Quân đội Đức và Mỹ nỗ lực phối hợp hoạt động tác chiến trước năm 2027

VOV.VN - Các Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ và Đức đã ký một thỏa thuận nhằm tăng mức độ liên kết giữa hai bên trong bảy năm tới.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị thường niên quân đội các nước châu Âu (23-25/10/2019) tại Đại bản doanh của Quân đội Mỹ tại Wiesbaden (Đức), Tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ - tướng James McConville và Tham mưu trưởng quân đội Đức - tướng Jörg Vollmer đã ký Tuyên bố về tầm nhìn chiến lược - chương trình đầy tham vọng với ý tưởng biến lực lượng mặt đất 2 nước thành công cụ để gìn giữ hòa bình ở châu Âu.

Binh lính Mỹ và Đức trong một buổi huấn luyện; Nguồn: stripes.com.

Đến năm 2027, lực lượng mặt đất của hai quốc gia đẩy mạnh tương tác cùng theo đuổi một mục tiêu chiến thuật - theo cách mà văn kiện gọi là tương tác trong các hoạt động ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Theo đó, một lữ đoàn Đức sẽ có thể tác chiến dưới sự chỉ huy của một ban chỉ huy quân đội Mỹ như là một đơn vị phối thuộc và ngược lại. Việc phối hợp cũng sẽ diễn ra ở cấp cao hơn, một sư đoàn của nước này cũng có thể phối thuộc, chịu sự chỉ huy của ban chỉ huy sư đoàn của nước kia.

Các mục tiêu bổ sung bao gồm sắp xếp hệ thống thông tin của cả hai quân đội để có một quy trình chung ở cấp lữ đoàn và sư đoàn trong thu thập và chia sẻ thông tin tình báo cho mục tiêu chung. Cả hai quân đội cũng cam kết theo đuổi các sáng kiến trong lĩnh vực tình báo, giám sát và trinh sát nhằm nâng mức độ tương tác lên 'tương thích', cho phép truy cập thông tin tình báo cho các hoạt động tác chiến nhịp độ cao. Việc phối hợp cũng được thực hiện trong lĩnh vực hỏa lực, như “nối mạng hỏa lực”, hoán đổi vũ khí cho nhau.

Hiệp ước mới cho thấy, sự lạnh nhạt trong quan hệ chính trị giữa Berlin và Washington đã không mấy ảnh hưởng đến các lực lượng vũ trang. Tổng thống Trump đã biến nó thành trò tiêu khiển để thường xuyên phàn nàn về việc Đức, theo quan điểm của ông, đang lợi dụng Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh. Đồng thời, các quan chức ở Đức cũng bắn tin, có thể quay lưng lại với chủ nghĩa đa phương như một nguyên tắc chính sách đối ngoại của mình.

Một khẩu đội pháo của Lữ đoàn dù 173 (Mỹ) đóng quân tại Đức; Nguồn: stripes.com.

Trung tướng về hưu Ben Hodges - cựu chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu, tán thành thỏa thuận mới này như là sự tiếp nối mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ giữa các binh sĩ của cả hai nước, đặc biệt hiện đang có nhiều mối đe dọa dọc biên giới khối NATO. Thỏa thuận phản ánh thực tiễn cách người Mỹ và các đồng minh châu Âu có thể phải chiến đấu trong các cuộc xung đột trong tương lai - trong đội hình đa quốc gia được tổ chức theo nhiệm vụ và bao gồm cả cấp độ chiến thuật.

Viên tướng này nói rằng thỏa thuận đóng vai trò là điểm khởi đầu để điều chỉnh các yêu cầu và chính sách về vũ khí nhằm tăng khả năng tương tác đến một mức độ vượt ra ngoài thỏa thuận Ngũ Nhãn (Five Eyes) - một hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ, Canada, Anh, Australia và New Zealand.

Theo ông, mức độ hội nhập chắc chắn có thể đạt được mà vấn đề then chốt nằm ở việc thay đổi chính sách liên quan và công nghệ. Ví dụ, cả hai quốc gia đều cần radio bảo mật, chiến thuật, nhảy tần, cũng như các quy trình số hóa để sử dụng pháo và hỏa tiễn. Cuối cùng, bức tranh tổng thể về chiến trường sẽ thực sự phổ biến, có nghĩa là thông tin về tất cả các vị trí lực lượng sẽ tự động xuất hiện trên màn hình chỉ huy của cả hai quốc gia, nếu cần.

Đối với Đức, câu hỏi về việc đầu tư và chính sách không rõ ràng đối với tham vọng trong chính sách đối ngoại nói chung có thể trở thành trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện Tuyên bố này. Tóm lại, có một sự không trùng hợp đáng kể với Hoa Kỳ trong chi tiêu quân sự, và Đức đã gặp khó khăn trong việc hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu phối hợp hoạt động của hiệp ước song phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”
Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

VOV.VN - Chiến cơ được sản xuất từ năm 1964 này vẫn có tốc độ nhanh hơn bất cứ chiến cơ nào thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5.

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

VOV.VN - Chiến cơ được sản xuất từ năm 1964 này vẫn có tốc độ nhanh hơn bất cứ chiến cơ nào thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5.

Mỹ, NATO tập trận hải quân Breeze 2019 tại Bulgaria
Mỹ, NATO tập trận hải quân Breeze 2019 tại Bulgaria

VOV.VN - Cuộc tập trận mang tên Làn gió 2019 (Breeze 2019) diễn ra tại khu vực Biển Đen của Bungaria với sự tham dự của Mỹ và nhiều đồng minh NATO.

Mỹ, NATO tập trận hải quân Breeze 2019 tại Bulgaria

Mỹ, NATO tập trận hải quân Breeze 2019 tại Bulgaria

VOV.VN - Cuộc tập trận mang tên Làn gió 2019 (Breeze 2019) diễn ra tại khu vực Biển Đen của Bungaria với sự tham dự của Mỹ và nhiều đồng minh NATO.

Vì sao tiêm kích Sukhoi Nga trở thành “cơn ác mộng” của Mỹ và NATO?
Vì sao tiêm kích Sukhoi Nga trở thành “cơn ác mộng” của Mỹ và NATO?

VOV.VN - Tiêm kích Sukhoi không chỉ ngang tầm với máy bay chiến đấu của Mỹ, mà còn vượt trội hơn so với các đối thủ nước ngoài khác.

Vì sao tiêm kích Sukhoi Nga trở thành “cơn ác mộng” của Mỹ và NATO?

Vì sao tiêm kích Sukhoi Nga trở thành “cơn ác mộng” của Mỹ và NATO?

VOV.VN - Tiêm kích Sukhoi không chỉ ngang tầm với máy bay chiến đấu của Mỹ, mà còn vượt trội hơn so với các đối thủ nước ngoài khác.

Na Uy “nói không” với lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO
Na Uy “nói không” với lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO

VOV.VN - Na Uy đã tuyên bố nước này sẽ không tham gia vào hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO.

Na Uy “nói không” với lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO

Na Uy “nói không” với lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO

VOV.VN - Na Uy đã tuyên bố nước này sẽ không tham gia vào hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa của NATO.

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?
Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Lực lượng của phe Trục (phe phát xít) chuyên về phá mã đã không tài nào đọc nổi các thông điệp được mã hóa của Liên Xô mà chúng chặn được.

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

Vì sao phát xít Đức không phá nổi mật mã Liên Xô trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Lực lượng của phe Trục (phe phát xít) chuyên về phá mã đã không tài nào đọc nổi các thông điệp được mã hóa của Liên Xô mà chúng chặn được.

Cận cảnh chi tiết súng AK-201 của Nga dùng đạn NATO 5,56x45mm
Cận cảnh chi tiết súng AK-201 của Nga dùng đạn NATO 5,56x45mm

VOV.VN - Hãng Kalashnikov (Nga) phát triển nhiều dòng AK trong đó đáng lưu ý có phiên bản súng AK-201 hiện đại dùng đạn cỡ 5,56x45mm của khối quân sự NATO.

Cận cảnh chi tiết súng AK-201 của Nga dùng đạn NATO 5,56x45mm

Cận cảnh chi tiết súng AK-201 của Nga dùng đạn NATO 5,56x45mm

VOV.VN - Hãng Kalashnikov (Nga) phát triển nhiều dòng AK trong đó đáng lưu ý có phiên bản súng AK-201 hiện đại dùng đạn cỡ 5,56x45mm của khối quân sự NATO.