Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

VOV.VN - Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.

“Tôi không nghĩ mình biết tên ngôi làng đó bởi lúc đó tôi chỉ chụp ngẫu nhiên một vài mái nhà”, ông Hodierne chia sẻ. 

Ông Robert Hodierne (Ảnh AP)

Quyết định để đời 

Nhưng sau đó, ông Hodierne không chỉ tìm lại được ngôi làng bị binh lính Mỹ phóng hỏa mà còn tìm thấy người phụ nữ và đứa con gái mà ông chụp ảnh khi ngôi nhà của họ bị cháy ngay sau lưng họ. 

Cuộc gặp mặt 40 năm sau đã hình thành lên ý tưởng để ông Hodierne viết một cuốn sách mới có tựa đề: “The American Experience in Vietnam: Reflections on an Era” (tạm dịch: Trải nghiệm của một người Mỹ tại Việt Nam: Nhìn lại một thời kỳ). 

Cuốn sách này được coi là phần tiếp theo của bộ sách lịch sử 25 tập có tựa đề: “The Vietnam Experience” (tạm dịch: Trải nghiệm tại Việt Nam) được xuất bản trong những năm 80 của thế kỷ trước. 

Cuốn sách của ông Hordierne sẽ được xuất bản nhân dịp 50 năm bộ binh Mỹ lần đầu tiên tham chiến tại Việt Nam và 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Một vài bức ảnh do ông Hodierne chụp tại Việt Nam đã xuất hiện trong bộ sách The Vietnam Experience và ông sẽ công bố thêm nhiều bức ảnh khác trong cuốn sách mới phát hành của ông, trong đó có một bức ảnh một binh sĩ Mỹ trên chiến trường năm 1969 và cả hai bức ảnh chụp bà Nguyen Thi Hoai và con gái của bà Lan Thi Tho. Trong đó bức đầu tiên chụp ngày 20/2/1967 và bức thứ hai khi họ gặp nhau năm 2005. 

Bức ảnh mà ông Hodierne chụp tại Việt Nam năm 1967 (Ảnh Reuters)

Ông Hodierne, hiện là Phó Giáo sư về Nhiếp ảnh và Trưởng khoa Nhiếp ảnh tại Đại học Richmond, đã sang Việt Nam để làm nhiếp ảnh gia tự do từ năm 1967 sau khi bỏ học Đại học từ năm thứ nhất. 

Lúc đó, ông Hodierne mới 21 tuổi và ông đưa ra quyết định có phần đột ngột này là bởi ông sợ rằng, đến khi ông tốt nghiệp thì cuộc chiến tại Việt Nam đã kết thúc và có thể ông sẽ để lỡ mất “câu chuyện quan trọng nhất trong đời mình”. 

“Không may là, tôi luôn có những tiên đoán sai lầm trong suốt cuộc đời mình”, ông Hodierne nói. 

Những năm tháng tại Việt Nam 

Ngay khi có mặt tại Việt Nam, ông Hodierne đã đến xin làm việc tại văn phòng của Hãng tin United Press International có trụ sở ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Chỉ 24 giờ sau đó, ông đã được giao nhiệm vụ làm tin về một vụ bạo động tại đây. 

Vào tháng 2/1967, ông Hodierne đã theo chân các phi công Mỹ trên một chiến trực thăng y tế đến một ngôi làng nhỏ để hỗ trợ cho các binh sĩ Mỹ bị thương trong trận đánh quyết liệt diễn ra vào đêm hôm trước. Khi ông Hordierne đến nơi, binh sĩ Mỹ đã bao vây ngôi làng này và phóng hỏa thiêu rụi nhiều nóc nhà tại đó. 

Ông Hordierne cho biết, ông không bao giờ quên được sự sợ hãi hiện hữu trên nét mặt của người dân làng, điều mà ông cũng cảm nhận được nhiều năm sau đó khi tham gia làm phóng viên trong cuộc chiến tranh Iraq và theo chân binh sĩ Mỹ gõ cửa từng nhà người dân Iraq để săn lùng phiến quân. 

Trải nghiệm hãi hùng ấy đã thôi thúc ông quay trở lại Việt Nam năm 2005 để tìm kiếm ngôi làng từng bị lính Mỹ thiêu cháy nói trên, gặp gỡ những người dân tại đây và lắng nghe những suy nghĩ của họ 40 năm sau khi cuộc chiến trang kết thúc. 

Việc đầu tiên ông làm là tìm kiếm thông tin về ngôi làng này tại Thư viện Quốc gia ở College Park, bang Maryland. Tại đó, ông đã tìm thấy nhiều ghi chép của quân đội Mỹ kèm theo những tấm bản đồ giúp ông có thể xác định được tên ngôi làng là Lieu An. Tuy nhiên, liệu ngôi làng này còn tồn tại hay không lại là một vấn đề khác. 

Quay lại chốn xưa 

Sau đó, ông Hodierne và con trai ông, Cutter, 19 tuổi, đã quay trở lại thành phố Hồ Chính Minh. 

Họ thuê một chiếc xe cùng một người lái xe và một phiên dịch và thực hiện một chuyến đi 2 ngày đến một vùng nông thôn ở miền Trung Việt Nam. 

Bộ sách lịch sử về chiến tranh Việt Nam có nhiều bức ảnh do ông Hodierne chụp (Ảnh AP)

Khi họ đến nơi mà họ nghĩ là ngôi làng trước kia, ông Hodierne bước ra khỏi xe và bắt đầu kiểm tra thiết bị định vị toàn cầu (GPS) của mình để khẳng định rằng suy nghĩ của họ là chính xác. 

Trong khi đó, người phiên dịch cho hai bố con ông bắt đầu đi hỏi han khắp làng và chỉ 5 phút sau thì họ đã tìm ra được những người mà ông Hodierne chụp trước đó. 

Diện mạo ngôi làng lúc này đã hoàn toàn thay đổi, những mái nhà tranh lụp xụp đã được thay thế bằng những ngôi nhà mái ngói khang trang. Người dân ở đây đã có điện để sử dụng và cuộc sống tại đây đã tốt hơn rất nhiều. 

Bố con ông Hodierne được đón tiếp rất chân tình. Ông Hodierne chia sẻ: “Tôi không phải là người mau nước mắt nhưng sự chân tình của họ đã khiến tôi cảm thấy xúc động nhất là sau những gì họ đã trải qua”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mạnh phản chiến của những bức ảnh chiến tranh Việt Nam
Sức mạnh phản chiến của những bức ảnh chiến tranh Việt Nam

Những bức ảnh chân thực về chiến tranh chính là thông điệp mạnh mẽ nhất phản đối chiến tranh, làm thay đổi cái nhìn của dư luận

Sức mạnh phản chiến của những bức ảnh chiến tranh Việt Nam

Sức mạnh phản chiến của những bức ảnh chiến tranh Việt Nam

Những bức ảnh chân thực về chiến tranh chính là thông điệp mạnh mẽ nhất phản đối chiến tranh, làm thay đổi cái nhìn của dư luận

Trưng bày 60 bức ảnh quý về chiến tranh Việt Nam
Trưng bày 60 bức ảnh quý về chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Sau triển lãm tại Nhật Bản, nhiều bức ảnh sẽ được tác giả Ishikawa Bunyo gửi tặng cho Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM.

Trưng bày 60 bức ảnh quý về chiến tranh Việt Nam

Trưng bày 60 bức ảnh quý về chiến tranh Việt Nam

VOV.VN - Sau triển lãm tại Nhật Bản, nhiều bức ảnh sẽ được tác giả Ishikawa Bunyo gửi tặng cho Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM.

Chiến tranh Việt Nam ám ảnh các đời tổng thống Mỹ
Chiến tranh Việt Nam ám ảnh các đời tổng thống Mỹ

“Trong nhiều thập kỷ qua, cuộc chiến ở Việt Nam luôn có những ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại cũng như quân sự của Mỹ”.  

Chiến tranh Việt Nam ám ảnh các đời tổng thống Mỹ

Chiến tranh Việt Nam ám ảnh các đời tổng thống Mỹ

“Trong nhiều thập kỷ qua, cuộc chiến ở Việt Nam luôn có những ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại cũng như quân sự của Mỹ”.  

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

(VOV)- Ông Hagel, hiện là Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Mỹ có thể sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tuần tới.

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

(VOV)- Ông Hagel, hiện là Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Mỹ có thể sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tuần tới.

Họa sĩ Liên Xô vẽ về chiến tranh Việt Nam
Họa sĩ Liên Xô vẽ về chiến tranh Việt Nam

(VOV) - Dù vẽ chỉ là những bức phác họa nhưng đó là cả một sự yêu mến, cả tâm hồn của một nghệ sỹ Nga nghĩ về Việt Nam.

Họa sĩ Liên Xô vẽ về chiến tranh Việt Nam

Họa sĩ Liên Xô vẽ về chiến tranh Việt Nam

(VOV) - Dù vẽ chỉ là những bức phác họa nhưng đó là cả một sự yêu mến, cả tâm hồn của một nghệ sỹ Nga nghĩ về Việt Nam.

Mỹ công bố "Hồ sơ Lầu Năm Góc" về chiến tranh Việt Nam
Mỹ công bố "Hồ sơ Lầu Năm Góc" về chiến tranh Việt Nam

Tài liệu tối mật này nêu chi tiết hành động can dự quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1945-1967

Mỹ công bố "Hồ sơ Lầu Năm Góc" về chiến tranh Việt Nam

Mỹ công bố "Hồ sơ Lầu Năm Góc" về chiến tranh Việt Nam

Tài liệu tối mật này nêu chi tiết hành động can dự quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1945-1967

Bộ ảnh “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” đến Seoul
Bộ ảnh “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” đến Seoul

Triển lãm “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” lần này có 60 bức (bao gồm cả ảnh bộ), là kết quả của 14 năm sáng tác về đề tài hậu chiến ở Việt Nam.

Bộ ảnh “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” đến Seoul

Bộ ảnh “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” đến Seoul

Triển lãm “Vết sẹo chiến tranh Việt Nam” lần này có 60 bức (bao gồm cả ảnh bộ), là kết quả của 14 năm sáng tác về đề tài hậu chiến ở Việt Nam.

Sản xuất phim “Chiến tranh Việt Nam qua tài liệu lưu trữ”
Sản xuất phim “Chiến tranh Việt Nam qua tài liệu lưu trữ”

Bộ phim sẽ có sức hấp dẫn bởi việc khai thác các tài liệu, hình ảnh về chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên được công bố.

Sản xuất phim “Chiến tranh Việt Nam qua tài liệu lưu trữ”

Sản xuất phim “Chiến tranh Việt Nam qua tài liệu lưu trữ”

Bộ phim sẽ có sức hấp dẫn bởi việc khai thác các tài liệu, hình ảnh về chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên được công bố.

“Di chứng ám ảnh”- cuốn sách về chiến tranh Việt Nam
“Di chứng ám ảnh”- cuốn sách về chiến tranh Việt Nam

Tác giả muốn chuyển tải đến độc giả những di chứng của cuộc chiến tranh Việt Nam có tầm ảnh hưởng đến các đời Tổng thống Mỹ.  

“Di chứng ám ảnh”- cuốn sách về chiến tranh Việt Nam

“Di chứng ám ảnh”- cuốn sách về chiến tranh Việt Nam

Tác giả muốn chuyển tải đến độc giả những di chứng của cuộc chiến tranh Việt Nam có tầm ảnh hưởng đến các đời Tổng thống Mỹ.  

Mỹ công bố tập tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam
Mỹ công bố tập tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Tập tài liệu từng được coi là tuyệt mật này, dựa theo lời khai của nhiều nhân chứng và những ghi chép trong hai năm 1967-1968.

Mỹ công bố tập tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Mỹ công bố tập tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam

Tập tài liệu từng được coi là tuyệt mật này, dựa theo lời khai của nhiều nhân chứng và những ghi chép trong hai năm 1967-1968.

Đề tài chiến tranh Việt Nam hấp dẫn các nhà làm phim Mỹ
Đề tài chiến tranh Việt Nam hấp dẫn các nhà làm phim Mỹ

Đạo diễn Ken Burns lập kế hoạch hợp tác với PBS, tập đoàn truyền hình lớn của Mỹ, sản xuất một bộ phim tài liệu nhiều tập về cuộc chiến này.

Đề tài chiến tranh Việt Nam hấp dẫn các nhà làm phim Mỹ

Đề tài chiến tranh Việt Nam hấp dẫn các nhà làm phim Mỹ

Đạo diễn Ken Burns lập kế hoạch hợp tác với PBS, tập đoàn truyền hình lớn của Mỹ, sản xuất một bộ phim tài liệu nhiều tập về cuộc chiến này.

Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời
Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời

Dưới sự hướng dẫn của ông, các phóng viên ảnh đã ghi lại những hình ảnh sau đó nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự hung tàn cuộc chiến kéo dài tại Việt Nam.

Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời

Phóng viên huyền thoại về chiến tranh Việt Nam qua đời

Dưới sự hướng dẫn của ông, các phóng viên ảnh đã ghi lại những hình ảnh sau đó nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự hung tàn cuộc chiến kéo dài tại Việt Nam.