Không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh

VOV.VN - Đây là yêu cầu của Bộ GD-ĐT trong hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam.

Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ về hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa  gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn việc triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

Đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh
Theo đó, hoạt động đánh giá học sinh được hiểu là những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những nhận định định tính và định lượng nhằm mục đích giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

Học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn.

Cùng với đó, cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.  

Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên

Năm học 2012-2013, Bộ đã triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại 1.447 trường tiểu học. Từ năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng VNEN. 

Về nguyên tắc đánh giá, Bộ yêu cầu, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện.

Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong VNEN.

Kết hợp đánh giá của giáo viên, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh và tự đánh giá của học sinh. Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Bộ nhấn mạnh: Đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Theo mô hình VNEN, sẽ đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục.

Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của học sinh tiểu học: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.

Đồng thời, đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học: yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo dục nhân cách học đường đang bị xem nhẹ
Giáo dục nhân cách học đường đang bị xem nhẹ

VOV.VN - Nội dung chương trình hiện hành còn nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, chưa gắn liền với thực tế.

Giáo dục nhân cách học đường đang bị xem nhẹ

Giáo dục nhân cách học đường đang bị xem nhẹ

VOV.VN - Nội dung chương trình hiện hành còn nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, chưa gắn liền với thực tế.

Các khoản thu đầu năm học còn gây nhiều bức xúc
Các khoản thu đầu năm học còn gây nhiều bức xúc

VOV.VN -Đây là một trong những nội dung mà công tác thanh tra của ngành giáo dục vẫn thực hiện chưa tốt.

Các khoản thu đầu năm học còn gây nhiều bức xúc

Các khoản thu đầu năm học còn gây nhiều bức xúc

VOV.VN -Đây là một trong những nội dung mà công tác thanh tra của ngành giáo dục vẫn thực hiện chưa tốt.

Không được bắt buộc học sinh mua đồng phục mới
Không được bắt buộc học sinh mua đồng phục mới

VOV.VN- Đây là nội dung trong hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học mới của Sở GD-ĐT Hà Nội tới các phòng giáo dục, quận, huyện, xã.

Không được bắt buộc học sinh mua đồng phục mới

Không được bắt buộc học sinh mua đồng phục mới

VOV.VN- Đây là nội dung trong hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học mới của Sở GD-ĐT Hà Nội tới các phòng giáo dục, quận, huyện, xã.

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục
Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Đạo đức học đường: Nhất định phải thay đổi!
Đạo đức học đường: Nhất định phải thay đổi!

VOV.VN - Để các em trở thành một người có nhân cách, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội hết sức quan trọng...

Đạo đức học đường: Nhất định phải thay đổi!

Đạo đức học đường: Nhất định phải thay đổi!

VOV.VN - Để các em trở thành một người có nhân cách, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội hết sức quan trọng...

Rà soát triển khai công tác giáo dục "đạo đức học đường"
Rà soát triển khai công tác giáo dục "đạo đức học đường"

VOV.VN - Bộ yêu cầu kiềm chế và phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa trong học sinh, sinh viên...

Rà soát triển khai công tác giáo dục "đạo đức học đường"

Rà soát triển khai công tác giáo dục "đạo đức học đường"

VOV.VN - Bộ yêu cầu kiềm chế và phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa trong học sinh, sinh viên...

Thành lập Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM
Thành lập Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM

VOV.VN - Bộ GD-ĐT chủ trì tổ chức thẩm định Dự án đầu tư thành lập Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM

Thành lập Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM

Thành lập Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM

VOV.VN - Bộ GD-ĐT chủ trì tổ chức thẩm định Dự án đầu tư thành lập Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM

Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày
Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày

VOV.VN -Để thực hiện mục tiêu này, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ gia đình khó khăn cho trẻ đi học.

Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày

Năm học mới, phấn đấu 95% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày

VOV.VN -Để thực hiện mục tiêu này, Bộ GD-ĐT sẽ chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ gia đình khó khăn cho trẻ đi học.

Hà Nội sẵn sàng đón 1,6 triệu học sinh vào năm học mới
Hà Nội sẵn sàng đón 1,6 triệu học sinh vào năm học mới

VOV.VN- Thành phố  tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục, ngân sách chi cho các cấp học tăng từ 2,5-3 lần so với định mức cũ.

Hà Nội sẵn sàng đón 1,6 triệu học sinh vào năm học mới

Hà Nội sẵn sàng đón 1,6 triệu học sinh vào năm học mới

VOV.VN- Thành phố  tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục, ngân sách chi cho các cấp học tăng từ 2,5-3 lần so với định mức cũ.

Vì sao thủ khoa quay lưng với “thảm đỏ”?
Vì sao thủ khoa quay lưng với “thảm đỏ”?

VOV.VN -Trong 10 năm “trải thảm đỏ” kêu gọi nhân tài, Hà Nội chỉ thu hút được 103 thủ khoa trong tổng số 1.203 em.

Vì sao thủ khoa quay lưng với “thảm đỏ”?

Vì sao thủ khoa quay lưng với “thảm đỏ”?

VOV.VN -Trong 10 năm “trải thảm đỏ” kêu gọi nhân tài, Hà Nội chỉ thu hút được 103 thủ khoa trong tổng số 1.203 em.

Rèn đạo đức: Trông người mà ngẫm đến ta
Rèn đạo đức: Trông người mà ngẫm đến ta

VOV.VN - Ở nhiều nước châu Á, dạy lễ nghĩa cho trẻ rất được chú trọng vì họ quan niệm trước khi dạy trẻ thành tài, hãy dạy trẻ có đức.…

Rèn đạo đức: Trông người mà ngẫm đến ta

Rèn đạo đức: Trông người mà ngẫm đến ta

VOV.VN - Ở nhiều nước châu Á, dạy lễ nghĩa cho trẻ rất được chú trọng vì họ quan niệm trước khi dạy trẻ thành tài, hãy dạy trẻ có đức.…

Phản hồi sau loạt bài về “Đạo đức học đường” trên VOV online
Phản hồi sau loạt bài về “Đạo đức học đường” trên VOV online

VOV.VN - Hàng trăm ý kiến tâm huyết cho rằng, đạo đức học đường hiện nay còn nhiều tồn tại, cần thiết phải có sự uốn nắn kịp thời…

Phản hồi sau loạt bài về “Đạo đức học đường” trên VOV online

Phản hồi sau loạt bài về “Đạo đức học đường” trên VOV online

VOV.VN - Hàng trăm ý kiến tâm huyết cho rằng, đạo đức học đường hiện nay còn nhiều tồn tại, cần thiết phải có sự uốn nắn kịp thời…