Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm trong sử dụng lao động

(VOV) -Trong Dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ trách nhiệm sử dụng và bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, quy trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đó là nội dung chính được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ chiều 8/6.

Theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên), hiện nay có tình trạng người lao động phải làm việc rất vất vả đến nỗi như bị bóc lột sức lao động nhưng bị người sử dụng lao động nợ lương trong thời gian dài, không trả lương hoặc nếu có trả lương thì cũng không đúng với công sức của người lao động. Vì vậy, trong Dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ trách nhiệm sử dụng và bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Việc trả tiền lương phải xứng đáng với công việc của người lao động.

Ngoài ra, trong Dự thảo Luật Việc làm phải xem xét sử dụng, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để trợ cấp thất nghiệp, tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Việc sử dụng Quỹ nên tập trung vào trợ cấp thất nghiệp và tìm kiếm việc làm.

Đại biểu thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Việc làm

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình), Dự thảo Luật Việc làm cần quy định rõ tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của người lao động nếu trong thời gian làm việc, lao động đó gặp tai nạn hoặc gặp sự cố trong công việc dẫn đến ảnh hưởng lớn về sức khoẻ.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Dự thảo Luật Việc làm cần có nội dung nói rõ về bảo hiểm thất nghiệp cho người dân gồm những nội dụng gì và bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng cho lao động đang làm việc nhưng bị tai nạn như thế nào.

Để bảo vệ người lao động, đại biểu Trương Thị Huệ (đoàn Thái Nguyên) nêu ý kiến, trong Dự thảo Luật Việc làm cần kiểm soát  hoạt động của Trung tâm giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động. Bởi có nhiều trung tâm mở ra với hình thức yêu cầu người tìm việc đóng tiền giới thiệu ban đầu nhưng sau đó lại không giới thiệu hoặc tìm việc cho người lao động. Như vậy, người tìm việc rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Hải Phòng) cho rằng, trong Dự thảo Luật Việc làm phải ghi rõ trung tâm tư vấn, giới thiệu, hướng dẫn nghề nghiệp cho lao động phải gồm những nhiệm vụ gì, trách nhiệm cụ thể. Khi có quy định cụ thể, rõ ràng thì cơ quan chức năng mới có thể quy rõ trách nhiệm, hình thức xử phạt nếu trung tâm đó vi phạm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ cân đối giữa tuổi nghỉ hưu và việc làm cho giới trẻ
Sẽ cân đối giữa tuổi nghỉ hưu và việc làm cho giới trẻ

(VOV) -Bộ LĐTBXH sẽ có lộ trình để những người có khả năng được tiếp tục trọng dụng, cũng như lao động trẻ có cơ hội việc làm.

Sẽ cân đối giữa tuổi nghỉ hưu và việc làm cho giới trẻ

Sẽ cân đối giữa tuổi nghỉ hưu và việc làm cho giới trẻ

(VOV) -Bộ LĐTBXH sẽ có lộ trình để những người có khả năng được tiếp tục trọng dụng, cũng như lao động trẻ có cơ hội việc làm.

Nhiều người khuyết tật được tuyển dụng tại ngày hội việc làm
Nhiều người khuyết tật được tuyển dụng tại ngày hội việc làm

(VOV) -Ngày hội việc làm dành cho người khuyết tật thu hút trên 30 đơn vị tham gia. Nhiều người khuyết tật tìm được việc làm.

Nhiều người khuyết tật được tuyển dụng tại ngày hội việc làm

Nhiều người khuyết tật được tuyển dụng tại ngày hội việc làm

(VOV) -Ngày hội việc làm dành cho người khuyết tật thu hút trên 30 đơn vị tham gia. Nhiều người khuyết tật tìm được việc làm.

Bình đẳng giới và việc làm bền vững
Bình đẳng giới và việc làm bền vững

(VOV) - Bộ Luật Lao động sửa đổi đã được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bình đẳng giới và việc làm bền vững

Bình đẳng giới và việc làm bền vững

(VOV) - Bộ Luật Lao động sửa đổi đã được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.