Đường dây nóng hàng không: Đừng để ‘chém dao xuống nước’!

VOV.VN-Có đường dây nóng là tốt, nhưng cần hơn là phải có chế tài và xử lý nghiêm những sai phạm, kỷ luật nội ngành phải được đề cao.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng mới có yêu cầu Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam phải sớm công bố, công khai đường dây nóng để hành khách có thể có ý kiến và phản ánh kịp thời về chất lượng các dịch vụ hàng không. Với mệnh lệnh này, hành khách vẫn chưa yên tâm và còn lo xảy ra hiệu ứng ‘chém dao xuống nước’.

Bộ lại yêu cầu…

Dư luận không khó nhận ra rằng, yêu cầu trên của Bộ trưởng Bộ GTVT là một trong nhiều phản ứng bằng mệnh lệnh quản lý của vị tư lệnh ngành giao thông. Bởi vì, trong cuộc họp về cải thiện cung cấp dịch vụ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài mới diễn ra tại Hà Nội, chính Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ rõ, dịch vụ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, còn nhiều tồn tại và bất cập.

Một số dịch vụ ở sân bay chưa đảm bảo chất lượng và giá cả (Ảnh: VTCNews). 

Không phải đến cuộc họp này, nhiều tồn tại và bất cập về dịch vụ hàng không tại Việt Nam mới được nhắc đến. Nhớ lại hồi tháng 4/2013, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cũng ký văn bản gửi Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các Hãng hàng không: Jestart Pacific Airlines, Vietjet Air, Air Mekong yêu cầu chấn chỉnh thái độ và chất lượng phục vụ hành khách trên các chuyến bay và tại các cảng hàng không.

Sở dĩ có những động thái mệnh lệnh này, do có nhiều ý kiến phản ánh về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không trên một số chuyến bay, tình trạng hủy chuyến bay vì mục đích thương mại; chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không chưa đáp ứng được yêu cầu của hành khách...

Cùng với những cái chưa được thuộc về thái độ phục vụ, hành khách đã không ít lần lên tiếng, giới truyền thông cũng đã tốn không ít giấy mực phê bình tình trạng làm dịch vụ kiểu chộp giật, ‘chặt chém’, ‘móc túi’ khách tại sân bay. Biểu hiện là không ít gian hàng tại các sân bay bán giá quá cao, không niêm yết giá…

Điều hành khách bức xúc còn bởi lâu nay dịch vụ hàng không được xếp vào hàng dịch vụ cao cấp, hành khách không có quyền mặc cả và phải trả giá cao nhưng không được phục vụ đáng đồng tiền bát gạo.

Hồi tháng 6/2013, báo chí phải lên tiếng chỉ ra tình trạng giá và chất lượng dịch vụ tại sân bay không xứng, như: bánh mì chả, heo quay giá 45.000 đồng/ổ, nhưng bên trong phần lớn là xà lách, vài lát chả lụa mỏng như lưỡi mèo, thêm vài miếng heo quay. Bánh mì chả chiên patê cũng không khá hơn khi chỉ có xà lách phủ bên ngoài và một miếng chả dài ngoằng nhưng mỏng dính, giá 49.000 đồng. Đĩa đậu hủ chiên - bún tươi có chừng 5 miếng đậu hủ vuông cỡ chừng 3cm mỗi cạnh, một nhúm xà lách, một nhúm bún... có giá cũng 49.000 đồng. Mì Ý xốt bò bằm có một hộp nước xốt bò là chủ yếu, còn thịt bò không là bao, giá 79.000 đồng...

Thậm chí, trên cộng đồng mạng đã lan truyền câu chuyện của một số du khách nước ngoài khi đến một sân bay ở Việt Nam phải kêu trời việc “chặt chém” khi ăn uống ở đây. Có người đã gọi rằng đây là nơi bán đồ ăn “đắt và dở nhất thế giới”. Sau đó, sân bay này có hứa chấn chỉnh…

Nhiều biểu hiện cụ thể về giá cả và chất lượng dịch vụ bất hợp lý tại các sân bay khó kể hết. Song, dù sao, khi Bộ GTVT lại tiếp tục có thông điệp hòng chấn chỉnh những vi phạm này bằng mệnh lệnh yêu cầu sớm công bố, công khai đường dây nóng để hành khách phản ánh kịp thời về chất lượng các dịch vụ hàng không, là một tín hiệu vui nho nhỏ. Vui vì dù sao Bộ vẫn quan tâm đến vấn đề này, và mệnh lệnh lại tiếp tục được phát đi.

Đừng yêu cầu kiểu ‘chém dao xuống nước’

Với yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng phát đi lần này, dư luận vẫn thấy lo lắng về hiệu quả của nó. Lo vì lẽ ngành hàng không không phải mới thành lập, nề nếp của ngành không phải chưa có. Nhưng với tình trạng thái độ phục vụ xuống dốc, nạn chặt chém hoành hành khiến uy tín của ngành hàng không đang giảm sút. Nghiêm trọng hơn, hàng không là đường cửa ngõ quan trọng để đưa lối, dẫn đường bạn bè quốc tế, khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam.

Những tiêu cực dễ nhìn thấy của ngành hàng không không chỉ làm mất lòng hành khách, mà còn gây hại cho thể diện quốc gia. Khi Bộ trưởng GTVT phải lên tiếng thúc giục việc lập đường dây nóng để hành khách phản ánh về chất lượng các dịch vụ hàng không, chứng tỏ chuyện “trên bảo dưới nghe” nội ngành này đang có vấn đề. Lẽ ra, những vi phạm này trước hết phải được phản ánh và chấn chỉnh kịp thời và chặn đứng tái phạm bằng hệ thống lực lượng thanh tra, giám sát của ngành.

Đằng này, Tư lệnh ngành phải lên tiếng như một sự trông chờ vào ý kiến khách hàng qua đường dây nóng. Dù biện giải cách nào, đây cũng là biểu hiện sự nhờn lệnh. Bởi sau nhiều lần có mệnh lệnh bằng văn bản hẳn hoi, nhiều sự khó hiểu vẫn xảy ra trong ngành hàng không. Chẳng hạn, nạn hoãn bay vẫn diễn ra như cơm bữa. Mặc dù có thông tin về giá cả hàng hóa đã phần nào hạ nhiệt, nhưng so với thực tế thị trường bên ngoài, vẫn còn chênh cao một cách vô lý.

Thêm nữa, khi chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bất cập, tồn tại trên là do sự phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương thanh tra, kiểm tra các dịch vụ liên quan, đến hết quý IV năm 2013 phải ra soát lại toàn bộ các điều kiện về các nhân viên, viên chức, lao động… trên khu vực các Cảng, đào tạo và cấp chứng chỉ đầy đủ theo quy định; công bố, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, đặc biệt là quy trình vận hàng các cảng…

Trong những yêu cầu ‘khẩn trương’ của Bộ trưởng nêu, người ta vẫn thấy sự chậm trễ. Vì rằng, tại sao những hành vi chưa chuẩn, chưa hợp lý diễn ra nhiều ngày, Bộ trưởng cũng phải sốt ruột rồi mà lại phải chờ đến hết quý IV/2013 mới xong rà soát? Và, những sai phạm bấy lâu nay thì ai chịu trách nhiệm, xử lý như thế nào..?

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh, đề cập đến các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hàng không như: duy trì nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức hội nghị chất lượng dịch vụ hàng không 3 tháng 1 lần; ban hành bộ tiêu chuẩn dịch vụ tối thiểu, sau khi thí điểm thành công sẽ trình Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành…

Như thế, những mệnh lệnh của Bộ trưởng vẫn tiếp tục phải chờ dài dài mới mong mang đến diện mạo mới cho dịch vụ hàng không. Thậm chí, nếu mệnh lệnh vẫn không được thực thi nghiêm, sẽ chẳng khác nào ‘chém dao xuống nước’./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yêu cầu lập đường dây nóng về dịch vụ hàng không
Yêu cầu lập đường dây nóng về dịch vụ hàng không

VOV.VN - Giải pháp này nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không đáp ứng yêu cầu thực tế.

Yêu cầu lập đường dây nóng về dịch vụ hàng không

Yêu cầu lập đường dây nóng về dịch vụ hàng không

VOV.VN - Giải pháp này nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không đáp ứng yêu cầu thực tế.

Hàng không phải chấn chỉnh thái độ phục vụ hành khách
Hàng không phải chấn chỉnh thái độ phục vụ hành khách

(VOV) -Có cả cán bộ cấp cao Nhà nước cũng phàn nàn về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không.

Hàng không phải chấn chỉnh thái độ phục vụ hành khách

Hàng không phải chấn chỉnh thái độ phục vụ hành khách

(VOV) -Có cả cán bộ cấp cao Nhà nước cũng phàn nàn về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không.

Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách đi máy bay
Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách đi máy bay

Thức ăn vừa dở vừa mắc, đó là nhận định của nhiều hành khách đi máy bay về các sân bay ở Việt Nam từ bao lâu nay.

Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách đi máy bay

Chấn chỉnh nạn “chặt chém” khách đi máy bay

Thức ăn vừa dở vừa mắc, đó là nhận định của nhiều hành khách đi máy bay về các sân bay ở Việt Nam từ bao lâu nay.

Bộ GTVT khẳng định tính khả thi xây sân bay Long Thành
Bộ GTVT khẳng định tính khả thi xây sân bay Long Thành

VOV.VN - Sân bay Tân Sơn Nhất khó mở rộng do bị giới hạn về vị trí và diện tích, ảnh hưởng lớn về môi trường cho dân cư trong khu vực.

Bộ GTVT khẳng định tính khả thi xây sân bay Long Thành

Bộ GTVT khẳng định tính khả thi xây sân bay Long Thành

VOV.VN - Sân bay Tân Sơn Nhất khó mở rộng do bị giới hạn về vị trí và diện tích, ảnh hưởng lớn về môi trường cho dân cư trong khu vực.

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế
Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Việc giảm mức thuế GTGT nhằm thu hút, khuyến khích du khách quốc tế và nội địa, kích cầu vận tải, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh.

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Không đánh thuế GTGT đối với dịch vụ hàng không, hàng hải quốc tế

Việc giảm mức thuế GTGT nhằm thu hút, khuyến khích du khách quốc tế và nội địa, kích cầu vận tải, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh.