Thực phẩm chức năng không phải “thần dược”

Việc quảng cáo không đúng với thực tế, nên nhiều người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.

Hiện cả nước có gần 1.800 doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, với khoảng 10.000 loại sản phẩm, trong đó có 40% được nhập khẩu từ nước ngoài. Thực phẩm chức năng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tăng cường, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh, tật.

Tuy nhiên ở Việt Nam hầu hết người dân thường tự ý mua thực phẩm chức năng để uống, mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc làm này khiến cho quá trình điều trị không đạt hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh tật và sức khỏe.

Hiện công tác quản lý các sản phẩm chức năng ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc ghi nhãn, mác không rõ ràng; lạm dụng việc công bố công dụng, hiệu quả của thực phẩm chức năng, coi đó như là “thần dược” chữa bệnh hiệu quả, kể cả những bệnh nan y như: ung thư, HIV/AIDS... Trong khi đó, chúng ta lại chưa có những bằng chứng khoa học một cách rõ ràng về các sản phẩm này.

Ngoài ra, việc quảng cáo quá công dụng, không đúng với thực tế, dẫn đến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh. Việc kiểm tra, đánh giá hậu kiểm đối với thực phẩm chức năng chưa được quan tâm đúng mức, nên việc mua và sử dụng của người dân còn nhiều hạn chế, gây lãng phí tiền của, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng không đúng mục đích.

Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng cần nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước. Qua đó góp phần đưa thị trường thực phẩm chức năng trong nước phát triển đúng hướng, khai thác được thế mạnh về các nguồn thảo dược của đất nước nhằm phát triển các thực phẩm chức năng đặc sắc của Việt Nam phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh
Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bình ổn giá thuốc trên địa bàn  

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Hạn chế tối đa tăng giá thuốc chữa bệnh

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác bình ổn giá thuốc trên địa bàn  

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh
Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 1942/KL-TTCP-V.III, ngày 02/7/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Ngành Y tế đảm bảo bình ổn giá thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế vừa có cuộc họp triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 1942/KL-TTCP-V.III, ngày 02/7/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ cho công tác phòng, chữa bệnh