Nguy cơ "vỡ trận" tuyển sinh đại học 2015

Có thể thấy trước những hệ lụy lâu dài

VOV.VN -Thí sinh chỉ có mục tiêu duy nhất là vào được một trường nào đó. Bộ GD-ĐT hoàn toàn không định hướng được cơ cấu nguồn lực cho từng ngành.

Sau 20 ngày chờ đợi, thấp thỏm, nhiều phụ huynh, thí sinh trong buổi chiều cuối cùng đã “chốt hạ” tương lai của con em mình rồi bật khóc và hoang mang không biết con có đỗ đại học hay không. Họ khóc vì đã phải chịu quá nhiều cơ cực, bất an không đáng có. Thế nhưng, xa hơn nữa là nỗi lo sau 4 năm đèn sách con em họ liệu có xin được việc làm?

Trong ngày 21/8, dư âm của những ngày ăn trực nằm chờ, rút rút, nộp nộp vẫn chưa thể chấm dứt. Nhiều câu chuyện “lần đầu tiên xuất hiện” ở Việt Nam nhưng khiến những người làm công tác tuyển sinh phải suy ngẫm: như thuê xe cấp cứu để kịp nộp hồ sơ xét tuyển cho con; những gương mặt phụ huynh, thí sinh thất thần khi kết thúc chuỗi này “cân não” để nộp hồ sơ… Dù Bộ GD-ĐT có ra sức nói về tính ưu việt của kỳ thi này, nhưng không khí nặng nề, bế tắc bao trùm cả lên đầu những người chỉ đứng ngoài chứng kiến cuộc thi.


Ngay sau khi các thí sinh hoàn tất việc nộp hồ sơ, kết thúc đợt 1 kéo dài 20 ngày cân nhắc nguyện vọng 1, phóng viên VOV.VN đã "hỏi nhanh" một số phụ huynh và thí sinh về tâm trạng của họ sau khi làm xong một việc quan trọng.

"Nói chung em rất chán, không biết em có theo học trường này nữa hay không (trường ĐH Thương mại)" - một thí sinh ở Từ Sơn, Bắc Ninh chia sẻ.

"Mẹ con em ở Tuyên Quang về đây thuê trọ gần 20 ngày rồi ạ. Giờ em không biết mình đang vui hay buồn nữa. Em chỉ mong sao đỗ được vào một trường nào đó cho bố mẹ em khỏi buồn thôi ạ" - em Ma Thị Bích Phương, nộp hồ sơ vào Đại học Công Đoàn chia sẻ. 

Chị Vũ Thị Minh Hải phụ huynh em Lê Hải Vân (ở Vĩnh Phúc) cho biết: Ước mơ của con tôi là học khoa Kinh tế Đối ngoại của Đại học Ngoại thương. Năm nay cháu thi được 25 điểm. Thế nhưng, đến giờ phút cuối cùng, mẹ con tôi đã không còn đủ kiên nhẫn và can đảm để đợi kết quả cuối cùng. Tôi đành rút hồ sơ cho con nộp sang khoa Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhưng cháu đã gào khóc và bảo: Mẹ ơi con không thích học ngành này. Bao nhiêu năm đèn sách, ước mơ, đến bây giờ tôi chỉ biết ấn, dí con vào một trường nào đó để con đỗ đại học chứ không thể chiều theo sự yêu thích của con được".

Tâm trạng của chị Minh Hải và con gái cũng là tâm trạng chung của rất nhiều gia đình trong thời điểm hiện tại. Với điểm thi ấy, giờ phút chót họ chỉ biết nộp đại vào trường nào đó để rồi "học đại" lấy tấm bằng chứ không còn đam mê, sở thích. 

PGS Văn Như Cương bày tỏ băn khoăn lo lắng: "Ai làm việc gì trước hết phải có niềm đam mê, yêu thích. Với cách "nộp đại" hồ sơ để vào đại học rồi "học đại" thì ai biết sau này các em ra trường sẽ làm được gì? Có phát huy được năng lực, sở trường của mình hay không? Xa hơn nữa, chúng ta trông mong gì ở thế hệ tương lai của đất nước?".

GS Văn Như Cương cũng bày tỏ băn khoăn về "cách làm mới hiệu quả có mới? Có giải quyết được những vấn đề căn bản của giáo dục đại học và đặc biệt là giải quyết được tình trạng “cử nhân thất nghiệp hàng loạt trong khi nhiều cơ quan, công ty lại không có người làm” hay tuyển dụng rồi mà lại vô dụng, không đáp ứng được yêu cầu công việc?

Sau những gì đã diễn ra hơn 20 ngày qua cho thấy, cách làm của Bộ trong năm nay đã khiến việc phân ngành, phân nghề không còn ý nghĩa với các thí sinh. Thực chất đây là cuộc đua nhau về điểm số chứ không cần biết thí sinh có yêu ngành nghề mình học hay không. Nhiều người băn khoăn, vậy ở cấp PTTH người ta dạy hướng nghiệp làm gì? Bản chất của việc xét tuyển này có phải là để đào tạo con người ra để làm việc hay không?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) nêu thực tế: “Khi chúng ta kết hợp 2 kỳ thi vào 1 đầu điểm thì điểm của các em sẽ bị xáo trộn rất nhiều. Sự thật đã cho thấy, số điểm của các em thấp hơn so với mọi năm. Điều này khiến các trường khó khăn trong việc xét tuyển. Ngoài ra với cách thi này, chắc chắn điểm đỗ tốt nghiệp của các em không được cao, sẽ gây thất vọng cho các em và khó khăn cho các em sau này sau khi ra trường xin việc làm”.

Hiếu học thì mới học giỏi. Đối với công việc cũng vậy, phải yêu công việc thì mới làm tốt được việc đó. Thế nhưng, những ngày qua các em chỉ có một mục tiêu duy nhất: Cố gắng làm sao "nhét chân" vào một trường đại học, còn không biết sau này ra trường sẽ làm gì, nó có phù hợp với “sở trường, sở đoản” của mình hay không. Ước mơ vào được ngành nghề yêu thích của nhiều em cứ “tụt” dần theo diễn biến điểm từng ngày.

Đào tạo không gắn với thị trường, thất nghiệp gia tăng!

Từ trước tới nay, các vị chuyên gia lao động-việc làm luôn than thở rằng, chúng ta đào tạo không phù hợp với nhu cầu. Chúng ta đào tạo ra những ngành nghề mà các cơ quan, doanh nghiệp không cần. Có nghĩa là chúng ta có cái người ta không cần.

Theo thống kê của Bản tin thị trường lao động Quý I/2015, trong số 11,82 triệu lao động có bằng cấp/chứng chỉ, có 4,3 triệu người có trình độ đại học, chếm tỷ lệ cao nhất (36,39%); tiếp đến là lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp/trung cấp nghề (gần 3,06 triệu người chiếm 25,84%); sơ cấp nghề gần 1,99 triệu, chiếm 16,79%; cao đẳng nghề/ cao đẳng 1,7 triệu, chiếm 14,39%, chứng chỉ nghề dưới 3 tháng, 416 nghìn người chiếm 3,52%...

Thông tin từ Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB &XH cho thấy, 80% DN đang sử dụng công nghệ trung bình và thấp, không cần nhiều đến lao động có trình độ kỹ thuật cao. Gần 50% lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp nên nhu cầu sử dụng lao động phổ thông lớn. "Hơn nữa, hiện nay các DN thích tuyển lao động phổ thông rồi tự đào tạo hơn là tuyển cử nhân, bởi tuyển cử nhân DN vẫn phải đào tạo lại mà cử nhân thường “đứng núi này trông núi nọ”, hay nhảy việc ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của DN. Việc kết nối cung - cầu lao động hiện nay làm chưa tốt, dẫn tới tình trạng nơi thừa nơi thiếu lao động" - Bà Nguyễn Hải Yến, Trưởngphòng thị trường lao động (Cục Việc làm) cho biết. 

Không biết, Bộ GD-ĐT có căn cứ vào những con số này để đưa ra cách thức tuyển sinh phù hợp, cơ cấu được lao động cho các ngành của đất nước?

Mục tiêu của nhiều thí sinh là vào được trường đại học chứ không phải chọn ngành nghề xã hội đang cần và mình yêu thích

Đáng lẽ, với một kỳ thi như thi đại học, thì việc định hướng cho các em nên thi tuyển vào những ngành, nghề nào để cân đối nguồn lực phát triển đất nước, khi ra trường là có việc làm phải đặt lên hàng đầu. Câu chuyện cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp năm nào cũng được xới lên và năm nào cũng nóng thế nhưng việc học cứ học, không cần biết sau này ra trường sẽ làm gì. Và cách tuyển sinh khiến thí sinh “bổ nháo, bồ nhào” chọn bừa một ngành học cho có sẽ khiến câu chuyện méo mó về nguồn nhân lực ngày càng trầm trọng hơn. Bộ Giáo dục-Đào tạo đã không đưa ra được con số thống kê cụ thể về cơ cấu kinh tế, nhu cầu cụ thể của từng ngành nghề đã khiến các thí sinh “tù mù”, chọn trường theo tên gọi, sở thích.

Chính vì thế, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền để các bạn trẻ chọn nghề, chọn ngành cho đúng và có tâm lý khởi nghiệp sau khi đã tốt nghiệp đại học. Tiếp đó, công tác đào tạo tại các trường đại học cần được đổi mới từ nội dung đến phương thức đào tạo, gắn với đơn vị sử dụng lao động. 

Theo giải thích của Bộ GD-ĐT thì năm nay với cách tuyển sinh mới, cơ hội vào các trường đại học của thí sinh sẽ rộng mở hơn. Nhưng đây lại là điều đáng lo. Vì sao? Vì ngay từ đầu, việc kết hợp “2 trong 1” trong một kỳ thi đã khiến nhiều người băn khoăn.  Chỉ cần phân tích một cách đơn giản là “Việc gì chuyên môn hóa cao thì chất lượng mới cao”, đằng này một mũi tên với tham vọng trúng “2 đích” thì hiệu quả chắc chắn sẽ rất “nhờ nhờ”. Sau kỳ thi này, nhiều thí sinh đã rất hứng khởi, tràn trề hy vọng trúng tuyển đại học. Bộ GD-ĐT đã “cấy” thêm ước mơ vào đại học cho những em đáng ra năng lực chỉ cao đẳng hoặc học nghề. Chất lượng đào tạo những năm qua đã ở mức báo động rồi thì với đầu vào của năm nay Bộ GD-ĐT có dám bảo đảm, chất lượng đầu ra sẽ tăng khi áp dụng phương pháp tuyển sinh mới?

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2015, rất nhiều người mong muốn có một cơ quan kiểm định, đánh giá độc lập về kết quả thi THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015 để làm căn cứ cho các điều chỉnh sau này của Bộ GD-ĐT. Kết quả này có thể được đưa ra ngay sau khi kết thúc học kỳ 1 của năm học mới để Bộ GD-ĐT và các trường có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày cuối xét tuyển đại học: Thí sinh "liều mình đặt cược” cho số phận
Ngày cuối xét tuyển đại học: Thí sinh "liều mình đặt cược” cho số phận

VOV.VN -Ngày cuối xét tuyển đại học, nhiều thí sinh có điểm suýt soát “liều mình” không rút hồ sơ cho dù người điểm cao tiếp tục nộp vào.

Ngày cuối xét tuyển đại học: Thí sinh "liều mình đặt cược” cho số phận

Ngày cuối xét tuyển đại học: Thí sinh "liều mình đặt cược” cho số phận

VOV.VN -Ngày cuối xét tuyển đại học, nhiều thí sinh có điểm suýt soát “liều mình” không rút hồ sơ cho dù người điểm cao tiếp tục nộp vào.

Hỗn loạn trong ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1
Hỗn loạn trong ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1

VOV.VN -Đợt đăng ký xét tuyển đại học đã kết thúc, nhưng các trường vẫn chưa công bố chính thức và thí sinh vẫn phải “thót tim” chờ đợi trong vài ngày tới.

Hỗn loạn trong ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1

Hỗn loạn trong ngày cuối cùng nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1

VOV.VN -Đợt đăng ký xét tuyển đại học đã kết thúc, nhưng các trường vẫn chưa công bố chính thức và thí sinh vẫn phải “thót tim” chờ đợi trong vài ngày tới.

Nhiều trường công bố điểm chuẩn đại học 2015
Nhiều trường công bố điểm chuẩn đại học 2015

VOV.VN - Nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn đại học năm 2015 ngay sau khi kết thúc đợt nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1.

Nhiều trường công bố điểm chuẩn đại học 2015

Nhiều trường công bố điểm chuẩn đại học 2015

VOV.VN - Nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn đại học năm 2015 ngay sau khi kết thúc đợt nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1.

Nhiều trường đứng trước thách thức mới sau đợt xét tuyển đại học
Nhiều trường đứng trước thách thức mới sau đợt xét tuyển đại học

VOV.VN - Công tác xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ còn tiểm ẩn rủi ro. Nhiều trường đứng trước thách thức không chọn được thí sinh chất lượng cao.

Nhiều trường đứng trước thách thức mới sau đợt xét tuyển đại học

Nhiều trường đứng trước thách thức mới sau đợt xét tuyển đại học

VOV.VN - Công tác xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ còn tiểm ẩn rủi ro. Nhiều trường đứng trước thách thức không chọn được thí sinh chất lượng cao.

Xét tuyển đại học bổ sung: Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng
Xét tuyển đại học bổ sung: Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng

VOV.VN -Trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.

Xét tuyển đại học bổ sung: Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng

Xét tuyển đại học bổ sung: Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng

VOV.VN -Trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.