Vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông 8.000 đồng/lượt đắt hay rẻ?

VOV.VN -Giá vé lượt thấp nhất của đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 8.000 đồng, vé ngày là 30.000 đồng và vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng.

Giá vé thấp như vé xe buýt, miễn phí 15 ngày đầu

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông - tuyến metro đầu tiên của Hà Nội đang hoàn tất những khâu vận hành thử cuối cùng, chuẩn bị vận hành thương mại trong vài ngày tới.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sắp được đưa vào vận hành khai thác thương mại.

Mới đây, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, UBND TP Hà Nội đã thống nhất giá vé và có áp dụng chính sách miễn giảm giá vé với các đối tượng ưu tiên như đi xe buýt hiện nay khi đi trên tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đường sắt Hà Nội cho biết, giá vé lượt thấp nhất của tuyến đường sắt này là 8.000 đồng; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng. Giá vé này áp dụng trong thời gian thí điểm vận hành thương mại. Giá vé trên đã có bảo hiểm hành khách và các chi phí trung gian thanh toán nếu có và được thành phố trợ giá.

Bên trong tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang chạy thử toàn tuyến.

"Giá vé lượt thấp nhất cho một chặng là 7.600 đồng, nhưng tiền vé sẽ được làm tròn theo đơn vị nghìn đồng. Nếu hành khách trả tiền bằng thẻ nạp tiền trước thì sẽ bị trừ đúng số tiền như giá vé, hành khách trả tiền mặt sẽ tính giá vé làm tròn, tức là một chặng 7.600 đồng, dùng tiền mặt sẽ làm tròn lên 8.000 đồng," ông Trường cho biết.

Theo ông Trường, trên thế giới hiện đang áp dụng 3 hình thức giá vé đối với các phương thức vận tải hành khách công cộng gồm giá vé đồng hạng; giá vé theo khu vực và giá vé theo chặng (cự ly). Việt Nam hiện đang áp dụng giá vé đồng hạng vì đơn giản, dễ thực hiện và khuyến khích những hành khách đi dài.

Đơn cử như xe buýt của Hà Nội hiện đang áp dụng giá vé đồng hạng với 3 mức giá đó là 7.000 đồng cho tuyến dưới 15km, 8.000 đồng cho tuyến từ 15-25km, 9.000 đồng với những tuyến dài trên 25km.

“Riêng với đường sắt đô thị của Hà Nội, lần đầu tiên ở Việt Nam áp dụng cơ chế giá vé theo cự ly nhưng vẫn kết hợp với những ưu điểm của hệ thống giá vé đồng hạng của xe buýt hiện nay,” vị Tổng giám đốc Hà Nội Metro chia sẻ.

Để khắc phục nhược điểm của vé tháng như xe buýt hiện nay, ông Trường cho biết, vé tháng tuyến Cát Linh-Hà Đông sẽ được tính bằng 30 ngày từ thời điểm mua, việc này nhằm khuyến khích người dân mua vé tháng tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng.

Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được công bố thấp nhất là 7.600 đồng/lượt.

"Công ty cũng đề xuất một hình thức vé mới là vé theo ngày (mua một lần đi cả ngày, không giới hạn số lượt) để thu hút khách tham quan, khách du lịch, nhất là trong giai đoạn đầu," ông Trường nói.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị HĐND thành phố miễn phí cho hành khách đi tuyến đường sắt này trong 15 ngày đầu.

“Ngôi sao cô đơn” có cạnh tranh được với grab?

Ngay sau khi công bố giá vé đường sắt Cát Linh-Hà Đông, có nhiều luồng ý kiến khác nhau về mức giá này.

Một số chuyên gia giao thông cho rằng, có nhiều phương pháp để xây dựng giá vé tàu điện dựa trên những yếu tố và mục tiêu hướng đến. Mức giá nêu trên dự kiến áp dụng trong thời gian thí điểm nên cũng phù hợp so với phương thức vận tải công cộng đô thị hiện nay.

Bên trong nhà ga được bố trí có thang cuốn, thang bộ cho hành khách lên xuống.

Theo GS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên Đại học GTVT, đường sắt đô thị là dịch vụ công cộng nên thời gian thí điểm cần thu hút người dân chú ý, làm quen, trải nghiệm, đón nhận. Vé xe buýt hiện nay là rẻ nhất, vì vậy việc xây dựng trên cơ sở giá vé xe buýt và cao hơn xe buýt là hợp lý, cũng như không thể so sánh “đắt, rẻ” với các loại hình vận tải kinh doanh thương mại đơn thuần.

Nói về mức giá vé của tuyến đường sắt đô thị sắp vận hành, nguyên Chánh văn phòng ủy ban ATGT Quốc gia Thân Văn Thanh cho rằng, giá vé cụ thể của đường sắt đô thị được xây dựng dưới áp lực về khả năng chi trả của người dân và mức trợ giá của thành phố.

"Các loại hình vé tháng, ngày, lượt và phương thức bằng thẻ hoặc tiền mặt để phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Đặc biệt, lần đầu tiên có vé ngày áp dụng đối với phương thức vận tải công cộng, tuy mới mẻ nhưng phù hợp với một số nhóm hành khách”, ông Thanh nhận xét.

Cũng theo ông Thanh, để thu hút người dân sử dụng tàu đường sắt ngay trong thời gian đầu thí điểm vận hành thương mại, Hà Nội nên đồng thời có cơ chế giá vé ưu đãi đối với hành khách sử dụng liên tuyến xe buýt với tàu điện.

Khi được hỏi một số người là sinh viên, công chức thường đi xe buýt tuyến từ Hà Đông ra khu vực Ba Đình, Hoàn Kiếm cho rằng,  giá vé đường sắt Cát Linh – Hà Đông hợp lý, chấp nhận được.

Nhưng người dân băn khoăn nhất là phương tiện kết nối với các phương tiện khác chưa có, hoặc có nhưng không thuận tiện.

“Tôi thấy ga đường sắt chưa có điểm gửi phương tiện cá nhân. Nếu đi xe máy đến gửi để lên tàu đi vào phía trong mà phải đi tìm nơi gửi xe thì sẽ rất phức tạp. Hơn nữa, không chỉ vào đến Cát Linh là đến được điểm làm việc, có khi phải đi xe ôm, taxi đến nơi làm việc nữa thì chi phí cao hơn đi xe máy, sẽ không chấp nhận được...”, anh Thành Nam ở Thanh Xuân Trung băn khoăn.

Băn khoăn của anh Nam cũng là băn khoăn của hầu hết những người dân Hà Nội đang lưỡng lự có nhu cầu đi lại. Với họ đang nửa muốn đi tàu đô thị, nửa băn khoăn lo lắng khi đường sắt đô thị đang thiếu nhiều phương tiện kết nối. Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ có thể phát triển được khi có đủ phương án kết nối tối ưu, còn không sẽ giống như “ngôi sao cô đơn” chưa kịp lóe sáng đã vụt tắt./.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư dài 13km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án do chủ thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu dự kiến triển khai dự án từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).

Tuy nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng).

Dự án đã được đóng điện toàn hệ thống vào cuối tháng 7/2018. Từ 20/9/2018, dự án vận hành thử toàn bộ hạng mục (gồm đoàn tàu và 11 thiết bị liên quan) và khai thác thương mại sau khi chạy thử 3-6 tháng.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bao giờ đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội giá 110 triệu Euro vận hành?
Bao giờ đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội giá 110 triệu Euro vận hành?

VOV.VN -Dự kiến giữa năm 2020 đoàn tàu đầu tiên tuyến số 3 Nhổn-ga Hà Nội sẽ về Việt Nam để cuối năm khai thác thương mại đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy.

Bao giờ đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội giá 110 triệu Euro vận hành?

Bao giờ đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội giá 110 triệu Euro vận hành?

VOV.VN -Dự kiến giữa năm 2020 đoàn tàu đầu tiên tuyến số 3 Nhổn-ga Hà Nội sẽ về Việt Nam để cuối năm khai thác thương mại đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?

VOV.VN - Năm dương lịch 2018 đã khép lại, với bao quyết tâm, lời hứa, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa vận hành thương mại như dự kiến.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hết 2018, chờ tiếp đến bao giờ?

VOV.VN - Năm dương lịch 2018 đã khép lại, với bao quyết tâm, lời hứa, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa vận hành thương mại như dự kiến.

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD
5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng vốn đầu tư gấp 5 lần so với dự kiến trong khi các dự án khác tăng 2-3 lần.

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD

5 dự án đường sắt đô thị đội vốn gần 5 tỷ USD

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng vốn đầu tư gấp 5 lần so với dự kiến trong khi các dự án khác tăng 2-3 lần.

Chính thức kiểm toán dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
Chính thức kiểm toán dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

VOV.VN -Từ ngày 12/9, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Chính thức kiểm toán dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Chính thức kiểm toán dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

VOV.VN -Từ ngày 12/9, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm đến bao giờ?
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm đến bao giờ?

VOV.VN - Khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành là tháng 6/2014, nhưng đến nay Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa biết ngày về đích.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm đến bao giờ?

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm đến bao giờ?

VOV.VN - Khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành là tháng 6/2014, nhưng đến nay Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa biết ngày về đích.