Tăng giờ làm thêm: Nhiều đại biểu Quốc hội vẫn còn băn khoăn

VOV.VN - Theo một số ĐBQH, việc tăng giờ làm thêm cần tính đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, như liên quan đến sức khỏe, tiền lương…

Chính phủ vừa trình Quốc hội dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới, trong đó có 2 nội dung ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, là tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thời giờ làm thêm.

Theo đó, Chính phủ đề nghị mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm.

Tăng giờ làm thêm phải tăng lương lũy tiến

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng, tại một số thành phố lớn như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương- nơi có những khu công nghiệp, việc tăng giờ làm thêm đối với người lao động đã diễn ra từ lâu và khá phổ biến. Thậm chí, làm thêm giờ vẫn tăng và vượt quá khung mà luật cũ đã quy định, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, gia đình.

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước). 

“Người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn để chăm sóc gia đình, tái tạo sức lao động. Nhưng bây giờ, điều kiện sản xuất, điều kiện phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, nếu chúng ta không quy định làm thêm giờ thì thực tế vẫn diễn ra”- bà Hạnh cho biết.

Vì vậy, theo bà Hạnh, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đề nghị luật quy định tiền công làm thêm giờ phải tăng lũy tiến. Bởi nếu không có quy định thì sẽ gây khó khăn, bất lợi cho người lao động.

Tại buổi thảo luận ở tổ về Luật Lao động sửa đổi vừa qua, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội)- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thực tế thu nhập của người lao động rất thấp. Vì vậy, ông Hiểu cũng “bất đắc dĩ” đồng tình với phương án nới khung giờ làm thêm tối đa (từ 300 lên 400 giờ/năm). Theo ông Hiểu, hiện nay, luật quy định làm thêm tối đa 300 giờ/năm nhưng có những nơi tăng lên 500 - 600 giờ/năm. Thậm chí người lao động vắt kiệt sức đảm bảo cuộc sống gia đình.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị luật quy định tiền công làm thêm giờ phải tăng lũy tiến, sẽ ngăn ngừa tình trạng doanh nghiệp lạm dụng lao động.

Không nên cào bằng việc tăng giờ làm thêm

Một số đại biểu cũng cho rằng, việc tăng giờ làm thêm chỉ tập trung một số ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, có tính thời vụ.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho biết, tăng giờ làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập trong bối cảnh lương không đủ sống với nhiều lao động, về mặt nguyên tắc là đúng, nhưng không nên áp dụng rộng rãi tất cả các ngành.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau).

Chính phủ cần phải có danh mục và chỉ những ngành nghề đó được làm thêm giờ để quản lý chặt chẽ hơn.

“Theo tôi, công nhân cạo mủ cao su, công nhân trực tiếp lao động trong ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, họ không thể đáp ứng tăng làm thêm giờ được. Vì vậy, tôi cũng mong nên có thống kê danh sách ngành nào, lĩnh vực nào nên tăng làm thêm giờ cho hợp lý. Nếu cào bằng việc tăng giờ làm thêm thì không đúng với thực tế và khả năng người lao động sẽ không đáp ứng được”- đại biểu Trương Minh Hoàng cho biết./.

Tăng giờ làm thêm: Nên hay không?

VOV.VN - Chiều 29/5, đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi). Nội dung tăng giờ làm thêm vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp than khổ với luật hiện hành, đề nghị tăng giờ làm thêm
Doanh nghiệp than khổ với luật hiện hành, đề nghị tăng giờ làm thêm

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho rằng, do sức ép đơn hàng nên buộc phải tăng gia sản xuất, nhưng nếu như vậy sẽ phải tăng giờ làm thêm, vi phạm Luật Lao động.

Doanh nghiệp than khổ với luật hiện hành, đề nghị tăng giờ làm thêm

Doanh nghiệp than khổ với luật hiện hành, đề nghị tăng giờ làm thêm

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp cho rằng, do sức ép đơn hàng nên buộc phải tăng gia sản xuất, nhưng nếu như vậy sẽ phải tăng giờ làm thêm, vi phạm Luật Lao động.

Tăng giờ làm thêm: Nên hay không?
Tăng giờ làm thêm: Nên hay không?

VOV.VN - Chiều 29/5, đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi). Nội dung tăng giờ làm thêm vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Tăng giờ làm thêm: Nên hay không?

Tăng giờ làm thêm: Nên hay không?

VOV.VN - Chiều 29/5, đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi). Nội dung tăng giờ làm thêm vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.