Hàng chục triệu đồng tiền lương chi cho giáo viên không cánh mà bay

VOV.VN -Việc hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk chưa lắng xuống, lại xuất hiện thông tin ăn chặn tiền lương giáo viên.

Sự khuất tất thể hiện rõ khi đối chiếu giữa bảng lương thực nhận của giáo viên Trường THCS Ngô Mây, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk với chứng từ tại Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pak từ tháng 8-12/2017.

Nhìn vào bảng lương có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa số tiền thực nhận với chứng từ kho bạc huyện.

Theo cô giáo Dương Thị Thủy dạy môn toán, Trường THCS Ngô Mây, chỉ trong 5 tháng cuối năm 2017, số tiền thực nhận của cô ít hơn so với chứng từ ở kho bạc huyện là hơn 7,6 triệu đồng.

Trường THCS  Ngô Mây, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

“Trước đây lúc ký hợp đồng dài hạn, tôi được nhận mức lương đầy đủ của một giáo viên nhưng dần dần lương của tôi giảm dần. Từ tháng 8 đến tháng 12/2017, tôi nhận được 5 tháng lương 1 lần theo hợp đồng của tiết với tổng số 2,052 triệu đồng trên tổng 5 tháng lương. Nhưng theo tìm hiểu của tôi mức lương trên kho bạc của tôi thực nhận là 9,675 triệu đồng. Tôi thấy có sự chênh lệch quá lớn”- cô giáo Dương Thị Thủy nói.

Không chỉ riêng cô Thủy mà theo danh sách này có đến 7 giáo viên khác của Trường THCS Ngô Mây cũng bị chi trả lương sai so với số thực nhận từ kho bạc.

Trong 5 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12/2017) tổng số tiền của 7 giáo viên này nhận tại trường là 17 triệu đồng, còn chứng từ ở kho bạc là gần 70 triệu đồng. Vậy 53 triệu đồng còn lại đã đi đâu?

Số liệu so sánh bảng chi lương của kho bạc với số thực nhận của giáo viên.

Từ sự chênh lệch trong số tiền chi trả lương giáo viên, cô Nguyễn Thị Thanh Diệu, giáo viên dạy hợp đồng đã 7 năm nay đưa ra thắc mắc với Hiệu trưởng nhà trường là ông Huỳnh Bê và nhận được câu trả lời.

“Sau khi hỏi thì họ nói là thiếu ngân sách nhưng nhìn vào bảng lương này không thiếu ngân sách. Họ nói cắt tiền của chúng tôi để trả cho những giáo viên hợp đồng khác không có lương nhưng tiền ai nấy nhận. Tại sao cắt tiền của tôi đi trả cho những người khác. Cắt tiền của tôi để trả cho biên chế mới về chưa được chuyển lương với lời hứa sau này lấy tiền đó trả lại cho khoản tiền của chúng tôi thì chúng tôi tin vì khi một hiệu trưởng, bí thư chi bộ nói vậy tôi rất là tin thầy, nhưng không thấy gì hết, một năm, 2 năm, 3 năm số tiền đó không cánh mà bay”- cô giáo Nguyễn Thị Thanh Diệu cho biết.

Liên hệ làm việc với Ban giám hiệu trường THCS Ngô Mây, ông Dương Đăng Sơn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, ông Huỳnh Bê, Hiệu trưởng đang nghỉ ốm còn việc chi lương cho các giáo viên này Ban giám hiệu và công đoàn ngành đã nắm và đang xác minh.

Ông Dương Đăng Sơn nói: “Vấn đề này nói chung nhà trường và công đoàn đã có nắm từ trong năm, còn cụ thể như thế nào thì chờ làm việc xong số liệu như thế nào cần xác minh cụ thể chúng tôi mới cung cấp được”.

Còn ông Cao Văn Tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Krông Pak thì khẳng định đã làm đúng quy định và chuyển đúng số tiền theo bảng lương được trường gửi lên, đúng với ngân sách được UBND huyện phê duyệt.

Cô Nguyễn Thị Thanh Diệu trên lớp học.

“Hàng tháng đơn vị lập danh sách chi lương, kho bạc rà soát lại với danh sách được huyện duyệt thì chi đúng theo số liệu duyệt, trong đó có cả số biên chế và số hợp đồng. Còn khi chuyển lương, đơn vị gửi danh sách lên đây kho bạc sẽ chuyển qua ngân hàng đơn vị đăng ký. Qua đó đơn vị sẽ làm tiếp một động tác gửi danh sách chi cụ thể trực tiếp cho từng người. Bên đó kho bạc không kiểm soát còn lại danh sách kho bạc chuyển đi đây thì đúng theo danh sách đã được duyệt đầu năm”- ông Cao Văn Tư cho biết.

Như vậy trong suốt thời gian qua, có hay không việc các giáo viên hợp đồng bị san sẻ tiền lương? Vì sao lại có sự chênh lệch giữa 2 bảng lương của trường THCS Ngô Mây và Kho bạc nhà nước huyện Krông Păk? Quyền lợi của các thầy cô giáo có bị xâm hại? Câu hỏi này cần được các cơ quan chức năng làm rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương giáo viên thua xa lương bảo vệ
Lương giáo viên thua xa lương bảo vệ

Gần 70% giáo viên tiểu học ở TP.HCM cho rằng thu nhập hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống gia đình. 

Lương giáo viên thua xa lương bảo vệ

Lương giáo viên thua xa lương bảo vệ

Gần 70% giáo viên tiểu học ở TP.HCM cho rằng thu nhập hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống gia đình. 

Nợ lương giáo viên do lãnh đạo địa phương "xé rào" tuyển dụng?
Nợ lương giáo viên do lãnh đạo địa phương "xé rào" tuyển dụng?

VOV.VN - UBND thị xã Gia Nghĩa đã “xé rào” tuyển dụng khiến lượng giáo viên hợp đồng bị dư ra gần 100 người.

Nợ lương giáo viên do lãnh đạo địa phương "xé rào" tuyển dụng?

Nợ lương giáo viên do lãnh đạo địa phương "xé rào" tuyển dụng?

VOV.VN - UBND thị xã Gia Nghĩa đã “xé rào” tuyển dụng khiến lượng giáo viên hợp đồng bị dư ra gần 100 người.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên
Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

Bỏ biên chế giáo dục: Nên bớt dự án nghìn tỷ để tăng lương giáo viên

VOV.VN -Ngay trong ngành Giáo dục, không phải đề xuất tốn kém đến hàng chục nghìn tỷ đồng cho chương trình biên soạn sách giáo khoa mới.