Nghịch lý thị trường lao động tại Đắk Lắk

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, thị trường lao động tại Đắk Lắk tồn tại nghịch lý khi số người nộp hồ sơ xin nhận hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp tăng, trong khi nhiều doanh nghiệp muốn nhận lao động làm việc lâu dài lại không tuyển được.

 

Tham gia Ngày hội việc làm do UBND thành phố Buôn Ma Thuột phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk tổ chức đầu tháng 5 vừa qua, Công ty TNHH Vũ Nguyên Bio đặt ra mục tiêu tuyển được ít nhất 30 lao động. Nhưng kết quả không như mong đợi.

Chị Nguyễn Thị Ý Nga, Giám đốc Công ty cho biết, mỗi tháng Công ty có nhu cầu tuyển dụng khoảng 50 người với các mảng nghề như: nhân viên pha chế, kỹ thuật viên spa, nail, mảng dịch vụ về du lịch, khách sạn để cung cấp cho thị trường, song từ đầu năm đến nay mới tuyển được 30 lao động.

“Hiện tại số lao động cung ứng cho nhân sự của Công ty vẫn chưa đủ, vì Công ty có 3 chi nhánh là Đắk Lắk, Đắk Nông và Phú Yên. Không có đủ được thành ra là vẫn chưa thể cung ứng cho đơn vị thứ 3”, chị Nga chia sẻ.

Là doanh nghiệp đang có lượng lao động lớn nhất tại Đắk Lắk, với khoảng 1.500 người. Công ty Able Joy ở khu công nghiệp Hòa Phú cũng đang gặp khó trong việc tuyển lao động. Ông Trần Chí Vĩ, Phó Tổng giám đốc Công ty Able Joy chia sẻ, hiện công ty đang chuẩn bị đưa vào hoạt động cơ sở 2. Cơ sở này cần tuyển dụng khoảng 3.000 lao động. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã kết hợp nhiều cách, phối hợp với nhiều đơn vị để tuyển dụng lao động, nhưng chỉ nhận được khoảng 300 hồ sơ đăng ký. Đơn hàng tăng, nhà xưởng mới sắp đi vào hoạt động, nhưng người lao động lại chưa đủ khiến Công ty phải xoay sở các phương án để đảm bảo đơn hàng.

“Đơn hàng năm 2024 thì tăng 50%, nhà xưởng kế hoạch là 1-6 hoàn thành, chủ yếu bây giờ là nguồn nhân lực, nếu mà có thì mình sẵn sàng sản xuất, nhưng hiện tại đang cần nguồn nhân lực. Nếu không đáp ứng được nguồn nhân lực thì phải tìm tất cả các chi nhánh, công ty khác hỗ trợ mình gia công để đảm bảo đơn hàng”, ông Vĩ cho hay.

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, trong quý I/2024, có hơn 50 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào 13 phiên giao dịch việc làm do Trung tâm tổ chức với nhu cầu tuyển dụng hơn 7.000 lao động. Trung tâm cũng đã tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho hơn 12.000 lượt người, song chỉ 440 người đi làm sau khi giới thiệu. Cũng trong quý I này, Trung tâm đã nhận gần 1.500 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều, số người nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng nhưng chưa có sự khớp nối giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng, là nghịch lý đang xảy ra tại Đắk Lắk.

Lý giải về bất cập này, ông Nguyễn Văn Cường, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Đa số người lao động về hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mục đích chính là hưởng trợ cấp trước, sau đó mới tìm kiếm việc làm. Một số bạn muốn tìm kiếm việc làm tuy nhiên mức thu nhập tại Đắk Lắk lại thấp hơn các tỉnh phía nam, nên không mặn mà.”

Ông Nguyễn Quang Thuân, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk khẳng định, tỉnh đang có nguồn lao động dồi dào với khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Những năm qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác liên kết, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm giữa người lao động với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các địa phương để kết nối cung - cầu. Tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi. Ông Thuân cho rằng, từ khó khăn trong tìm kiếm nguồn lực đòi hỏi doanh nghiệp cần nâng cao phúc lợi để giữ chân người lao động.

“Lao động phổ thông rất dồi dào, thậm chí lao động có chứng chỉ nghề nghiệp cũng rất nhiều. Vấn đề ở đây là người lao động đến được với các doanh nghiệp hay không thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về tiền lương, yếu tố về an sinh xã hội, về môi trường làm việc thì đấy là những vấn đề mà các doanh nghiệp cần có cái đổi mới, người lao động cũng cần phải thích nghi để hai bên gặp nhau”, ông Thuân cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số địa phương chậm gửi văn bản điều tra các vụ an toàn lao động
Một số địa phương chậm gửi văn bản điều tra các vụ an toàn lao động

VOV.VN - Theo Cục An toàn lao động, đa số các vụ tai nạn lao động đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên, một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ LĐ-TB-XH. Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về tình hình tai nạn lao động gửi Sở LĐ-TB-XH còn thấp.

Một số địa phương chậm gửi văn bản điều tra các vụ an toàn lao động

Một số địa phương chậm gửi văn bản điều tra các vụ an toàn lao động

VOV.VN - Theo Cục An toàn lao động, đa số các vụ tai nạn lao động đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên, một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ LĐ-TB-XH. Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về tình hình tai nạn lao động gửi Sở LĐ-TB-XH còn thấp.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm
Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

VOV.VN - Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

VOV.VN - Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Xuất khẩu lao động, cơ hội thoát nghèo cho lao động vùng cao Thừa Thiên Huế
Xuất khẩu lao động, cơ hội thoát nghèo cho lao động vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp hiệu quả, trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững được các địa phương quan tâm. Tỉnh Thừa Thiên Huế  đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác đưa người lao động, đặc biệt là ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nay đến năm 2025.

Xuất khẩu lao động, cơ hội thoát nghèo cho lao động vùng cao Thừa Thiên Huế

Xuất khẩu lao động, cơ hội thoát nghèo cho lao động vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp hiệu quả, trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững được các địa phương quan tâm. Tỉnh Thừa Thiên Huế  đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác đưa người lao động, đặc biệt là ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nay đến năm 2025.