Thi sáng kiến kinh nghiệm: Nỗi ám ảnh của giáo viên!

VOV.VN - Giáo viên kêu viết sáng kiến kinh nghiệm gây lãng phí thời gian, tiền của mà không có tác dụng nâng cao chất lượng dạy-học. Sao Bộ GD-ĐT không biết?

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần các sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ, thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, với một “rừng” sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo ở các cấp học hiện nay đang trở thành sự “kinh hãi” của nhiều người. Bởi phần lớn các sáng kiến kinh nghiệm này được ra đời bởi sự thúc ép bằng các mệnh lệnh hành chính, bằng các chỉ tiêu thi đua, đôi khi là lợi ích cá nhân chứ không phải đúc kết từ tâm huyết, kinh nghiệm giảng dạy.


Một đề xuất “Nên bỏ thi sáng kiến kinh nghiệm giáo viên” được chia sẻ trên Diễn đàn “Chúng tôi là giáo viên tiểu học” đã nhận được hàng nghìn lượt like (thích) và hàng trăm bình luận bày tỏ ý kiến đồng tình.

Một giáo viên ở Bắc Giang chia sẻ: “Tôi đang ngồi chỉnh và sửa. Lẽ ra thời gian ngồi đấy cho tôi đọc sách và nghiên cứu xem bài tuần tới tôi dạy cho học sinh những gì và cách giảng nào hay và dễ hiểu nhất đến học sinh thì tốt hơn. Tôi bị ép làm sáng kiến mà thực chất tôi không muốn hiểu”.

Đây chỉ là một trong số hàng trăm bình luận, chia sẻ của các thầy cô đang dạy tiểu học. Nhưng tựu chung lại, nhiều thầy cô cho rằng, viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm “rất vô bổ”, năm nào ở trên cũng “dội” xuống các trường yêu cầu viết sáng kiến thì lấy đâu ra nhiều sáng kiến đến thế? Và họ so sánh với những người làm trong các lĩnh vực khác, thậm chí là các nhà khoa học chuyên nghiệp, cả đời họ tích lũy kinh nghiệm và viết ra được một sáng kiến đã là quý rồi. Như cách làm hiện nay, hàng nghìn con người, ngoài việc phải lo giáo án, nhận xét học sinh hàng ngày lại phải lao đầu vào một công việc mà họ cho là “rất vô bổ”. Bởi, nguồn gốc của các sáng kiến này được lấy từ đâu ra? Từ những sáng kiến trước đó đã được đưa lên mạng rồi được “sữa chữa” cho “mới”, cho lạ. Nhiều người lười hơn thì copy nguyên bài của người khác rồi đem đi thi. Thế mới có chuyện hai giáo viên ở hai trường khác nhau lại có hai sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn giống nhau; sáng kiến năm trước bị trượt thì năm sau lại đạt giải…

Với những gì mà các thầy, cô phản ánh thì điều duy nhất có thể thấy giá trị của sáng kiến kinh nghiệm là chỉ để xét danh hiệu thi đua của giáo viên chứ không có bất kỳ tác dụng gì cho việc học tập của các em học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm giống như một điều kiện cần và đủ để một giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Khi có trong tay sáng kiến kinh nghiệm đạt từ loại C trở lên có nghĩa là đã cầm trong tay phần chắc thắng đạt chiến sĩ thi đua cơ sở của năm. Còn các đồng nghiệp khác, dù cố gắng đến mấy, làm việc tốt đến mấy thì hãy đợi đã nhé, vì chưa có xếp loại sáng kiến kinh nghiệm trong tay.

Thực tế, tính ứng dụng của các đề tài này là rất ít nếu không muốn nói là hầu như không có. Chính vì thế, đã có hẳn một công trình nghiên cứu “Làm thế nào để đưa các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải các cấp ứng dụng vào nhà trường tiểu học có hiệu quả”. Theo đó, tác giả công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng, thực tế mới chỉ vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm này ở mỗi một giáo viên nghiên cứu vào cho lớp của mình chứ chưa được triển khai nhân rộng ra trong tổ chuyên môn cũng như trong nhà trường cùng thực hiện có hiệu quả. Chính điều đó làm lãng phí công sức, tiền của mà chưa mang tính phổ quát rộng trong thực tiễn và hiệu quả cao.

Rõ ràng là các thầy cô đã “bí” đề tài, “nghiên cứu lại nghiên cứu”, việc này gây lãng phí, mất thời gian, công sức, tiền của. Nếu thực sự viết sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng thiết thực với công việc hàng ngày thì các giáo viên sẽ chủ động “lùng sục” chứ không phải đến mức ấn, dí vào tay mà không ai muốn đọc.

Viết sáng kiến kinh nghiệm được nhiều người cho là nhàm chán nhưng rõ ràng lại mang đến lợi ích cụ thể cho mỗi chủ nhân của tác phẩm ấy thì chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực như thông đồng, mua bán với người chấm; xào xáo của người khác, hùn vốn luân phiên nhau đứng tên (vì được phép đứng tên nhóm tác giả), thuê viết…Rõ ràng, quy định viết sáng kiến kinh nghiệm đã tạo áp lực lớn đối với thầy cô giáo mà lại hoàn toàn không có lợi gì cho sự tiến bộ của học sinh. Ngoài ra, ngành giáo dục còn mất một khoản kinh phí chi cho những người viết sáng kiến, bồi dưỡng cho những người chấm… Chưa kể đến khâu chấm sáng kiến kinh nghiệm cũng là cả một vấn đề đáng bàn.

Bây giờ, mạng xã hội phát triển, các thầy cô giáo hay bất kỳ người làm việc trong lĩnh vực nào khác cũng có những diễn đàn riêng để chia sẻ kinh nghiệm. Chẳng cần phải thi thố những sáng kiến kinh nghiệm ấy nếu thầy cô nào thấy hay, hữu ích cho công việc của mình thì họ sẽ lĩnh hội, áp dụng vào công việc hàng ngày. Ngành giáo dục nên dành khoản kinh phí cho mỗi “nghiên cứu bỏ túi” này (khoảng 20-30 triệu đồng/nghiên cứu) cho những phần việc cấp thiết hơn của ngành. Đã đến lúc cần mạnh dạn dẹp bỏ những quy định không đem lại ích lợi gì cho việc dạy và học như viết sáng kiến kinh nghiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên có thể đánh giá học sinh trên lớp thay bài kiểm tra
Giáo viên có thể đánh giá học sinh trên lớp thay bài kiểm tra

VOV.VN -Giáo viên có thể đánh giá các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở học tập, kết quả thực hiện một dự án học tập…thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Giáo viên có thể đánh giá học sinh trên lớp thay bài kiểm tra

Giáo viên có thể đánh giá học sinh trên lớp thay bài kiểm tra

VOV.VN -Giáo viên có thể đánh giá các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở học tập, kết quả thực hiện một dự án học tập…thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo viên nào cũng có thể dạy tích hợp
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo viên nào cũng có thể dạy tích hợp

VOV.VN -Theo Thứ trưởng, tất cả giáo viên của ta đều có thể dạy tích hợp được, vấn đề chính là biết sử dụng kiến thức tổng hợp để dạy thế nào cho tốt.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo viên nào cũng có thể dạy tích hợp

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo viên nào cũng có thể dạy tích hợp

VOV.VN -Theo Thứ trưởng, tất cả giáo viên của ta đều có thể dạy tích hợp được, vấn đề chính là biết sử dụng kiến thức tổng hợp để dạy thế nào cho tốt.

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp
Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

VOV.VN -Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

Đổi mới giáo dục: 3 tháng bồi dưỡng giáo viên không thể dạy tích hợp

VOV.VN -Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn
Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp do được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chất lượng không đồng đều.

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp do được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chất lượng không đồng đều.