Rừng bảo tồn Mường La đang bị “rút ruột“

VOV.VN - Rừng ở Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang bị chặt phá, rút ruột mỗi ngày dù được quy hoạch là rừng bảo tồn.

Rừng ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La  có hơn 18.000 ha, chiếm 1/4 diện tích của cả huyện. Với diện tích lớn như vậy, lại ở độ cao hàng nghìn mét, tính đa dạng sinh học cao, như có một số cá thể vượn đen tuyền và nhiều loại cây gỗ quý hiếm như bách xanh, pơ mu, thông đỏ, thông xanh, sến, táu…, rừng Ngọc Chiến được tỉnh Sơn La quy hoạch thành “Rừng bảo tồn Mường La”, giai đoạn từ nay đến 2020. Tuy nhiên, những cánh rừng này đang bị người dân chặt phá.    

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ vượt đèo, leo núi, đến gần 12h trưa một ngày cuối tháng 11, chúng tôi có mặt tại đỉnh cao của rừng Hua Khoa, thuộc bản Khua Vai, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Một số người dân địa phương vừa kịp “hạ gục” cây gỗ dài khoảng 15m, đường kính 50cm tỏ ra e ngại khi thấy người lạ xuất hiện một cách đường đột. Người đàn ông chừng 35 đến 40 tuổi tay cầm cưa máy đang xẻ cây gỗ vừa hạ xuống tạm dừng tay, vờ chỉnh lại chiếc cưa còn khá mới.

Người dân ngang nhiên phá rừng

Một trong 2 người phụ nữ cùng nhóm người khai thác gỗ trái phép tên là Lò Thị Hom ở bản Lướt, xã Ngọc Chiến không mấy vui vẻ trò chuyện với người lạ:

- Mình cưa về làm nhà?

- Có gỗ làm rồi còn thiếu trần nhà, trần chưa đủ.

- Thế có chặt thêm về bán không?

- Không.

- Một ngày cưa được mấy tấm?

- Được 3, 4 tấm thôi mà.

- Cưa bao nhiêu ngày mới đủ?

- Trần nhà thiếu thôi, có pơ mu rồi, thiếu 3, 4 tấm thôi.

-  Thế Pơ Mu khai thác ở đâu?

- Ở xa lắm.

Cũng theo chị Hom, cây gỗ gia đình vừa cưa đổ không biết gỗ gì, nhưng tuổi đời của chúng có khi cả trăm năm rồi. Để lấy gỗ, gia đình phải đi từ sáng sớm và chuẩn bị đồ ăn, thức uống bởi tối trời mới về, trưa thì dựng lán nghỉ tạm.

Những cây gỗ quý bị chặt hạ

Không riêng gì gia đình chị, mà bà con trong xã làm nhà tất thảy đều bằng gỗ khai thác trộm từ rừng. Vì thế trên đường từ lòng hồ thủy điện Nậm Chiến 1 “cắt” rừng lên đỉnh núi Hua Khoa, đập vào mắt chúng tôi là nhiều gốc rễ cây lớn còn trơ lại, dấu tích của nạn phá rừng. Hiện tại, khu rừng Hua Khoa, Hua Sàng có diện tích hàng nghìn ha còn rất ít gỗ quý như pơ mu, hay bách xanh. Riêng cây chò chỉ, hay dổi, thộ lộ, rẻ, đào rừng thì vẫn còn đáng kể, nhưng đang bị chặt phá chả mấy sẽ hết.

Men theo lối mòn mà những người chặt phá rừng lao gỗ xuống lòng hồ thủy điện Nậm Chiến 1, rồi chở bằng thuyền tủa đi khắp nơi, chúng tôi bắt gặp những hộp gỗ pơ mu bề rộng đến 30cm, dài một mét hai, dày 5 đến 7cm nằm chơ vơ dọc đường. Còn những tấm ván gỗ dổi, chò, chỉ, thộ lộ vừa xẻ xong còn  thơm mùi gỗ thì dễ gặp hơn. Kinh nghiệm của người dân địa phương có rừng mách bảo, dân vác gỗ “đánh hơi” người lạ vào rừng là họ tạm bỏ của chạy lấy người vào rừng sâu, yên ắng thì lại ra lấy gỗ mang xuống núi.

Xuống đến chân những cánh rừng Hua Khoa, Hua Sàng, giáp mặt hồ thủy điện Nậm Chiến 1, một đống lửa cháy chưa tàn, ngay cạnh là đống gỗ, ai đó vừa xẻ xong và mang đi những tấm đẹp, bỏ lại các thanh gỗ bìa hiện ra trước mặt mọi người.

Anh Quàng Văn Toàn, công an viên, Trưởng nhóm tuần tra bảo vệ rừng xã Ngọc Chiến chỉ tay vào đống gỗ cho hay, lòng hồ thủy điện Nậm Chiến 1 tích nước cách nay 3 năm, thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ lậu nên tình trạng đốn hạ cây rừng ngày càng khó kiểm soát.

“Người dân toàn xẻ trộm thôi. Có người có nhà rồi thì xẻ đi bán cho các hộ chưa có nhà. Từ trước rừng này có rất nhiều loại gỗ quý hiếm, thông, thông trắng, thông đỏ, pơ mu, bách xanh, sến, táu và các loại động vật quý hiếm. Lòng hồ thủy điện dâng lên thì người dân khai thác tất cả, các loại gỗ quý thì hết trước, sau đó sẽ đến các loại gỗ tạp” – anh Toàn nói.

Xã Ngọc Chiến có hơn 18.000 ha rừng. Trong đó phần lớn diện tích rừng ở xã thuộc vùng lõi, vùng đệm của “Rừng bảo tồn Mường La” đang quy hoạch. Tuy nhiên, rừng gỗ quý đang tiếp tục bị chặt phá diễn ra khá tự nhiên. Trên trục đường chính dọc trung tâm xã Ngọc Chiến có đến ba, bốn ngôi nhà gỗ đang dựng lên, vật liệu chủ yếu là  gỗ Pơ Mu, dổi khai thác từ những cánh rừng cận kề trong xã về.


Trả lời câu hỏi của phóng viên VOV về chuyện xã có biết người dân đang chặt phá rừng trái phép, ông Lò Văn Say, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến lại cho rằng: “Bà con tự ý khai thác gỗ không xin phép nên xã không biết thôi, chứ không phải là phá rừng”. 

Ông Bùi Mạnh Cường, Hạt trưởng, Hạt kiểm lâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La khẳng định: Trên địa bàn xã Ngọc Chiến không có tổ chức, cá nhân nào được phép khai thác gỗ rừng. Hạt kiểm lâm đã tăng cường 2 cán bộ về xã, nhưng do diện tích lớn, lại cách xa trung tâm huyện gần 40 km, công tác bảo vệ rừng gặp nhiều trở ngại. Từ đầu năm đến nay, Hạt đã bắt, tịch thu 25 chiếc xe máy Trung Quốc chở các hộp gỗ, chủ yếu từ Ngọc Chiến về thị trấn huyện tiêu thụ. Các đối tượng bị bắt sẵn sàng bỏ lại xe máy nên không dễ xử phạt. Số lượng các vụ bắt giữ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở vùng Ngọc Chiến năm nay tăng gấp đôi năm ngoái. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực, việc giữ rừng Ngọc Chiến đang là bài toán khó cho đơn vị. Bởi theo quy định mỗi kiểm lâm chịu trách nhiệm bảo vệ 1.000 ha rừng, thì trên địa bàn xã Ngọc Chiến cần 18 cán bộ thay vì hai biên chế như hiện thời.

Về biện pháp trước mắt tăng cường bảo vệ rừng Ngọc Chiến, ông Bùi Mạnh Cường, hạt trưởng, Hạt kiểm lâm huyện Mường La nói: “Trước hết chính quyền cơ sở và bên kiểm lâm phối hợp tuyên truyền để bà con hiểu rõ về tác hại của việc phá rừng. Bây giờ khai thác nhiều quá mất hệ sinh thái thì không còn gì bảo tồn nữa”.

Rừng ở Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang bị chặt phá, rút ruột mỗi ngày. Nhiều người quan tâm đến rừng quý hiếm bức xúc trước thảm cảnh những cánh rừng hàng trăm năm tuổi ở độ cao gần 2.000m đang bị “khai tử” trước khi được bảo tồn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân
Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

VOV.VN -Kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển ổn định, chuyển biến tích cực, tuy nhiên có nhiều bất ổn.

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

Tây Nguyên “nóng” các vấn đề thủy điện, phá rừng và di dân

VOV.VN -Kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển ổn định, chuyển biến tích cực, tuy nhiên có nhiều bất ổn.

Đắk Nông: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc thuê người phá rừng
Đắk Nông: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc thuê người phá rừng

VOV.VN -Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT, Hoàng Trọng Hiếu đã tự ý thuê các công ty nh tiến hành khai thác san ủi trái phép hơn 39 ha rừng sản xuất

Đắk Nông: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc thuê người phá rừng

Đắk Nông: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc thuê người phá rừng

VOV.VN -Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT, Hoàng Trọng Hiếu đã tự ý thuê các công ty nh tiến hành khai thác san ủi trái phép hơn 39 ha rừng sản xuất

Xét xử vụ “lâm tặc” phá rừng, chống người thi hành công vụ
Xét xử vụ “lâm tặc” phá rừng, chống người thi hành công vụ

VOV.VN -Các đối tượng khai thác gỗ trái phép kề dao khống chế, đấm đá đoàn kiểm tra

Xét xử vụ “lâm tặc” phá rừng, chống người thi hành công vụ

Xét xử vụ “lâm tặc” phá rừng, chống người thi hành công vụ

VOV.VN -Các đối tượng khai thác gỗ trái phép kề dao khống chế, đấm đá đoàn kiểm tra

Bắt đối tượng phá rừng đặc dụng để trồng hoa màu
Bắt đối tượng phá rừng đặc dụng để trồng hoa màu

VOV.VN -Đối tượng Trần Bá Sáu đã phá hơn 3.600m2 thuộc tiểu khu 118 là đất rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai.

Bắt đối tượng phá rừng đặc dụng để trồng hoa màu

Bắt đối tượng phá rừng đặc dụng để trồng hoa màu

VOV.VN -Đối tượng Trần Bá Sáu đã phá hơn 3.600m2 thuộc tiểu khu 118 là đất rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai.

Bắt tạm giam đối tượng phá rừng
Bắt tạm giam đối tượng phá rừng

VOV.VN -Y Prinh chặt phá gần 1ha rừng để mở rộng diện tích làm rẫy gây thiệt hại về lâm sản và môi trường khoảng 35 triệu đồng.

Bắt tạm giam đối tượng phá rừng

Bắt tạm giam đối tượng phá rừng

VOV.VN -Y Prinh chặt phá gần 1ha rừng để mở rộng diện tích làm rẫy gây thiệt hại về lâm sản và môi trường khoảng 35 triệu đồng.

Báo động nạn phá rừng khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng
Báo động nạn phá rừng khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng

VOV.VN -Lợi dụng địa hình hiểm trở, sự lơ là của lực lượng chức năng, lâm tặc đã khai thác gỗ trái phép tại khu vực rừng giáp ranh giữa Quảng Nam-TP Đà Nẵng

Báo động nạn phá rừng khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng

Báo động nạn phá rừng khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng

VOV.VN -Lợi dụng địa hình hiểm trở, sự lơ là của lực lượng chức năng, lâm tặc đã khai thác gỗ trái phép tại khu vực rừng giáp ranh giữa Quảng Nam-TP Đà Nẵng