Phú Thọ

Ô nhiễm đến bao giờ?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây là trường hợp của là công Công ty Miwon, gây bất bình trong dư luận.

Bên cạnh đó, với sự ra đời và đi vào hoạt động của nhiều cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hoà thì vấn đề nan giải Phú Thọ hiện nay đang phải đối mặt chính là việc ô nhiễm môi trường.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái môi trường ở Phú Thọ chính là vấn đề chất thải sản xuất công nghiệp. Thực tế cho thấy, tại nhiều cơ sở công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu. Việc đổi mới dây chuyền sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn tới việc chất thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, nước sông Hồng bị ô nhiễm nặng cục bộ tại các khu công nghiệp và đô thị, nước sông Lô đã có biểu hiện ô nhiễm cần phải có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; một số nơi đã và đang trở thành “điểm nóng” do ô nhiễm môi trường như xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và mới đây nhất là những vi phạm của công ty Miwon.

Theo đó, từ ngày 06 đến 08/10, Sở TN&MT đã tiến hành kiểm tra chấp hành Luật bảo vệ môi trường của Công ty Miwon, kết quả cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, công ty Miwon đang tiến hành việc xả thải nước thải trực tiếp ra ngoài môi trường khi công trình xử lý nước thải chưa được nghiệm thu; chưa được cấp phép xả thải vào môi trường và chưa kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mới phát sinh. Sau đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã có quyết định số 2933 tạm thời đình chỉ hoạt động của Công ty Miwon cho đến khi thực hiện xong các biện pháp khắc phục, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Cũng theo ông Thuỷ, tiếp sau công ty Miwon, hiện sở TN&MT Phú Thọ đang tiếp tục thanh kiểm tra 7 cơ sở sản xuất có nước thải thải ra sông Hồng và nếu các doanh nghiệp này vi phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc như công ty Miwon.

Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Phú Thọ có 7 đơn vị nằm trong danh sách các cơ sở cần phải xử lý triệt để ô nhiễm gồm: công ty giấy Bãi Bằng, Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ, Bệnh viện tỉnh, Công ty dệt Vĩnh Phú, Công ty rượu bia Vieger Phú Thọ, Công ty giấy Lửa Việt, Công ty Pangrim Neotex. Các cơ sở này gây ô nhiễm môi trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn có chứa hoá chất độc hại. Ngoài ra, các cơ sở công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển bám theo các khu đô thi, các khu công nghiệp xen kẽ khu dân cư cũng gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của khu vực xung quanh. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp, cơ sở dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường mới đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, ở Phú Thọ hiện nay vẫn còn những cơ sở, dự án từ nhiều năm trước chưa nghiêm túc thực hiện vấn đề này, hoặc có tiến hành nhưng chưa thực hiện đúng những cam kết của mình như Nhà máy Phân lân Thanh Ba, dự án quy hoạch xây dựng phát triển Khu công nghiệp Thụy Vân (giai đoạn 2), Khu công nghiệp Bạch Hạc - Việt Trì, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đồng Lạng - Phù Ninh, Khu công nghiệp Lâm Thao. Số cơ sở, dự án đã đầu tư công trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường sau khi đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 63 đơn vị và nhiều cơ sở mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề như nước thải hoặc khí thải, tiếng ồn chứ chưa đồng bộ hoàn toàn. Mặc dù theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2007 các đơn vị gây ô nhiễm môi trường phải hoàn thành các hạng mục xử lý mới được phép hoạt động, thế nhưng đến thời điểm này mới chỉ có …. Cơ sở thực hiện đúng tiến độ.

Môi trường Phú Thọ bao giờ hết ô nhiễm đó chính là bài toán mà chính quyền địa phương và người dân tỉnh Phú Thọ tự tìm lời giải cho chính mình. Phát triển kinh tế là cần thiết nhưng có nghĩa là phải chạy theo bằng bất cứ giá nào. Vấn đề thu hút đầu tư phát triển công nghiệp cần được tiến hành theo hướng ưu tiên những nghành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, những dự án cùng ngành nghề nên bố trí vào những cum, khu vực để tạo thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Có như vậy vấn đề ô nhiễm môi trường ở Phú Thọ mới có những bước tiến khả quan trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên