Nam Cực, vì sao mới chỉ 100 năm có dấu chân người?

Tiếp tục hành trình, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền sẽ giải đáp câu hỏi đó của quý thính giả.

Nam Cực là châu lục rộng thứ 5 trên Trái Đất, gần bằng Bắc Mỹ. Về mùa đông, vùng biển quanh châu lục đóng băng, nâng diện tích lên gấp đôi. Nam Cực là châu lục lạnh nhất, khô nhất, cao nhất và gió mạnh nhất.

Ở đây liên lạc với thế giới bên ngoài qua vệ tinh. Tuy nhiên, hầu hết các vệ tinh truyền thông có quỹ đạo ở gần đường xích đạo, Nam Cực ở vĩ độ  90 nên chỉ có thể thấy những vệ tinh này trong khoảng thời gian nhất định mỗi khi chúng lệch xuống phía Nam của đường xích đạo một chút.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền

Với diện tích lớn như vậy, Nam Cực được loài người biết đến đã lâu. Tuy nhiên, Nam Cực, vì sao mới chỉ 100 năm có dấu chân người?  Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền sẽ trả lời câu hỏi đó của quý vị từ Nam Cực.

Châu Nam cực là ngôi nhà của rất nhiều các hoạt động khoa học, có một số nhà khoa học gốc Việt đã đến đây, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền. Ở nơi này có một trạm nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ có tên gọi Amundsen Scott.

Và một trong những câu chuyện về những hoạt động khoa học đó, mời quý vị và các bạn cùng nghe vào ngày mai (14/12) -  ngày kỷ niệm 100 năm chính thức con người cắm lá cở chiến thắng trên Nam Cực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên