Luật Đất đai (sửa đổi): Làm rõ trách nhiệm xử lý khiếu nại

(VOV) -Sáng 28/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cùng với việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật sẽ góp phần giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai, giảm khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong sử dụng đất đai, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất, phát huy tiềm năng, nguồn lợi đất đai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội…

Góp ý vào Chương 2 về Quyền và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai, TS Bùi Thị Xô - nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng: Tình trạng buông lỏng đất đai xảy ra ở nhiều nơi. Do đó, cần qui định trách nhiệm của người đứng đầu. Bà Xô nói: “Việc buông lỏng quản lý đất đai nằm ở xã, phường. Nhưng khi đơn thư khiếu nại, tố cáo thì lại cho là không phải thẩm quyền. Thẩm quyền lại thuộc cấp huyện, cấp tỉnh. Vậy trách nhiệm ở đây như thế  nào? chúng ta phải nghiên cứu kỹ về quyền lợi, trách nhiệm, đặc biệt đối với cơ sở”.

Chương 6, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, PGS-TS Nguyễn Đức Khiển - nguyên Giám đốc Sở KH-CN Hà Nội cho rằng: Trong chương này có nhiều nội dung bổ sung mới, khá cụ thể. Tuy nhiên, để dễ thực hiện, Nhà nước không nên ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn đến cán bộ, người dân lại lấy chính sách điều chỉnh sau để khiếu kiện, sinh ra mâu thuẫn xã hội.

Ông Vũ Thành Vĩnh - thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ- Pháp luật cho rằng: cần có sự đổi mới tư duy, coi đất đai là tài sản, phải đảm bảo quyền tài sản này của người dụng đất hợp pháp.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng: Cần quy định quy hoạch sử dụng đất tăng lên từ 20 năm tầm nhìn là 50 năm (Dự thảo là 10 năm tầm nhìn 20 năm). Bởi vì, muốn quy hoạch đất đai phải qua nhiều công đoạn như: Đánh giá thực trạng sử dụng đất, phân loại đất, sử dụng đất… đồng thời, tăng tính minh bạch khi thu hồi đất, định giá đất phải khảo sát, điều tra hiện trạng, tình hình dân sự, tránh tình trạng cơ quan Nhà nước thu hồi đất nhưng không biết dân sẽ ở đâu và sống như thế nào? Phải đặt lợi ích chung của người dân lên trên hết.

Ngoài mức đền bù bằng tiền, Nhà nước cần có chính sách đền bù bằng đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, có chính sách đặc biệt với những người dân miền núi phải di dời nhà cửa, nhất là được giải quyết việc làm tại chỗ; Đảm bảo nguyên tắc, người dân di dời có mức sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai
Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việc lấy ý kiến nhân dân về bộ luật này phải đảm bảo tinh thần dân chủ, công khai, khoa học.

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

Lấy ý kiến sửa đổi Luật Đất đai phải dân chủ, công khai

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Việc lấy ý kiến nhân dân về bộ luật này phải đảm bảo tinh thần dân chủ, công khai, khoa học.

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số
Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

(VOV) - Luật nên có quy định nhằm tránh việc người dân được giao đất lại chuyển nhượng dẫn đến mất đất sản xuất.

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

Luật Đất đai cần tính đến đặc thù dân tộc thiểu số

(VOV) - Luật nên có quy định nhằm tránh việc người dân được giao đất lại chuyển nhượng dẫn đến mất đất sản xuất.

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003
Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

(VOV) -Sáng 13/12, tại Hà Nội, Bộ TNMT tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003”.

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

(VOV) -Sáng 13/12, tại Hà Nội, Bộ TNMT tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003”.