Lớp học đặc biệt nơi rẻo cao

VOV.VN - Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ thuộc chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã mở lớp xóa mù chữ tại 2 xã Chiềng Ân và Ngọc Chiến với khoảng 100 học viên nữ.

 

Đều đặn vào 20h tối hàng ngày, chị em ở bản Lạng Xua, xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã có mặt đông đủ để bắt đầu buổi học mới. Lớp xóa mù chữ này có hơn 50 học viên là chị em phụ nữ dân tộc Mông từ 15-45 tuổi, chưa biết đọc, biết viết hoặc tái mù chữ. Mới đầu, các chị tập đánh vần, làm quen với từng con chữ, dần biết đọc thì ghép câu hoàn chỉnh và làm quen với những phép tính đơn giản.

Chị Giàng Thị Chu, học viên của lớp chia sẻ: “Không biết chữ là khó khăn lắm, cái gì cũng không biết, vì vậy tôi cố gắng đi học lớp xóa mù chữ để biết được nhiều thứ, biết cách làm ăn”.

Các cô, các chị, có người đã lên chức bà nhưng vì nhiều lý do khác nhau đến nay mới được học cái chữ. Những đôi bàn tay chai sạn vốn chỉ cầm cuốc, cầm dao thì nay vụng về, nắn nót từng con chữ. Dù khó khăn, vất vả nhưng ai cũng chăm chú, miệt mài, quyết tâm xóa mù chữ. Nhiều chị đã biết đọc, biết viết và thực hiện những phép tính đơn giản từ lớp học đặc biệt này nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo.  

Chị Hàng Thị Lu, ở bản Lạng Xua, xã Chiềng Ân, huyện Mường La nói: “Tôi đi học được 6 tháng rồi, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, đi chợ biết tính tiền rồi, mừng lắm, cảm ơn các thầy cô nhiều lắm”.

Lớp học xóa mù chữ tại xã Chiềng Ân được khai giảng từ tháng 5 vừa qua và được duy trì vào các buổi tối trong tuần do 2 thầy cô giáo của Trường Tiểu học và THCS xã Chiềng Ân đứng lớp.

Thầy giáo Cà Văn Dương chia sẻ: “Các chị em ở đây là người dân tộc thiểu số đã lớn tuổi, chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng phổ thông nên việc tiếp thu học tập rất khó khăn. Qua một thời gian, các chị ấy cũng đã tiếp thu và có sự tiến bộ”.

Ông Sùng A Tủa, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ân, huyện Mường La, tỉnh Sơn La bày tỏ: “Qua lớp xóa mù chữ đã nâng cao được trình độ của bà con nhân dân, từ đó bà con có nhận thức về phát triển kinh tế - xã hội, nhiều hội viên phụ nữ cũng đã áp dụng được khoa học kỹ thuật và đưa vào sản xuất”.

Tại nhiều vùng dân tộc thiểu số của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ vẫn còn, nhất là trong nhóm 40-50 tuổi. Những lớp xóa mù chữ như thế này chính là cơ hội để người dân vùng cao được tiếp cận với tri thức, nâng cao dân trí, giúp bà con lĩnh hội kiến thức trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hành trình chinh phục con chữ chắc chắn còn nhiều khó khăn, nhưng với khát khao và sự kiên trì, các học viên của những lớp học đặc biệt này sẽ đọc thông, viết thạo, từng bước thay đổi cuộc sống của chính mình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của các đơn vị trường học bán trú và nội trú, nhất là ở vùng cao Yên Bái, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, ngành giáo dục cùng chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đến tất cả các đơn vị trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của các đơn vị trường học bán trú và nội trú, nhất là ở vùng cao Yên Bái, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, ngành giáo dục cùng chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đến tất cả các đơn vị trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh.

Quan tâm bữa ăn bán trú cho học trò vùng cao Sơn La
Quan tâm bữa ăn bán trú cho học trò vùng cao Sơn La

VOV.VN - Những bữa ăn bán trú chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng là một trong những yếu tố giúp “níu chân” học trò vùng cao. Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú luôn được các trường học, cơ quan quản lý nhà nước ở Sơn La đặc biệt quan tâm.

Quan tâm bữa ăn bán trú cho học trò vùng cao Sơn La

Quan tâm bữa ăn bán trú cho học trò vùng cao Sơn La

VOV.VN - Những bữa ăn bán trú chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng là một trong những yếu tố giúp “níu chân” học trò vùng cao. Vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú luôn được các trường học, cơ quan quản lý nhà nước ở Sơn La đặc biệt quan tâm.

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề
Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

VOV.VN - Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả.

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

Khi người dân tộc thiểu số vùng cao được học nghề

VOV.VN - Từ các lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương và các ngành chức năng tổ chức, nhiều lao động ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi tư duy, "biến" kiến thức trên các lớp học thành những mô hình kinh tế đa dạng, hiệu quả.

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao
Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

VOV.VN - Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

Hòa Bình gặp khó khi đưa tin học đến các trường vùng cao

VOV.VN - Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.