Tăng tuổi nghỉ hưu có tính tới cơ hội việc làm cho giới trẻ?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã tính tới cơ hội việc làm cho giới trẻ hiện nay?

Có làm mất cơ hội việc làm của giới trẻ?

Chiều 29/5, thảo luận ở tổ về Dự án Luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Triệu Thế Hùng (đoàn Lâm Đồng) đặt câu hỏi, theo số liệu có hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường chưa có việc làm thì đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã tính tới cơ hội việc làm cho giới trẻ hiện nay. Do đó, cần có đánh giá tác động một cách chính xác.

Đại biểu Triệu Thế Hùng (đoàn Lâm Đồng).

Về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1 thì tuổi nghỉ hưu của nam giới đạt 62 tuổi vào năm 2028 và tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035 (sau 8 năm với nam và sau 15 năm với nữ kể từ năm 2021), đại biểu đoàn Lâm Đồng đề nghị cần phải có tính toán rõ ràng để đảm bảo bình đẳng giới cũng như tỷ lệ lao động giữa nam-nữ.

“Những quy định về tăng tuổi lao động không chỉ tránh gia tăng chi phí đối với khu vực Nhà nước mà quan trọng là phải đảm bảo quyền lao động và quyền được nghỉ ngơi của người lao động, mà điều này đã được quy định trong Hiến pháp” – đại biểu Triệu Thế Hùng cho biết.

Lưu ý tới ngành nghề giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học, đại biểu đoàn Lâm Đồng cho rằng, đây là nhóm lao động nặng nhọc, áp lực.

Hiện nay, cả nước có trên 330.000 giáo viên mầm non và gần 400.000 giáo viên tiểu học (bao gồm cả công lập và ngoài công lập), trong khi đó đặc thù công việc ngoài nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, giáo viên còn phải dạy văn hóa nghệ thuật. Giáo viên ở khối này lao động 2 buổi trong ngày, nhất là giáo viên mầm non phải lao động từ 8-12 tiếng, bên cạnh đó áp lực từ xã hội, gia đình đối với giáo viên hiện nay cũng không nhỏ.

“Nếu tính câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên ở những cấp này thì cũng cần quan tâm tới yếu tố tâm sinh lý của người lao động. Vì phần lớn giáo viên mầm non là nữ, trong khi đó tâm lý của các cháu nhỏ thường thích cô giáo trẻ. Nếu nâng tuổi nghỉ hưu, thì những cô giáo lớn tuổi vẫn phải nhảy múa, dạy các cháu thì có còn phù hợp? Theo tôi, đối với đối tượng này cần phải đưa vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, để họ có quyền lựa chọn nghỉ hưu sớm mà vẫn được đảm bảo các chế độ”- đại biểu Triệu Thế Hùng nói và đề nghị về việc điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu cũng cần phải tương đồng đối với các luật khác vì đây là một đạo luật lớn, tác động đến sự phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai nên cần nghiên cữu kỹ trước khi ban hành.

Cùng chung quan điểm, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (đoàn Thừa Thiên-Huế) băn khoăn, hiện nay nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, nếu tăng tuổi nghỉ hưu để kéo dài thời gian công tác, đặc biệt đối với công chức, viên chức thì việc này có tác động đến sinh viên mới ra trường.

Vị đại biểu cũng đặt câu hỏi về việc, người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... thì có khoản ngân sách nào hỗ trợ cho họ không.

“Phụ nữ 55 tuổi nhìn rất trẻ, về hưu thì rất tiếc”

Ủng hộ đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình), cho rằng, câu chuyện kéo dài thời gian nghỉ hưu, giới trẻ lấy đâu ra việc làm không có cơ sở. Hiện, nước ta 96 triệu dân, kinh tế phát triển, tỷ lệ lao động thất nghiệp chỉ có 1-2%. Như vậy, không phải cứ nghỉ hưu muộn thì lớp trẻ không có cơ hội việc làm.

Chỉ có điều nếu chỉ vào biên chế công chức Nhà nước thì mới có câu chuyện đó, nhưng tỷ lệ việc làm trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong việc làm và lao động hiện nay.

“Vì vậy, có thể có hiện tượng thất nghiệp, nhưng không đáng lo ngại nếu chúng ta kéo dài tuổi nghỉ hưu. Chúng ta có đào tạo tốt, những người trẻ họ tự tạo việc làm, chứ không phải chờ Nhà nước đưa việc vào tay họ. Họ chỉ cần cơ chế, họ có thể tự tạo việc làm và làm rất tốt” –đại biểu Nguyễn Tiến Sinh bày tỏ.

“Lộ trình tăng tuổi đại biểu cho là hợp lý. Câu chuyện bây giờ không tăng tuổi của phụ nữ mà theo tiến độ hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay thì phụ nữ sẽ về hưu rất sớm và hưởng lương hưu thấp. Do vậy cũng cần tính toán để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng lao động. Nếu tính toán các phương án cho các đối tượng thì càng tốt”- đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho biết thêm.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa -Vũng Tàu) cho biết, hiện tuổi thọ bình quân của nam là 72, còn nữ là 81. Hiện nay phụ nữ tuổi 55 nhìn rất trẻ và tràn đầy năng động mà phải nghỉ hưu thì đáng tiếc. Theo đại biểu nên nâng tuổi nghỉ hưu đối với nữ lên 60, nam 62 là phù hợp; lộ trình tăng tuổi nam –nữ đồng thời cùng một năm.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến. (ảnh: KT)

“Đối với phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường; cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2 là mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Cần phải phải tính lại làm sao thời gian tăng tuổi nam theo phương án 1 tới thời điểm đó là 62 tuổi, nữ tới thời điểm đó là 60 tuổi. Như vậy mới đảm bảo bình đẳng giới vì bây giờ không lao động nữ chiếm trên 50%, đây là nguồn nhân lực quý giá. Đề nghị Quốc hội quan tâm, tính lại trong 1 thời điểm nam- nữ đều lên 62, 60 tuổi”- đại biểu Nguyễn Thị Yến cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm

VOV.VN - Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.

2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm

2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm

VOV.VN - Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.

Lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu
Lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

VOV.VN -Theo cơ quan thẩm tra, cần lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu về việc tăng tuổi nghỉ hưu.

Lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

VOV.VN -Theo cơ quan thẩm tra, cần lấy ý kiến rộng rãi, nhất là của đối tượng chịu sự tác động để lựa chọn được phương án tối ưu về việc tăng tuổi nghỉ hưu.

Hai câu hỏi đặt ra với phương án tăng tuổi nghỉ hưu
Hai câu hỏi đặt ra với phương án tăng tuổi nghỉ hưu

VOV.VN - Tại sao nam phải 62, nữ 60 mà không thực hiện bình đẳng giới? Tại sao không để sau 5 năm nâng 1 tuổi, sau 10 năm nâng 2 tuổi để dễ tính toán?

Hai câu hỏi đặt ra với phương án tăng tuổi nghỉ hưu

Hai câu hỏi đặt ra với phương án tăng tuổi nghỉ hưu

VOV.VN - Tại sao nam phải 62, nữ 60 mà không thực hiện bình đẳng giới? Tại sao không để sau 5 năm nâng 1 tuổi, sau 10 năm nâng 2 tuổi để dễ tính toán?

Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện "quan chức giữ ghế"
Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện "quan chức giữ ghế"

VOV.VN -Bên hành lang Quốc hội sáng 28/5, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết.

Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện "quan chức giữ ghế"

Bộ trưởng LĐ-TB-XH: Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện "quan chức giữ ghế"

VOV.VN -Bên hành lang Quốc hội sáng 28/5, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết.

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý
Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

VOV.VN - Việc xử lý nghiêm một số lãnh đạo nghỉ hưu có vi phạm vừa qua được nhân dân đồng tình. Nhưng luật hoá cũng cần nghiên cứu sao cho phù hợp.

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

Xử lý cán bộ nghỉ hưu: Nếu luật hoá cần làm rõ tính pháp lý

VOV.VN - Việc xử lý nghiêm một số lãnh đạo nghỉ hưu có vi phạm vừa qua được nhân dân đồng tình. Nhưng luật hoá cũng cần nghiên cứu sao cho phù hợp.