Lễ hội Chùa Hương 2017, không có thịt thú rừng “xịn”

VOV.VN - Ở khu vực Chùa Hương không có thịt thú rừng “xịn”như chào mời của các hàng quán chỉ có các loại thịt động vật nuôi như hươu, lợn rừng, nhím

Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức Lễ hội chùa Hương, công tác chuẩn bị cho mùa Lễ hội Chùa Hương đã hoàn tất sẵn sàng đón khoảng 1,5 triệu du khách về trẩy hội thưởng ngoạn danh thắng “Đẹp nhất trời nam”.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương thông tin về công tác chuẩn bị lễ hội.

Hơn 5.000 người trên địa bàn Hương Sơn tham gia phục vụ lễ hội, bắt đầu khai hội từ ngày 2/2 (tức 6 tháng Giêng âm lịch) tại sân chùa Thiên Trù.

Do tính chất lễ hội kéo dài 3 tháng nên công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng phòng chống cháy nổ của các hộ kinh doanh nhà nghỉ, karaoke được đặc biệt quan tâm.  Về phía các hộ kinh doanh cam kết không buôn bán các mặt hàng nhà nước không cho phép hoặc những mặt hàng Ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương xét thấy không phù hợp.

200 cán bộ chiến công an tham gia bảo vệ an ninh trật cho lễ hội. Các tuyến đường giao thông vào khu vực chùa Hương được phân luồng đảm bảo không ùn tắc. Bố trí 4 bãi trông giữ xe ô tô.

Về giao thông đường thủy, năm nay huyện Mỹ Đức thành lập tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm quy chế.

Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ thường xuyên đi kiểm tra an toàn thực phẩm. Mỗi ngày lượng khách đến lễ hội khoảng 6-7 vạn người, tiêu thụ khoảng 5-7 tấn thực phẩm. Việc phân loại xử lý lượng rác thải hàng ngày tạo môi trường không gian lễ hội sạch sẽ cả đường bộ và đường suối.

Các công trình vệ sinh công cộng thuộc Ban quan lý, nhà chùa, nhà đền, xã Hương Sơn quản lý sẽ miễn phí cho khách nhưng vẫn phải đảm bảo sạch sẽ đây là một cố gắng rất lớn của ban tổ chức. Vì giá nước sinh hoạt có nơi như động Hương Tích, giá nước khoảng 600 nghìn đồng/m3, Giải Oan 400 nghìn đồng/m3, thuê người quét dọn, hóa chất, giấy… nên một công trình vệ sinh chi phí cũng rất tốn kém.

Ông Hậu khẳng định, ở khu vực Chùa Hương không có thịt thú rừng “xịn”như chào mời của các hàng quán.  “Các tồn tại quảng cáo, mời chào bán thực phẩm động vật hoang dã theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó như cầy vòi rởm không còn tồn tại. Các loại thực phẩm động vật nhím, lợn rừng, hươu, đà điểu nuôi không phải là động vật hoang dã”, ông Hậu nói.

Cảnh đẹp suối Yến.

Xuồng, đò chở khách trên suối Yến năm nay phải trang bị phao cứu sinh ghi rõ lễ hội Chùa Hương nếu xuồng, đò nào không trang bị phao cứu sinh sẽ cho ngừng hoạt động. Xuồng máy của các cơ quan có chức năng làm nhiệm vụ chuyên ngành như y tế, điện, kiểm lâm… yêu cầu người ngồi trên xuồng phải mặc trang phục được trang bị để thể hiện đi làm nhiệm vụ.

Tất cả khách mời của ban tổ chức cũng sẽ du thuyền như các du khách khác.

Các hoạt động tín ngưỡng ở Chùa Hương không đốt vàng mã (chỉ có ở đền) mà chỉ dâng lá sớ cầu nguyện. Dâng lễ ở đền Trình có lễ mặn ở chùa thì chỉ có lễ chay. Nhà chùa thắp sẵn hương vòng, khách không cần đốt hương để giữ môi trường không khí sạch. Đối với các hoạt động trong lễ hội vào rằm tháng Giêng có tổ chức lễ hội đêm thơ Nguyên Tiêu và ngày Khánh đản (18-19/2) và kết thúc lễ hội sẽ có lễ tạ.

Trên suối Yến có thuyền văn hóa nghệ thuật ngày nào cũng hoạt động biểu diễn văn nghệ dân gian phục vụ khách.

Liên quan đến các vấn đề “nóng”lái đò ép giá, vòi vĩnh đòi thêm tiền bồi dưỡng của du khách tồn tại từ nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Hậu khẳng định sẽ xử nghiêm trong mùa lễ hội 2017.

“Chúng tôi thừa nhận tình trạng xin lộc đầu xuân của khách đi xuồng đò là vẫn còn, thấy khách vui vẻ thì xin. Hiện tượng ép giá, ép khách, vòi xin tiền đi đò của du khách là vấn đề đã xử lý nhiều năm. Đến giờ vẫn còn nhưng rất ít. Tất cả các trường hợp ép khách, vòi tiền của du khách là phải loại bỏ”.

Ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, số điện thoại của ông chính là số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin các hiện tượng tiêu cực trong mùa lễ hội, được in trên tờ hướng dẫn phát cho du khách.

Trưởng ban tổ chức Lễ hội Chùa Hương cũng cho biết, sau 6 năm, mức giá vé thăm quan thắng cảnh và đò thuyền phục vụ Lễ hội chùa Hương năm 2017 sẽ thay đổi.

Theo đó, mức thu phí đối với 21 điểm trong di tích chùa Hương sẽ tăng từ 49.000 đồng lên 80 nghìn đồng, vé đò bến Hương Tích tăng 50 nghìn đồng (bao gồm phí bảo hiểm). Mức thu phí này tăng 57% so với năm 2016. Theo Quy định của Bộ Tài chính mức thu phí thắng cảnh tối đa của Chùa Hương là 120 nghìn đồng nhưng hiện nay mới thu ở mức khiêm tốn.

Về giá trông giữ phương tiện vẫn giữ nguyên như các năm trước, ô tô 9 chỗ chở xuống là 40 nghìn đồng/ngày và 60 nghìn/đêm. Xe ô tô trên 10 ghế là 50 nghìn/ngày và 75 nghìn/đêm. Phương tiện xe máy là 3 nghìn/ngày và 5 nghìn đồng/đêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảm bảo trật tự an toàn dịp lễ hội Chùa Hương
Đảm bảo trật tự an toàn dịp lễ hội Chùa Hương

VOV.VN - Công tác tổ chức quản lý, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy đã được tiến hành chu đáo.

Đảm bảo trật tự an toàn dịp lễ hội Chùa Hương

Đảm bảo trật tự an toàn dịp lễ hội Chùa Hương

VOV.VN - Công tác tổ chức quản lý, phân luồng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy đã được tiến hành chu đáo.

Lễ hội Chùa Hương năm 2017: Vé đò tăng 57% so với năm 2016
Lễ hội Chùa Hương năm 2017: Vé đò tăng 57% so với năm 2016

VOV.VN - Lễ hội Chùa Hương kéo dài 3 tháng sẽ tăng phí vé thăm quan và vé đi đò. Vé trông giữ phương tiện ô tô, xe máy vẫn giữ nguyên.

Lễ hội Chùa Hương năm 2017: Vé đò tăng 57% so với năm 2016

Lễ hội Chùa Hương năm 2017: Vé đò tăng 57% so với năm 2016

VOV.VN - Lễ hội Chùa Hương kéo dài 3 tháng sẽ tăng phí vé thăm quan và vé đi đò. Vé trông giữ phương tiện ô tô, xe máy vẫn giữ nguyên.