Tuyển sinh năm 2019: Có sự phân hóa rõ ràng về ngành và trường đào tạo

VOV.VN - Lãnh đạo các trường đều nhận định, điểm chuẩn trúng tuyển vào nhiều ngành của các trường năm nay có sự biến động theo hướng tăng 

Từ sáng 10/8, các trường bắt đầu tiếp nhận thí sinh đến làm thủ tục xác nhận trúng tuyển. Qua thống kê điểm trúng tuyển mà các trường đã công bố, mức điểm vào các ngành của các trường từ 13,5 điểm đến hơn 28 điểm. Từ mức điểm trúng tuyển vào các trường cũng cho thấy có sự phân hóa rất rõ ràng về ngành đào tạo và trường đào tạo. 

Điểm chuẩn trúng tuyển vào nhiều ngành của các trường biến động theo hướng tăng từ 1 điểm đến 2 điểm so với năm ngoái.

Lãnh đạo các trường đều nhận định, điểm chuẩn trúng tuyển vào nhiều ngành của các trường năm nay có sự biến động theo hướng tăng từ 1 điểm đến 2 điểm so với năm ngoái tùy theo từng khối ngành. Đây là điều đã được các trường và chuyên gia dự báo từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi THPT quốc gia 2019. Phổ điểm thi trải đều và số lượng bài thi đạt từ mức điểm 4 đến mức điểm 7 chiếm số lượng lớn nên điểm trúng tuyển của nhiều trường đều từ 15 điểm trở lên, chỉ có một số ít trường có điểm trúng tuyển ở mức 13, 14 điểm. Một số trường top đầu điểm trúng tuyển đều trên 20 điểm.

Ông Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết: “Tôi đánh giá công tác xét tuyển vào đại học chính quy 2019 rất tốt đẹp, trơn chu, trôi chảy. Các trường cũng đã tìm được những sinh viên theo ngành nghề đào tạo cũng như theo định vị của mình. Thực tế của trường chúng tôi hiện nay thì mức điểm cao hơn so với năm ngoái trùng với dự báo của các chuyên gia cũng như là xác định của trường”.

Cũng giống như những năm gần đây, điểm chuẩn trúng tuyển vào từng ngành của các trường có sự chênh lệch. Nhóm ngành thuộc lĩnh vực y dược, công an, quân đội, kinh doanh, công nghệ thông tin... có điểm trúng tuyển cao hơn năm ngoái và cao hơn so với các ngành khác. Năm nay nhóm ngành đào tạo sư phạm bậc đại học do có “điểm sàn” của Bộ Giáo dục và Đào tao nên cũng có điểm trúng tuyển từ 18 điểm trở lên.

Theo các chuyên gia, điểm trúng tuyển của từng ngành, từng trường cao hay thấp phụ thuộc vào nguồn tuyển sinh và nhu cầu định hướng nghề nghiêp của thí sinh. Tâm lý chọn ngành học theo đám đông của thí sinh đang giảm dần, các em đã chú ý đến việc lựa chọn ngành học theo sở thích, năng lực và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng nói: “Điểm đầu vào cao hay thấp tùy vào ngành. Ví dụ những ngành trường cao thì thông thường là ngành khối kinh tế, một số ngành công nghệ mũi nhọn của một số trường kỹ thuật lớn, còn lại đa số chúng ta thấy là bên khối kỹ thuật thì thường có điểm không cao như bên khối kinh tế. Đấy cũng là đặc thù. Việc này cũng đã xảy ra trong vài năm nay rồi. Do vậy các trường kinh tế hay kỹ thuật thì đều có những giải pháp đảm bảo chất lượng để đạt yêu cầu chuẩn đầu ra”.

Đặc biệt, điểm trúng tuyển của các trường đại học năm nay có sự phân tốp rất rõ ràng. Nhóm các trường top đầu, chất lượng đào tạo đã được khẳng định qua nhiều năm thì điểm trúng tuyển đều từ 20 điểm trở lên, nhóm các trường top giữa điểm trúng tuyển từ 15 trở lên và nhóm các trường top dưới, đại học địa phương thì điểm trúng tuyển vào một số ngành thấp dưới 15 điểm. Cùng một ngành đào tạo nhưng điểm trúng tuyển của các trường top đầu và top giữa, top dưới, trường đại học ở địa phương có thể chênh lệch từ 1-2 điểm thậm chí 4-5 điểm tùy từng nhóm ngành.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi các trường đều xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia thì điểm trúng tuyển là minh chứng rõ nhất cho uy tín, chất lượng đào tạo của các trường: “Xét tuyển chung, lọc ảo qua 3 năm thể hiện rõ là thành công của nó ở chỗ là các trường cạnh tranh trong công cuộc tuyển sinh rất sòng phẳng, thể hiện rõ việc phân nhóm các trường.

Ví dụ những trường top trên luôn luôn thu hút được lượng đăng ký không chỉ tổng số nguyện vọng mà nguyện vọng vào các ngành cũng có phân hóa rất rõ.

Ví dụ cùng một ngành nhưng các trường cũng phân hóa rất rõ. Cho nên tôi cho rằng việc xét tuyển chung thể hiện rõ việc phân top của các ngành đào tạo và các trường đào tạo rất rõ rệt”.

 Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lãnh đạo các trường đều nhận biết rõ phân khúc thí sinh của mình khi thực hiện xét tuyển để xây dưng chương trình đào tạo phù hợp sao cho đảm bảo chất lượng đầu ra./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không thể để tình trạng có bằng đại học nhưng không làm được việc”
“Không thể để tình trạng có bằng đại học nhưng không làm được việc”

VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH “có tên mà không có thực”, "hữu danh vô thực".

“Không thể để tình trạng có bằng đại học nhưng không làm được việc”

“Không thể để tình trạng có bằng đại học nhưng không làm được việc”

VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các trường ĐH “có tên mà không có thực”, "hữu danh vô thực".

Bộ GD-ĐT: Sở GDĐT Hà Nội thanh tra các trường mang danh "quốc tế"
Bộ GD-ĐT: Sở GDĐT Hà Nội thanh tra các trường mang danh "quốc tế"

VOV.VN -Kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT cho thấy Sở GD-ĐT Hà Nội chưa quản lý được cũng như xử lý các sai sót trong hoạt động liên kết đào tạo.

Bộ GD-ĐT: Sở GDĐT Hà Nội thanh tra các trường mang danh "quốc tế"

Bộ GD-ĐT: Sở GDĐT Hà Nội thanh tra các trường mang danh "quốc tế"

VOV.VN -Kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT cho thấy Sở GD-ĐT Hà Nội chưa quản lý được cũng như xử lý các sai sót trong hoạt động liên kết đào tạo.

Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc
Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc

VOV.VN-Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên.

Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc

Nhiều địa phương tinh giản biên chế giáo viên còn cứng nhắc

VOV.VN-Một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số, dẫn đến thừa thiếu giáo viên.