Trông coi đường biên: Phong trào trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu

VOV.VN - Với hơn 265km đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc, những năm qua, việc tự nguyện đảm nhận trông coi đường biên, mốc giới đã trở thành phong trào rộng khắp trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia...

Thực hiện việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước (mục tiêu tổng quát) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm qua, việc tự nguyện đảm nhận trông coi đường biên, mốc giới đã trở thành phong trào rộng khắp trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.

Bản Hùng Pèng, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nơi sinh sống của đồng bào Dao và là nơi có cột mốc đặc biệt – cột mốc biên cương giữa sân nhà. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở nơi đây được phân định bởi dòng suối lớn Pa Nậm Cúm. 

Trung tá Nguyễn Hoàng Xuyên, cán bộ phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, huyện Phong Thổ, người có gần 20 năm gắn bó với vùng đất biên cương này cho biết: Điều đặc biệt tại khu vực biên giới này là có 2 cột mốc 67 (1) phía Trung Quốc và 67 (2) phía Việt Nam. Trước khi mốc giới số 67(2) phía Việt Nam được cắm tại đây năm 2001, khi đó bản Hùng Pèng vốn chưa được thành lập.

Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, năm 2005 Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cùng chính quyền địa phương đã hỗ trợ 27 hộ người Dao di chuyển đến nơi ở mới. Tại đây, người dân được cán bộ xã, bộ đội biên phòng giúp làm nhà, lập nên bản Hùng Pèng ngày nay.

Ông Tẩn Vần Phủ, người dân bản Hùng Pèng có mặt từ những ngày đầu lập bản chia sẻ: "Cột mốc ngày xưa có nhưng không có dân chăm sóc, không đẹp như bây giờ. Biên phòng luôn luôn trực tiếp ăn, ở cùng với dân".

Từ 27 hộ ban đầu, đến nay bản Hùng Pèng đã có 36 hộ dân, với gần 250 nhân khẩu. Nhờ trông coi tốt đường biên, cột mốc, mốc giới ổn định, bà con đã yên tâm định cư, làm ăn. Nhiều ngôi nhà mới khang trang được xây dựng lên, người dân có “của ăn của để” ngày càng nhiều và tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm. Cột mốc số 67(2) hiên ngang mà gần gũi, như một lời cam kết thủy chung của bà con dân bản với chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Tẩn Vần Phủ chia sẻ thêm: "Bây giờ có Đảng, Nhà nước bảo vệ, có con cháu được học hành, vui chơi ở đây thấy yên tâm. Bà con trong bản phải cố gắng giữ gìn để cùng bảo vệ cho tổ quốc mình".

Nhà bia tưởng niệm khắc tên 33 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1979 tại xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ giờ đây đã được tu sửa khang trang. Đây cũng là nơi “đi báo việc, về báo công” của cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng và là nơi thăm viếng, dâng hương tưởng nhớ của người dân Hùng Pèng trong mỗi dịp lễ, tết. Bởi hình dáng cột mốc hôm nay được dựng lên bằng xương máu của quân và dân ta, những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ non sông, bờ cõi quê hương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tặng công trình dân sinh tại lễ kết nghĩa địa phương 2 bên biên giới Việt- Lào
Tặng công trình dân sinh tại lễ kết nghĩa địa phương 2 bên biên giới Việt- Lào

VOV.VN - Hôm nay (22/11), Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Việt Nam trao tặng các suất quà và khánh thành, bàn giao các công trình dân sinh tặng chính quyền, nhân dân cụm bản Lẳng Khăng, huyện Bua Lạ Pha, tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới.

Tặng công trình dân sinh tại lễ kết nghĩa địa phương 2 bên biên giới Việt- Lào

Tặng công trình dân sinh tại lễ kết nghĩa địa phương 2 bên biên giới Việt- Lào

VOV.VN - Hôm nay (22/11), Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Việt Nam trao tặng các suất quà và khánh thành, bàn giao các công trình dân sinh tặng chính quyền, nhân dân cụm bản Lẳng Khăng, huyện Bua Lạ Pha, tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Hoạt động này có ý nghĩa thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới.

Người Khơ Mú rộn ràng thu hoạch lạc sạch trên triền núi cao ở xã biên giới
Người Khơ Mú rộn ràng thu hoạch lạc sạch trên triền núi cao ở xã biên giới

VOV.VN - Người dân xã Nậm Cắn đưa cây lạc lên trồng thay thế cây lúa cho năng suất cao, thu nhập gấp đôi, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Người Khơ Mú rộn ràng thu hoạch lạc sạch trên triền núi cao ở xã biên giới

Người Khơ Mú rộn ràng thu hoạch lạc sạch trên triền núi cao ở xã biên giới

VOV.VN - Người dân xã Nậm Cắn đưa cây lạc lên trồng thay thế cây lúa cho năng suất cao, thu nhập gấp đôi, góp phần phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Những người gieo “con chữ” nơi biên giới Điện Biên
Những người gieo “con chữ” nơi biên giới Điện Biên

VOV.VN - Với tinh thần vượt lên khó khăn, gian khổ, với lòng yêu nghề các thầy cô Trường Mầm non Pa Tần vẫn ngày ngày bám bản, bám trường để dạy dỗ các em, phát triển giáo dục nơi biên giới (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Những người gieo “con chữ” nơi biên giới Điện Biên

Những người gieo “con chữ” nơi biên giới Điện Biên

VOV.VN - Với tinh thần vượt lên khó khăn, gian khổ, với lòng yêu nghề các thầy cô Trường Mầm non Pa Tần vẫn ngày ngày bám bản, bám trường để dạy dỗ các em, phát triển giáo dục nơi biên giới (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Người thầy hết lòng vì trẻ em biên giới Mường Lát (Thanh Hoá)
Người thầy hết lòng vì trẻ em biên giới Mường Lát (Thanh Hoá)

VOV.VN - 17 năm thầy giáo Ngân Văn Ân đã có 15 năm gắn bó với bản Ón, xã Tam Chung với tất cả lòng yêu trẻ, yêu nghề, tận tâm với trẻ em nghèo vùng cao. Việc làm của thầy góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Người thầy hết lòng vì trẻ em biên giới Mường Lát (Thanh Hoá)

Người thầy hết lòng vì trẻ em biên giới Mường Lát (Thanh Hoá)

VOV.VN - 17 năm thầy giáo Ngân Văn Ân đã có 15 năm gắn bó với bản Ón, xã Tam Chung với tất cả lòng yêu trẻ, yêu nghề, tận tâm với trẻ em nghèo vùng cao. Việc làm của thầy góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Cô giáo giỏi người Chăm đem niềm đam mê hóa học đến với học trò
Cô giáo giỏi người Chăm đem niềm đam mê hóa học đến với học trò

VOV.VN - Gần 20 năm đứng trên bục giảng cô Đạo Thị Thanh Du luôn cố gắng truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức để các em tiếp thu bài và hiểu bài nhanh nhất, việc này cũng là thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Cô giáo giỏi người Chăm đem niềm đam mê hóa học đến với học trò

Cô giáo giỏi người Chăm đem niềm đam mê hóa học đến với học trò

VOV.VN - Gần 20 năm đứng trên bục giảng cô Đạo Thị Thanh Du luôn cố gắng truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức để các em tiếp thu bài và hiểu bài nhanh nhất, việc này cũng là thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030