ Thái ở cô Hính 3 năm, từ năm lớp 3 đến lớp 5, đến nay cháu đã biết đọc, biết viết. Cháu thấy học chữ Thái cũng dễ thôi, bố mẹ cháu thì không biết chữ Thái, cháu sẽ dạy cho bố mẹ”.

Các em học sinh của cô Hính học chữ Thái.

Ngoài dạy tiếng, chữ Thái cho học sinh, cô giáo Điêu Thị Hính cũng tranh thủ vào ngày Chủ nhật và buổi tối lên lớp truyền dạy tiếng, chữ Thái cho cán bộ, thầy cô giáo và nhân dân trong xã.

Đến nay, cô giáo Hính đã truyền dạy cho  65 học viên thuộc diện này. Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học. 100% học viên được cô dạy hiện đều đọc thông, viết thạo chữ Thái và đạt chứng chỉ theo yêu cầu của khoá học.

Cô Quàng Thị Nghiệp, giáo viên trường Mầm non Nặm Ét cho biết thêm: "Tôi là học viên học chữ Thái ở cô Hính, tôi đã biết đọc, biết viết chữ Thái, cô Hính rất nhiệt tình giảng bài, người lớn hay các em nhỏ học đều dễ hiểu, dễ nhớ. Cô rất nhiệt tình giảng dạy".

Gần 30 năm trong nghề, cô giáo Điêu Thị Hính là giáo viên dạy giỏi cấp huyện và được tặng Huy hiệu vì sự nghiệp giáo dục, xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La. Với kinh nghiệm của mình, cô Điêu Thị Hính cho biết  sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian cho việc truyền dạy tiếng, chữ dân tộc cho các em học sinh và những người yêu thích tiếng nói, chữ viết dân tộc mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội ra công văn hỏa tốc về xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng
Hà Nội ra công văn hỏa tốc về xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

VOV.VN -UBND TP Hà Nội giao cho Sở Nội vụ Hà Nội tổng hợp, rà soát giáo viên đã  có hợp đồng lao động và đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

Hà Nội ra công văn hỏa tốc về xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

Hà Nội ra công văn hỏa tốc về xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng

VOV.VN -UBND TP Hà Nội giao cho Sở Nội vụ Hà Nội tổng hợp, rà soát giáo viên đã  có hợp đồng lao động và đóng Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.

Không dừng thi tuyển, Hà Nội xét đặc cách giáo viên hợp đồng kiểu gì?
Không dừng thi tuyển, Hà Nội xét đặc cách giáo viên hợp đồng kiểu gì?

VOV.VN - Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương rà soát để xét tuyển đặc cách GVHĐ, trường hợp còn chỉ tiêu mới thi tuyển, nhưng Hà Nội vẫn tiến hành song song 2 việc.

Không dừng thi tuyển, Hà Nội xét đặc cách giáo viên hợp đồng kiểu gì?

Không dừng thi tuyển, Hà Nội xét đặc cách giáo viên hợp đồng kiểu gì?

VOV.VN - Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương rà soát để xét tuyển đặc cách GVHĐ, trường hợp còn chỉ tiêu mới thi tuyển, nhưng Hà Nội vẫn tiến hành song song 2 việc.

Tuyển giáo viên hợp đồng: Hà Nội sáng báo dừng, tối báo thi
Tuyển giáo viên hợp đồng: Hà Nội sáng báo dừng, tối báo thi

VOV.VN -Ngày 15/11, buổi sáng Hà Nội thông báo tạm dừng thi tuyển viên chức giáo dục để xét đặc cách GVHĐ, đến cuối giờ chiều lại thông báo vẫn thi bình thường.

Tuyển giáo viên hợp đồng: Hà Nội sáng báo dừng, tối báo thi

Tuyển giáo viên hợp đồng: Hà Nội sáng báo dừng, tối báo thi

VOV.VN -Ngày 15/11, buổi sáng Hà Nội thông báo tạm dừng thi tuyển viên chức giáo dục để xét đặc cách GVHĐ, đến cuối giờ chiều lại thông báo vẫn thi bình thường.