Làm trường cho học sinh Lào - nghĩa tình nơi biên giới

VOV.VN - Học sinh ở bản Tà Vàng, huyện Cà Lừm (Lào) chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ vì không thể đi bộ 3 ngày đường để đến trường

 

Trong những ngày đầu năm mới 2015, theo chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Gari (huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) trong chuyến thăm và tặng quà cho bà con các bộ tộc Lào ở các bản giáp ranh, tôi có dịp được ghé thăm bản Tà Vàng (một bản làng xa xôi nhất) của huyện Cà Lừm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào.

Sau gần 2 tiếng đồng hồ đi bằng xe U oát, rồi 30 phút cuốc bộ chúng tôi đã đặt chân đến bản. Bản Tà Vàng nằm heo hút dưới thung lũng sâu bao quanh là những đồi tranh bạt ngàn và những cánh rừng thông thẳng tắp. Bản có 35 hộ với khoảng 189 nhân khẩu. Người dân nơi đây có thể nói được 3 thứ tiếng (Kinh, Cơ Tu và tiếng Lào), ai cũng mang hai họ. Họ theo tiếng Việt Nam và họ theo tiếng Lào.

Bản Tà Vàng nhìn từ trên cao
Bản "5 không"...

Phần lớn bà con nơi đây là đồng bào dân tộc Cơ tu... từ Việt Nam sang và định cư tại đây. Sau Hiệp ước Hoạch định biên giới Quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào ngày 18/7/1977, những người dân nới đây trở thành công dân nước bạn Lào nên họ thường được gọi bằng cái tên Cơ Tu Lào. Dù sống bên Lào, hay bên Việt nhưng tình hữu nghị đoàn kết keo sơn vẫn luôn được đồng bào nơi đây lưu giữ như họ vẫn ăn tết Cổ truyền của Việt Nam, vẫn bảo tồn những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ Tu như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. Họ xem tết Bunphimây chỉ là cái tết thứ 2 sau tết Nguyên đán cổ truyền của người Việt.

Anh Khoảng Sinh, Trưởng bản Tà Vàng cho biết: Đời sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, đường sá đi lại rất khó khăn, không điện, không trường, không ti vi, không xe máy, người dân ở đây chủ yếu phát rừng làm nương rẫy, diện tích lúa nước ít ỏi, nhà cửa chủ yếu là nhà tranh, tre, nứa lá.... Vì đây là bản xa nhất của huyện Cà Lừm - cách trung tâm huyện gần 200km nên việc mua bán, trao đổi hàng hóa hầu như không có. Bà con nơi đây phải đi bộ khoảng 3 tiềng đồng hồ sang phía xã Axan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) để mua hàng. Bà con đau ốm đều sang Trạm Y tế Quân dân y kết hợp Axan để khám chữa bệnh, xin thuốc.

Một khó khăn nữa là hầu hết học sinh nơi đây chỉ học đến lớp 5 rồi nghỉ vì không thể đi bộ 3 ngày đường đến trường huyện học được". Hàng năm Phòng Giáo dục huyện Cà Lừm điều động hai giáo viên nam vào dạy từ mầm non đến tiểu học... nhưng học xong lớp 5 các cháu đều phải ở nhà theo bố, amế lên nương làm rẫy. Nhiều em muốn đi học lên cao hơn nhưng không thể...

Những em bé này học hết lớp 5 phải nghỉ học

Điều kiện học tập của các em ở đây cũng hết sức khó khăn. 40 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 phải học trong căn nhà tạm do bà con tự làm. Ngôi nhà gỗ chia làm 2 phòng học, bảng được ghép bằng 2 tấm ván gỗ; bàn học, ghế là những tấm gỗ thông, chiếc lưỡi cuốc cũ của bà con nơi đây được các thầy tận dụng làm kẻng báo giờ học của trường. Học sinh cứ học 3 tuần thì được nghỉ 1 tuần để thầy giáo về thăm gia đình. Hôm tôi đến thăm trường đúng vào dịp nhà trường cho học sinh nghỉ học để 2 thầy về quê và để cho học sinh nghỉ học đón tết Nguyên đán Ất Mùi (tết của người Việt)....

Giúp bạn thoát nghèo... làm trường học

Trước những khó khăn của bà con nhân dân bản Tà Vàng, dù  nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất nước nhưng hàng năm huyện Tây Giang vẫn trích một khoản ngân sách khoảng 500 triệu đồng để mua một số nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm, muối, mì chính, áo quần... tặng cho nhân dân các bản vùng giáp ranh, trong đó có bản Tà Vàng.

Ông Alăng Tối, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: "Có năm huyện còn mua cả tấm lợp tôn vận chuyển lên cấp phát để xóa nhà tạm. Đặc biệt vào mùa mưa bão hay mùa giáp hạt huyện Tây Giang đều "nhường cơm xẻ áo" chia bớt một phần gạo cứu trợ của tỉnh để hỗ trợ cho bàn con nhân dân nơi đây".

Đại tá Trần Đắc Đồng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Axan cho biết: "Trước đây bản Tà Vàng rất khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, đói ăn, bệnh tật liên miên... Đồn đã cử cán bộ xuống tận bản hướng dẫn bà còn cách làm ruộng lúa nước, cách chăn nuôi chuồng trại và đặc biệt là cử cán bộ quân y xuống giúp khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí. Hàng năm y- bác sĩ nơi đây khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm bệnh nhân của Bản Tà Vàng. Can thiệp kịp thời với những trường hợp nguy cấp như viêm ruột thừa cấp, hay những trường hợp đẻ khó..." .

Ngôi trường tạm của Bản Tà Vàng
Bác sĩ Huỳnh Văn Ngọc, Trưởng trạm Trạm Quân dân y kết hợp Axan (Tây Giang) cho biết thêm: Ngoài việc giúp bạn xóa đói giảm nghèo, khám chữa bệnh, huyện Tây Giang có chủ trương tiếp tục hỗ trợ giúp bạn xây dựng các trường học. Đích thân Ông Bh'riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đứng ra vận động các doanh nghiệp trong và ngoài huyện hỗ trợ được 200 triệu để xây dựng 01 ngôi trường gỗ, lợp tôn với quy mô 03 phòng học cho bản Tà Vàng. Ông còn chỉ đạo các ban ngành liên quan, vận động các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện hỗ trợ thêm, xi măng, công vận chuyển vật liệu để làm trường. Dự kiến ngôi trường này sẽ bắt đầu làm vào đầu tháng 3 và sẽ khánh thành đúng vào dịp 30/4 tới.

Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đặc biệt là các chiến sĩ hai Đồn biên phòng A xan và Gari đã góp phần làm cho kinh tế - xã hội bản Tà Vàng có những khởi sắc, người dân bớt đi phần cơ cực. Già làng Ría Bớp không giấu được cảm xúc vui mừng của mình: "Nhờ tinh thần đoàn kết hựu nghị, sự yêu thương đùm bọc giúp đỡ của đồng bào chiến sĩ huyện Tây Giang, của tỉnh Quảng Nam mà bản Tà Vàng của mình có được ngày hôm nay. Đó là minh chứng cho sự đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt-Lào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Thu hồi đất để xây trường học
Hà Nội: Thu hồi đất để xây trường học

VOV.VN - Dự kiến có tới 90 địa điểm trong đó nhiều khu “đất vàng” thuộc nội đô sẽ bị thu hồi để xây dựng trường học

Hà Nội: Thu hồi đất để xây trường học

Hà Nội: Thu hồi đất để xây trường học

VOV.VN - Dự kiến có tới 90 địa điểm trong đó nhiều khu “đất vàng” thuộc nội đô sẽ bị thu hồi để xây dựng trường học

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý
Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

VOV.VN -Hàng nghìn viên gạch, hàng chục tấn xi măng và khối cát được gùi trên lưng đồng bào bản Táo để lên với công trình nhà bán trú. 

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

Chung tay xây trường cho trẻ vùng cao Trung Lý

VOV.VN -Hàng nghìn viên gạch, hàng chục tấn xi măng và khối cát được gùi trên lưng đồng bào bản Táo để lên với công trình nhà bán trú. 

Tập đoàn ParkTrent đóng góp xây trường cho trẻ em miền núi
Tập đoàn ParkTrent đóng góp xây trường cho trẻ em miền núi
5 tỷ đồng xây trường mầm non, tiểu học trên đảo Cồn Cỏ
5 tỷ đồng xây trường mầm non, tiểu học trên đảo Cồn Cỏ

VOV.VN - Công trình được xây dựng từ nguồn đóng góp của cán bộ, công chức ngành Giáo dục và các nhà hảo tâm

5 tỷ đồng xây trường mầm non, tiểu học trên đảo Cồn Cỏ

5 tỷ đồng xây trường mầm non, tiểu học trên đảo Cồn Cỏ

VOV.VN - Công trình được xây dựng từ nguồn đóng góp của cán bộ, công chức ngành Giáo dục và các nhà hảo tâm