Ký ức kinh hoàng, ám ảnh của nạn nhân bị xâm hại tình dục

VOV.VN - Những vụ xâm hại tình dục chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng lại có thể giày vò nạn nhân cả đời, để lại những tổn thương tâm lý nặng nề.

Hơn 30 năm trôi qua, nhưng đến giờ khi chia sẻ tại một hội thảo về xâm hại tình dục được tổ chức mới đây tại Hà Nội, chị H.A (50 tuổi,  Đống Đa, Hà Nội) vẫn khóc nức nở, không nói lên lời khi nhắc lại những ký ức kinh hoàng về một lần bị xâm hại tình dục tại trường học hồi cấp 2.

“Tôi vẫn nhớ, khi vừa vào nhà vệ sinh, có ai đó đã kéo tay tôi lại, chốt cửa, bịt miệng để tôi không thể kêu la sau đó thực hiện hành vi đồi bại ngay trong nhà vệ sinh. Lúc đó tôi đau đớn, hoảng loạn chạy ra khỏi đó, không dám nói với ai. Một số thầy cô giáo có nhìn thấy tôi, nhưng họ cũng không hỏi tôi bị làm sao. Sau này tôi luôn có tâm lý đề phòng, thậm chí kinh tởm tất cả đàn ông”, chị H.A kể lại.

Những lần bị xâm hại tình dục sẽ trở thành nỗi ám ảnh cả đời với các nạn nhân. (Ảnh: KT)

Một nạn nhân khác chia sẻ, cô từng bị xâm hại nhiều lần khi còn nhỏ bởi chính bác rể của mình. Điều đáng nói, khi cô nói điều đó cho bố mẹ nghe thì không ai tin. “Người đó có vẻ ngoài đàng hoàng, đĩnh đạc, khi tôi nói ra điều đó, thậm chí tôi còn bị mọi người ghét bỏ. Đến giờ, người tôi cảm thấy ghét nhất không phải là kẻ đó, mà chính là bố mẹ tôi. Khi tôi đau khổ nhất, họ đã không thể hiểu và bảo vệ tôi”, cô gái nức nở.

Sau lần bị xâm hại, nạn nhân cho biết, cô luôn sống trong cảm giác sợ hãi, ngại giao tiếp. Đến khi trưởng thành, đi làm, cô lại một lần nữa bị đồng nghiệp quấy rối. “Tôi không hiểu sao bản thân lại gặp phải những điều như vậy. Thậm chí tôi đã từng đun nước sôi dội vào bụng, tay chân. Suy nghĩ duy nhất lúc đó là khiến mình trở nên xấu xí, như vậy sẽ không ai nhận ra và không ai quấy rối mình nữa”.

Thực tế, những nạn nhân xâm hại có thể phải đối diện với những tổn thương và ám ảnh tâm lý cả đời. Bởi những định kiến xã hội và tâm lý e ngại, nhiều người không dám lên tiếng, chia sẻ, do đó họ hoàn toàn phải chịu đựng những nỗi đau đó một mình.

Từng giúp đỡ và hỗ trợ nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới-gia đình-phụ nữ và trẻ em vị thành niên (CSAGA) cho biết, nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục, dâm ô khi còn nhỏ, nhưng những ký ức về chuyện đó vẫn còn nguyên và đi theo họ suốt đời. “Tôi từng tiếp xúc với nhiều nạn nhân, họ bị quấy rối khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên, thậm chí đã có gia đình, nhưng vẫn kể về những lần đó đầy cay đắng. Đáng ra họ đã có một tuổi thơ trong sáng, nhưng lại phải sống trong nỗi ám ảnh, đó là mất mát lớn”.

Dấu hiệu nào để nhận biết

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, có những trẻ bị dâm ô, xâm hại tình dục, nhưng vì sợ hãi nên không dám chia sẻ với người lớn, từ đó những tổn thương tâm lý mà các em phải chịu đựng càng nặng nề hơn.

TS Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý chia sẻ các dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục. (Ảnh: KT)

TS tâm lý Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, khi trẻ bị xâm hại sẽ vô cùng sợ hãi. Nhất là khi các em bị xâm hại bởi những người thân thiết. “Tâm lý của các em sẽ rất hoảng loạn, các em cảm thấy xã hội này không trong sáng như những gì các e tưởng tượng. Các em sẽ cảm thấy không có chỗ nào an toàn. Ở độ tuổi chưa trưởng thành, trẻ sẽ có những hạn chế về mặt nhận thức, chưa hiểu hết đâu là hành vi được phép và đâu là hành vi không được phép. Nhiều em sợ hãi đến mất ăn mất ngủ, không dám đến trường. Nhiều em lại than thân trách phận không dám tiếp xúc với  bất cứ ai. Nhiều em ở trong nhà tắm rất lâu, tắm đi tắm lại vì cảm thấy hành động đó thực sự dơ bẩn”.

TS Hương cho biết, trong quá trình tư vấn tâm lý, bà từng gặp một trường hợp bị xâm hại tình dục bởi chính bố đẻ. “Em ấy bị xâm hại khi mới 13 tuổi, nhưng đến năm 17 tuổi, đến gặp tôi để hỗ trợ tâm lý, em ấy vẫn chưa thể vượt qua những ám ảnh. Em có chia sẻ rằng từng nói vơi mẹ, nhưng lại bị mẹ mắng là dựng chuyện, làm tổn thương đến bố. Bé gái đó cảm thấy ghê tởm chính bố đẻ của mình. Đến độ tuổi 17, 18, khi các bạn bè khác bắt đầu có những rung động với bạn nam, thì em vẫn vẫn cảm thấy ghê tởm bạn khác giới. Em ấy nói với tôi rằng em sợ sẽ không bao giờ dám lập gia đình hay yêu ai. Em ấy cũng đã từng dùng dao để tự tử nhưng không thành”, TS Hương kể.

Từ những câu chuyện đau lòng xảy ra trong thực tế, chuyên gia tâm lý này cho rằng bố mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện, quan tâm tới con, lắng nghe để biết con có thực sự an toàn hay không. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần quan tâm đến những dấu hiệu để nhận ra con đang bị dâm ô hay xâm hại.

Theo TS Vũ Thu Hương, trẻ bị xâm hại có trường hợp sẽ sợ hãi, khóc lóc, có những trường hợp sẽ có dấu hiệu bất thường. Có em không khóc nhưng lại chỉ chui vào ngồi im một góc, không giao tiếp, tránh gặp mọi người hay đột nhiên căm ghét những người khác giới. Nếu cha mẹ thấy con có những biểu hiện nay, thì cần đặt ngay ra câu hỏi rằng con đã bị dâm ô, hay xâm hại tình dục hay không?

“Điều quan trọng nhất là giúp con vượt qua những tổn thương này. Bố mẹ cần nói với con rằng, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, bố mẹ cung sẽ đứng về phía con, ủng hộ en, chỉ cần con chia sẻ, bố mẹ sẽ giúp con giải quyết. Trường hợp thấy các biểu hiện của con không qua trầm trọng, con chỉ bị dâm ô thôi thì bố mẹ nên nói với con rằng đây không phải là vấn đề quá căng thẳng, dạy cho con cách tự vệ tốt hơn. Nếu chúng ta chăm sóc trẻ quá đặc biệt hay la mắng sẽ làm con cảm thấy sự việc trầm trọng và càng sợ hãi hơn. Nếu con bị xâm hại, bố mẹ cần nhanh chóng xác định mức độ tổn hại sức khỏe của con thế nào”, chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên.

Bà Hương cũng cho rằng, hàng loạt các vụ dâm ô trẻ em diễn ra thời gian gần đây có một phần nguyên nhân do công tác giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại chưa thực sự tốt, mang tính phong trào, có đợt. Nhiều bố mẹ cho rằng việc giáo dục giới tính là trách nhiệm của nhà trường, trong khi đó, các bài học về giới tính trên lớp lại ít được chú trọng như những môn Văn, Toán, thậm chí để học sinh “về nhà tự nghiên cứu”.

Hơn thế, vì suy nghĩ “tốt khoe, xấu che” mà nhiều cha mẹ không dám lên tiếng hay nói lên sự thật, nhiều vụ xâm hại được giải quyết một cách “xuề xòa”, thỏa thuận giữa các bên nên chưa thực sự đủ sức răn đe các đối tượng phạm tội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh

VOV.VN - Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục, làm gì để phòng tránh cho trẻ khỏi bị xâm hại tình dục là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh

VOV.VN - Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục, làm gì để phòng tránh cho trẻ khỏi bị xâm hại tình dục là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh.

Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại tình dục nhiều lần
Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại tình dục nhiều lần

Phát hiện con gái có biểu hiện bất thường, chị N.T.B.L gặng hỏi đã chết lặng khi bé gái 12 tuổi nói bị cha dượng xâm hại tình dục hàng chục lần. 

Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại tình dục nhiều lần

Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại tình dục nhiều lần

Phát hiện con gái có biểu hiện bất thường, chị N.T.B.L gặng hỏi đã chết lặng khi bé gái 12 tuổi nói bị cha dượng xâm hại tình dục hàng chục lần. 

Vì thành tích, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng
Vì thành tích, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng

VOV.VN -Liên quan đến thành tích, nhiều địa phương không cho thông tin, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng. 

Vì thành tích, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng

Vì thành tích, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng

VOV.VN -Liên quan đến thành tích, nhiều địa phương không cho thông tin, nhiều vụ xâm hại tình dục không được đưa ra ánh sáng. 

Xâm hại tình dục ở trường học: Ai phải chịu trách nhiệm?
Xâm hại tình dục ở trường học: Ai phải chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Không chỉ thủ phạm, những người liên quan, mà lãnh đạo ngành giáo dục cũng cần chịu trách nhiệm trước vụ hàng loạt học sinh bị xâm hại tình dục.

Xâm hại tình dục ở trường học: Ai phải chịu trách nhiệm?

Xâm hại tình dục ở trường học: Ai phải chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Không chỉ thủ phạm, những người liên quan, mà lãnh đạo ngành giáo dục cũng cần chịu trách nhiệm trước vụ hàng loạt học sinh bị xâm hại tình dục.

Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?
Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?

VOV.VN- Để giải quyết những vụ việc bạo lực, xâm hại học sinh không thể từ một phía nhà trường mà cần có sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội...

Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?

Từ vụ Hiệu trưởng xâm hại tình dục: Cách nào để bảo vệ học sinh?

VOV.VN- Để giải quyết những vụ việc bạo lực, xâm hại học sinh không thể từ một phía nhà trường mà cần có sự phối hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội...