Tình thầy như biển rộng, sông dài

(VOV) - Cuộc đời và những việc làm của thầy Nguyễn Văn Mốt được gói gọn ở chữ "Tâm" sáng trong.

Là người khởi xướng nhiều loại quỹ giúp đỡ bệnh nhân nghèo ở địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, thầy Nguyễn Văn Mốt, hiện là Chủ tịch Hội cựu giáo chức thị xã được biết đến như người “giữ lửa” cho những bếp ăn từ thiện.

Vượt lên những khó khăn của tuổi già, sự đau đớn thể xác, thầy đã mang lại niềm vui, góp phần giảm bớt khó khăn cho những mảnh đời khốn khó. Cuộc đời và những việc làm của thầy được gói gọn ở chữ "Tâm" sáng trong.

Người dân Sa Đéc vẫn luôn gọi thầy Nguyễn Văn Mốt với những tình cảm, sự trân trọng dù thầy đã nghỉ hưu từ năm 2000. Thầy từng tham gia đại diện Ban khởi nghĩa tiếp quản tỉnh Sa Đéc thời điểm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tham gia công tác mặt trận ở thị xã… Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng gắn bó gần như trọn vẹn với công tác vận động quần chúng, thầy Mốt đã làm nhiều việc vừa mang ý nghĩa nhân đạo, vừa mang lại hiệu quả xã hội cao.

Người dân Sa Đéc hẳn không mấy ai lại chưa từng nghe qua những cái tên trường, tên nhà mà chỉ bản thân cái tên gọi ấy đã nói lên thật nhiều điều như: Nhà Tình thương, Nhà nuôi trẻ mồ côi, Nhà hỏa táng từ thiện, Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật… Tất cả đều mang dấu ấn đậm nét hoặc chính do sự đề xuất, vận động thành lập của một người thầy tuổi nay đã thuộc hàng thất thập cổ lai hy – thầy giáo Nguyễn Văn Mốt. Và nay, dù mới gượng dậy sau cơn bạo bệnh, thầy lại tiếp tục cho ra đời thêm 2 địa chỉ mới: Bếp ăn tập thể cho học sinh và tủ sách khuyến học.

“Năm 2010, tôi đi tìm hiểu thì biết được chương trình giáo dục thị xã học một ngày hai buổi để nâng cao chất lượng học tập. Có 2 nguyên nhân làm cho học trò bỏ học là hoàn cảnh kinh tế và trình độ học lực. Do đó, tôi lấy kinh nghiệm lúc làm tổ từ thiện để tiếp sức cho học trò. Khi đề xuất với Ủy ban và các tổ chức thì ai cũng đồng tình”- Nguyễn Văn Mốt.

Với gia cảnh khó khăn từ thuở bé, nhà có tới tám anh chị em, lúc nhỏ, để được đi học, thầy Mốt phải ở nhờ một ngôi chùa. Nghị lực đã tiếp sức để sau đó thầy bôn ba lên Sài Gòn để đi học tiếp tục với nghề dạy thêm để có tiền đi học tiếp. Và nơi đây, thầy cũng đã vượt qua những thách thức của bản thân khi ngày đói, ngày no và nương tựa nơi hành lang một ngôi chùa ở gần nơi học. Có lẽ vì vậy, theo suy nghĩ của thầy, hễ thấy cảnh người nghèo gặp khó, bản thân cảm thấy có sự đồng cảm và chia sẻ.

Cô Lê Thị Xuân Thu, nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Sa Đéc cho biết: “Chính thầy Mốt đã có tạo sự lôi cuốn để các thầy cô tham gia vào bếp ăn khuyến học. Đến nay, dẫu đã ở cái tuổi nghỉ ngơi, vui vầy con cháu, nhưng bản thân cô và các thầy cô khác vẫn dành một khoản thu nhập từ lương hưu để chia sẻ với bếp ăn, dành nhiều thời gian để chăm chút cho các em những bữa cơm ngon miệng. Gần mười nhà giáo về hưu, cùng từng ấy giáo viên đang đứng lớp cùng với nhiều phụ nữ địa phương chia nhau ra thành bảy nhóm, thay phiên nhau nấu ăn cho 7 ngày trong tuần. Vất vả, bận rộn là thế, nhưng ai cũng vui”.

Nói đến bếp ăn khuyến học hay một cách gọi khác của bữa cơm từ thiện, nhiều người sẽ nghĩ đó là những bữa ăn sơ sài, cốt chỉ để no. Thế nhưng khi đến đây, nhìn các thầy cô cẩn thận chăm lo từng món ăn cho các em mới thấy hết tấm lòng của người thầy đối với học trò nghèo. Món nào cũng được chăm chút cho sạch sẽ, đủ chất, để không chỉ no bụng, các em còn có đủ dinh dưỡng cho một ngày đi học.

Em Phan Thanh Quang, nhà ở xã Tân Phú Trung, cách nơi học khoảng 10 km cho biết: “Em thấy thầy cô ở đây rất có tình cảm với học sinh chúng em. Chúng em được chăm sóc tận tình. Nhà em ở xa lắm, nếu không được hỗ trợ thì khó có thể theo học”.

Tuổi cao, sức yếu nhưng hàng ngày thầy Mốt vẫn tất bật với công tác phục vụ cho cộng đồng, xã hội. Thầy cho biết: “Công việc này mang lại niềm vui cho tôi lúc tuổi già. Nhưng có lẽ chính bản thân tôi cũng đã có sự chuẩn bị khi mà tuổi tác không cho phép tiếp tục với việc làm mà mình yêu thích”.

Chia sẻ rất thẳng thắng, thầy nói khi không thể điều khiển được cái đầu, cơ thể mình nữa thì Tổ từ thiện này vẫn tiếp tục được duy trì; nhà hỏa táng từ thiện sẽ là một địa chỉ nhân đạo; bếp ăn khuyến học, tủ sách khuyến học vẫn sẽ tiếp tục còn hoạt động khi người đi sau sẽ tiếp bước người đi trước.

Có lẽ, mai này, những mái đầu xanh với chiếc áo trắng tinh tươm đến với bếp ăn khuyến học rồi cũng sẽ có một tương lai tươi sáng sau những năm miệt mài học tập trên ghế nhà trường. Nhưng những bữa cơm khuyến học và tấm lòng của thầy Nguyễn Văn Mốt vẫn sẽ mãi là “một chút gì để nhớ” trong sự thành công của các em trong cả cuộc đời mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy giáo 74 tuổi và hành trình từ thiện
Thầy giáo 74 tuổi và hành trình từ thiện

74 tuổi, thầy giáo Trần Duyên Hải vẫn ngày ngày miệt mài với bộn bề công việc giúp đỡ trẻ khuyết tật, đem lại sự hồi sinh trong tâm hồn cũng như cuộc sống của hàng nghìn trẻ em bất hạnh.  

Thầy giáo 74 tuổi và hành trình từ thiện

Thầy giáo 74 tuổi và hành trình từ thiện

74 tuổi, thầy giáo Trần Duyên Hải vẫn ngày ngày miệt mài với bộn bề công việc giúp đỡ trẻ khuyết tật, đem lại sự hồi sinh trong tâm hồn cũng như cuộc sống của hàng nghìn trẻ em bất hạnh.  

Thầy giáo trộm tiền của bạn còn tạo hiện trường giả
Thầy giáo trộm tiền của bạn còn tạo hiện trường giả

(VOV) -Sau khi lấy trộm tiền của đồng nghiệp, đối tượng còn tạo hiện trường giả nhằm qua mặt công an.

Thầy giáo trộm tiền của bạn còn tạo hiện trường giả

Thầy giáo trộm tiền của bạn còn tạo hiện trường giả

(VOV) -Sau khi lấy trộm tiền của đồng nghiệp, đối tượng còn tạo hiện trường giả nhằm qua mặt công an.

Đạo thầy trò thời hiện đại
Đạo thầy trò thời hiện đại

Quan hệ thầy trò ngày nay đang có những đổi thay theo chiều hướng tiêu cực tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.  

Đạo thầy trò thời hiện đại

Đạo thầy trò thời hiện đại

Quan hệ thầy trò ngày nay đang có những đổi thay theo chiều hướng tiêu cực tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.  

Hai thầy giáo lao xuống dòng nước dữ cứu người
Hai thầy giáo lao xuống dòng nước dữ cứu người

Ban giám hiệu trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tiền Giang vừa khen thưởng và biểu dương hành động dũng cảm cứu người của thầy Quách Thanh Huy và thầy Nguyễn  Quốc Việt.   

Hai thầy giáo lao xuống dòng nước dữ cứu người

Hai thầy giáo lao xuống dòng nước dữ cứu người

Ban giám hiệu trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tiền Giang vừa khen thưởng và biểu dương hành động dũng cảm cứu người của thầy Quách Thanh Huy và thầy Nguyễn  Quốc Việt.   

Thầy giáo già và hành trình từ thiện
Thầy giáo già và hành trình từ thiện

(VOV) -Hàng ngày, thầy giáo Trần Duyên Hải (74 tuổi) vẫn làm công việc thầm lặng là cưu mang và giúp đỡ cho hàng nghìn trẻ em bất hạnh.

Thầy giáo già và hành trình từ thiện

Thầy giáo già và hành trình từ thiện

(VOV) -Hàng ngày, thầy giáo Trần Duyên Hải (74 tuổi) vẫn làm công việc thầm lặng là cưu mang và giúp đỡ cho hàng nghìn trẻ em bất hạnh.