Thông tin ô nhiễm nguồn nước ở gần nghĩa trang Thanh Tước bị giấu?

VOV.VN - Lãnh đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mê Linh cho rằng huyện không đưa ra kết luận nên không có quyền cung cấp

Hơn 200 hộ dân ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội nằm cận kề nghĩa trang Thanh Tước đang phải sử dụng nước giếng ô nhiễm do nguồn nước thải từ nghĩa trang gây ra. Mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có kết luận về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực này, thế nhưng, đã hơn 1 năm nay vẫn chưa công bố cho người dân biết.

Nước nổi váng vẫn phải sử dụng

Dẫn chúng tôi đến giếng nước bên hiên nhà, bà Nguyễn Thị Giá ở tổ 3, khu đường 23 (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) chỉ cho chúng tôi thấy những mảng váng màu vàng nổi ngay trên bề mặt giếng nước. Với người dân sống ở đây, thì đó là nguồn nước sinh hoạt chính mà họ phải sử dụng trong nhiều năm nay.

Giếng nước nhà bà Nguyễn Thị Giá
Bà Nguyễn Thị Giá cho biết: “Chúng tôi về đây 30 mấy năm vẫn dùng nguồn nước giếng này để ăn uống, sinh hoạt. Sử dụng nguồn nước này, người mẩn ngứa liên tục, tôi và cả các con tôi cứ đi chữa luôn. Chúng tôi chịu ô nhiễm quá nặng từ nghĩa trang. Hơn 2 tháng nay, sau nhiều lần người dân có ý kiến, người ta mới cho xây cho cái nắp đậy đường cống nước thải từ nghĩa trang chảy ra chứ trước đây kinh lắm, ai trông thấy cũng sợ, không khéo vào nhà chúng tôi không dám ăn cơm”.

Hơn 200 hộ dân sống ở khu đường 23 nằm xung quanh cổng vào và tiếp giáp khu vực nghĩa trang Thanh Tước. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 đến 30 hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ Nhà máy nước sạch Vĩnh Phúc do lắp từ thời kỳ huyện Mê Linh vẫn còn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Khi tách huyện Mê Linh về Hà Nội, người dân phải dùng theo đường nước sạch do Hà Nội cung cấp, Nhà máy nước sạch Vĩnh Phúc không tiếp nhận việc lắp mới.

Trong khi đó, tại khu vực này thành phố Hà Nội vẫn chưa triển khai các đường nước sạch. Một số ít hộ dân “đi chui” nhờ những mối quan hệ, tận dụng các họng nước sẵn có của Nhà máy nước sạch Vĩnh Phúc trước đây còn để lại thì lắp mới được, còn phần lớn vẫn phải dùng nước giếng khoan ô nhiễm để sinh hoạt.

Nghĩa trang Thanh Tước rộng 7,7 ha được chia thành hai khu: khu một chôn mộ cải táng gồm 23.000 ngôi và gần 2.000 ngôi mộ chôn theo hình thức hung táng. Hiện nay, nghĩa trang Thanh Tước đã kín chỗ, không tiếp nhận các hình thức cát táng và mai táng. Nước thải của nghĩa trang được đổ thẳng qua hệ thống cống ra hồ điều hòa nằm trong khu đường 23, chung với hệ thống nước thải của khu dân cư đường 23 mà không qua xử lý.

Hồ điều hòa nơi nước thải của nghĩa trang Thanh Tước đổ ra
Trước phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tháng 9/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã về lấy mẫu nước trắc nghiệm môi trường. Sau đó, tại cuộc họp với người dân, lãnh đạo huyện Mê Linh chỉ trả lời chung chung. Tới nay, sau hơn 1 năm, người dân vẫn chưa có câu trả lời hay kết luận chính thức về chất lượng nguồn nước tại đây.

Ông Đỗ Văn Ngân, trưởng khu đường 23 nói: “Tôi là người đi trực tiếp lấy mẫu nước. Từ đó đến giờ chưa có phản hồi cho dân, mà chúng tôi yêu cầu trả lời bằng văn bản chứ không phải trả lời không. Chúng tôi gặp ở huyện, Phó Chủ tịch huyện trả lời loanh quanh là có váng mỡ, Bí thư huyện ủy nói rằng có váng là ô nhiễm”.

Tận mắt chứng kiến hồ điều hòa nơi nước thải từ nghĩa trang Thanh Tước đổ ra qua hệ thống cống, chúng tôi thấy khu vực họng cống mặc dù đã bị bèo lấp đầy nhưng những mảng váng vàng vẫn nổi trên mặt nước, váng bẩn còn bám ven mặt hồ. Dòng nước vàng đục lờ đờ, bốc mùi tanh hôi, khó chịu.

Vì sao huyện không công bố kết luận của Sở Tài nguyên-Môi trường?

Trái ngược với những thông tin chúng tôi nhận được từ phía người dân và đi thực tế, ông Nguyễn Văn Giỏi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lâm cho biết, các hộ dân ở khu đường 23 hầu hết được dùng nước sạch. Việc người dân phản ánh ô nhiễm nguồn nước, chính quyền xã Thanh Lâm đã có kiến nghị lên huyện để đề xuất với thành phố Hà Nội kiểm tra. Ông Giỏi khẳng định, việc nước giếng khoan có váng màu vàng là có thật và xã Thanh Lâm cũng chưa nhận được kết luận về quan trắc môi trường.

Ông Nguyễn Văn Giỏi - Phó Chủ tịch xã Thanh Lâm
Lãnh đạo xã Thanh Lâm đã cung cấp cho chúng tôi đề án bảo vệ môi trường nghĩa trang Thanh Tước và báo cáo quan trắc môi trường 2 đợt năm 2014. Trong đó kết luận về nước hồ và nước giếng lấy mẫu trong nghĩa trang có một số chỉ tiêu amoni, nitrit và phosphate… vượt giới hạn cho phép (vượt QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 09:2008/BTNMT). Điều này chứng minh rõ ràng có tình trạng ô nhiễm dù những mẫu quan trắc chỉ nằm trong khu vực nghĩa trang.

Theo ông Trần Nguyễn Ngọc, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh, kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường (năm 2013) cho thấy, việc nghĩa trang Thanh Tước xả thải không đúng quy định, chưa qua xử lý nước thải mà đổ thẳng ra ngoài, nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm với những chỉ tiêu NH4+, NO2-, PO4 3-, mỡ động vật… vượt mức so với quy chuẩn Việt Nam cho phép. Kể từ khi có kết luận này, huyện Mê Linh cũng chưa tiến hành kiểm tra, đôn đốc nghĩa trang thực hiện các yêu cầu về xử lý môi trường theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nước giếng được bơm lên
Về việc hơn 1 năm nay người dân khu đường 23 chưa nhận được thông báo về kết luận kiểm tra môi trường tại khu vực, ông Trần Nguyễn Ngọc, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh cho rằng: “Người dân cần thì liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để lấy kết luận vì đây là kết luận do Sở đưa ra. Huyện Mê Linh đã nhận được kết luận của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội về tình trạng ô nhiễm khu đường 23 xã Thanh Lâm nhưng huyện không có quyền cung cấp?”.

Câu trả lời của vị lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh đã thể hiện rõ sự thiếu trách nhiệm với người dân. Người dân đã đúng khi họ có tuân theo những trình tự kiến nghị từ cấp thôn, lên đến cấp xã, cấp huyện. Chính quyền địa phương có trách nhiệm chuyển kiến nghị lên các cơ quan chuyên môn của thành phố và khi có kết luận gửi về thì phải công bố thông tin với dân.

Phóng viên VOV đề nghị cung cấp bản photo hay bản chụp kết luận của Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Trần Nguyễn Ngọc đã lấy lý do xin ý kiến cấp trên và sẽ gửi lại sau. Tới nay, đã hơn nửa tháng, sau nhiều lần liên hệ chúng tôi vẫn chưa nhận được tài liệu như lời hứa của ông này. Người dân có cơ sở khi đặt câu hỏi phải chăng “Huyện Mê Linh không chỉ thiếu trách nhiệm mà còn giấu dân thông tin về kết luận ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở xã Thanh Lâm?”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh: Hàng trăm tình nguyện viên làm sạch môi trường biển
Hình ảnh: Hàng trăm tình nguyện viên làm sạch môi trường biển

VOV.VN -Các tình nguyện viên nhặt rác làm sạch bờ biển Đồ Sơn (Hải Phòng), đồng thời đạp xe diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường.

Hình ảnh: Hàng trăm tình nguyện viên làm sạch môi trường biển

Hình ảnh: Hàng trăm tình nguyện viên làm sạch môi trường biển

VOV.VN -Các tình nguyện viên nhặt rác làm sạch bờ biển Đồ Sơn (Hải Phòng), đồng thời đạp xe diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường.

Tạo điều kiện cho Công ty Phương Thảo hoạt động
Tạo điều kiện cho Công ty Phương Thảo hoạt động

VOV.VN - Chủ trương của tỉnh đồng ý cho Công ty xử  lý rác ngoài tỉnh, nhưng với điều kiện ưu tiên xử lý rác trong tỉnh.

Tạo điều kiện cho Công ty Phương Thảo hoạt động

Tạo điều kiện cho Công ty Phương Thảo hoạt động

VOV.VN - Chủ trương của tỉnh đồng ý cho Công ty xử  lý rác ngoài tỉnh, nhưng với điều kiện ưu tiên xử lý rác trong tỉnh.

Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam
Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

VOV.VN - Đó là mục đích của Hội thảo “Mô hình kinh doanh và giải pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” ngày 22/5 tới.

Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

VOV.VN - Đó là mục đích của Hội thảo “Mô hình kinh doanh và giải pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” ngày 22/5 tới.

Người dân Trà Vinh phản đối việc chặt trắng rừng phòng hộ
Người dân Trà Vinh phản đối việc chặt trắng rừng phòng hộ

VOV.VN - Vụ việc khiến người dân và chính quyền địa phương rất bức xúc và kịch liệt phản đối.

Người dân Trà Vinh phản đối việc chặt trắng rừng phòng hộ

Người dân Trà Vinh phản đối việc chặt trắng rừng phòng hộ

VOV.VN - Vụ việc khiến người dân và chính quyền địa phương rất bức xúc và kịch liệt phản đối.

Người dân tiếp tục yêu cầu Sonadezi Long Thành đền bù thiệt hại
Người dân tiếp tục yêu cầu Sonadezi Long Thành đền bù thiệt hại

VOV.VN -106 hộ dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại đề nghị hỗ trợ diện tích 20ha với số tiền gần 2,9 tỷ đồng.

Người dân tiếp tục yêu cầu Sonadezi Long Thành đền bù thiệt hại

Người dân tiếp tục yêu cầu Sonadezi Long Thành đền bù thiệt hại

VOV.VN -106 hộ dân tiếp tục gửi đơn khiếu nại đề nghị hỗ trợ diện tích 20ha với số tiền gần 2,9 tỷ đồng.

Mít tinh hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học
Mít tinh hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học

VOV.VN - Mỗi người cần nhận thức trách nhiệm của mình và cùng hành động để bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, quý giá, độc đáo của quốc gia.

Mít tinh hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học

Mít tinh hưởng ứng ngày Quốc tế đa dạng sinh học

VOV.VN - Mỗi người cần nhận thức trách nhiệm của mình và cùng hành động để bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, quý giá, độc đáo của quốc gia.

Phối hợp bảo vệ động, thực vật hoang dã với các nước ASEAN
Phối hợp bảo vệ động, thực vật hoang dã với các nước ASEAN

VOV.VN -Sự phối hợp nhằm tăng cường đấu tranh chống các tội phạm khai thác và buôn bán động vật hoang dã.

Phối hợp bảo vệ động, thực vật hoang dã với các nước ASEAN

Phối hợp bảo vệ động, thực vật hoang dã với các nước ASEAN

VOV.VN -Sự phối hợp nhằm tăng cường đấu tranh chống các tội phạm khai thác và buôn bán động vật hoang dã.

TP HCM mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
TP HCM mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

VOV.VN -Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.

TP HCM mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

TP HCM mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

VOV.VN -Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.