VOV, thơ và “những con mắt xanh”…

VOV.VN -Nhà thơ Trần Nhật Lam, Nguyễn Bùi Vợi, Trúc Thông, Lê Đình Cánh... đã góp phần đáng kể là cây cầu nối đưa toàn bộ thơ ca của các nhà thơ trong nước đến với công chúng.

LTS: Các nhà thơ đã và đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ngoài những đóng góp về sự nghiệp sáng tác của mình thì qua làn sóng phát thanh họ góp phần đáng kể là cây cầu nối đưa toàn bộ thơ ca của các nhà thơ trong cả nước đến với công chúng. Bằng “con mắt xanh” của mình, bằng những chuẩn mực trong sáng, họ cần mẫn, công phu dàn dựng, lựa chọn giọng đọc, giọng ngâm thơ, nhạc đệm dàn dựng thành các chương trình văn nghệ hấp dẫn chuyển tải tới bạn nghe Đài. Có thể kể ra một số nhà thơ tên tuổi như Trần Nhật Lam, Nguyễn Bùi Vợi, Trúc Thông, Lê Đình Cánh, Trần Mạnh Thường, Trần Nguyên Vấn, Lâm Huy Nhuận, Trương Hữu Lợi, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh…

Nói về những đóng góp của các nhà thơ công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho nền văn nghệ nước nhà, mới đây, phóng viên Chương trình phát thanh “Thơ và Cuộc sống” Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo VOV, người có nhiều tác phẩm phát sóng cũng như đã phổ nhạc thành bài hát.

PV: Thưa Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc, là người công tác lâu năm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, có nhiều tác phẩm phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và từng gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều với các nhà thơ ở Đài, ông có chia sẻ gì về đội ngũ các nhà thơ đã làm nên Trang thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Năm 1987, tôi về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và khi ấy ở Đài đã có đội ngũ các nhà thơ rất hùng hậu, ví như nhà thơ Trần Nhật Lam, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Mạnh Thường, Trần Nguyên Vấn, Trúc Thông, Lâm Huy Nhuận… Đội ngũ nhà thơ của Đài lúc bấy giờ, phần lớn họ có bề dày trong lĩnh vực thơ ca hoặc thâm niên ở các ngành khác trước khi về Đài.

Lẽ đương nhiên, khi về Đài thì cùng một lúc các nhà thơ này phải thực hiện 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, họ là các phóng viên, biên tập viên văn nghệ, có trách nhiệm đại diện cho Đài thể hiện quan điểm về thơ ca trên làn sóng phát thanh và làm công tác biên tập, dàn dựng chương trình. Thứ hai, họ là những nhà thơ độc lập. Hàng ngày, trong công việc các nhà thơ được tiếp xúc với dòng chảy thi ca gắn với thực tế của đời sống, điều này thực sự có lợi đối với những nhà thơ có bản lĩnh, bởi nếu không họ dễ đánh mất cá tính của mình, vì đây là công tác biên tập, làm sao họ phải tách ra trong dòng chảy thơ ca chung, song vẫn phải có giọng điệu thi ca cho riêng mình.

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo VOV (Ảnh từ facebook của nhà thơ)

PV: Theo quan sát và nhận định của ông thì những nhà thơ đã và đang công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã để lại ấn tượng gì trong sáng tác thi ca của mình?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Tôi có thể lấy ví dụ: nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thì chất thi ca của nhà thơ rất bình dị đời thường và có nét gì đó nghiêng về văn hóa vùng miền, vùng miền trung Nghệ Tĩnh của nhà thơ. Nhà thơ Trúc Thông là một trong số nhà thơ cách tân về ý tưởng và câu chữ. Tôi còn nhớ có lần nhà thơ Trúc Thông nói rằng “Thơ đọc trong các cuộc vui hoặc thể hiện trên sóng sẽ có không gian của riêng, nhưng khi thơ ca được in thành bài, thành chữ lúc này lại mang bóng dáng khác” hoặc “khi in ra thành chữ, in ra khổ chữ to cả bài thơ trên giấy thì lúc này câu thơ, bài thơ nào lép sẽ lộ ra ngay”.

PV: Vâng, đó là nhận định, ý tưởng rất thú vị về nhà thơ Trúc Thông, một nhà thơ quyết liệt trong cách tân về thơ ca, về ngôn ngữ, về câu chữ, song đây cũng là nhà thơ có bài thơ lục bát rất ấn tượng, được rất nhiều người nhớ đến, đó là bài thơ viết về Mẹ. Vậy nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc có thể lý giải, tại sao trong con người những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo như thế đã phân tâm thế nào ở trong nội lực của mình?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Phân tích về quan niệm thơ, phong cách thơ có rất nhiều cách lý giải: Cụ thể ở đây với nhà thơ Trúc Thông, theo tôi nó thuộc về hai phía. Thứ nhất, là ở chính bản thân tác giả. Nhà thơ Trúc Thông là người cách tân thơ, bản thân tôi đã đọc rất nhiều bài thơ của Trúc Thông và tôi cũng đồng quan điểm với chị. Không những thế nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã nói rằng: bài thơ viết về mẹ là bài thơ hay nhất của Trúc Thông và tôi cũng nghĩ như thế. Đây là bài thơ sống mãi với thời gian. Tôi nghĩ rằng với Trúc Thông, “cách tân” luôn là mục đích anh ấy hướng đến. Với bài thơ viết về mẹ ấy là bài thơ “Bờ sông vẫn gió”, thì tự đó đã thể hiện nội tâm của nhà thơ rồi. Thứ hai từ phía tiếp cận của người nghe, người đọc cũng cảm nhận được sự gần gũi thân thuộc với chính mình.

PV: Vâng và các nhà thơ như nhà thơ Lê Đình Cánh, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Mạnh Thường có những tác phẩm rất gần gũi đối với tâm thức sinh hoạt và tình cảm của người Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Đúng vậy, với nhà thơ Lê Đình Cánh và nói đến anh là chúng ta nghĩ ngay đến những bài thơ lục bát, anh viết rất nhuần nhuyễn, đặc biệt hóm hỉnh. Tôi có thể nói, đây là một trong số ít nhà thơ viết lục bát hay nhất Việt Nam. Tiếp đó, có thể kể đến Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Trần Đăng Khoa… đều có rất nhiều bài thơ lục bát hay, góc tiếp cận gần gũi với bạn đọc.

Họ là những nhà thơ độc lập. Hàng ngày công việc của các nhà thơ được tiếp xúc với dòng chảy thi ca gắn với thực tế của đời sống, điều này thực sự có lợi đối với những nhà thơ có bản lĩnh, bởi nếu không họ dễ đánh mất cá tính của mình…

PV: Thưa nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc, với mảng thơ mang giọng điệu tâm tình của các nhà thơ vừa rồi thì nhà thơ có thể phân tích một vài trường hợp?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc:  Với nhà thơ Trần Nhật Lam chẳng hạn, đọc bài thơ nào của anh tôi cũng cảm thấy hào hứng, bởi trong mỗi tác phẩm lại mang tính chất triết học của nhà thơ, trong từng thời điểm nhất định, song lại rất đời thường và đọc kỹ ta như thấy cả một câu chuyện kể trong đó. Và tôi ấn tượng nhất là bài thơ “Con chim câu bay xa” viết về văn hóa Thăng Long, đã được in ở rất nhiều tuyển tập.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã nói rằng: Bài thơ viết về Mẹ là bài thơ hay nhất của Trúc Thông và tôi cũng nghĩ là như thế và đây là bài thơ sống mãi với thời gian. Tôi nghĩ rằng với Trúc Thông, “cách tân” luôn là mục đích anh ấy hướng đến…

PV: Quả đúng như vậy, trong thơ Trần Nhật Lam bao giờ cũng có hai hình tượng song song đó là “hòa bình và chiến tranh”, cuộc sống thì được nhà thơ thể hiện rất gần gũi như hình ảnh “con chim câu”, “chiếc vòng cườm” hay là “dấu ấn của thuở ấy Thăng Long”, vậy nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc có thể phân tích những đóng góp của nhà thơ Trần Nhật Lam trên làn sóng Đài Tiếng nói VIệt Nam”?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Trần Nhật Lam là nhà thơ trưởng thành trong những năm đầu chống Mỹ. Ở đây, tôi muốn nhắc đến sự nghiệp thi ca và anh cũng là người gốc vùng quê Thăng Long. Trong thời kỳ chiến tranh đó, rất nhiều nhà thơ là những đồng nghiệp của anh đang công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam phải đi ra mặt trận phía Nam. Khi đó, ngoài công việc ở Đài, Trần Nhật Lam đau đáu nỗi niềm chia sẻ khó khăn với các đồng nghiệp đang tham gia công tác ở chiến trường, ở đó họ ngày đêm đối mặt với hiểm nguy. Vì lẽ đó mà trong thơ của Trần Nhật Lam luôn thể hiện sự hòa bình, nét hào hoa Thăng Long, môi trường vừa là hậu phương vừa là chiến trường, hay có thể nói thơ của Trần Nhật Lam luôn có hai yếu tố “hòa bình và chiến tranh”. Đây cũng là nét rất riêng trong thơ của Trần Nhật Lam.

PV: Có thể nói mỗi nhà thơ công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã tạo được phong cách riêng trong sáng tác, bên cạnh những nhà thơ nói trên, ông còn ấn tượng và tâm đắc với giọng điệu thơ nào?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Còn rất nhiều tên tuổi trên làn sóng phát thanh như nhà thơ Trương Hữu Lợi, Lâm Huy Nhuận, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh… mỗi người có một vẻ rất riêng. Ví như nhà thơ Lâm Huy Nhuận. Là người có hiểu biết về Hán Nôm rất sâu, chính vì thế mà trong các tác phẩm của anh thể hiện sự uyên thâm rất rõ về Hán Nôm, đồng thời thế hiện cá tính và chất dữ dội của nhà thơ rất rõ. Với nhà thơ Trương Hữu Lợi trước đây anh công tác ở mảng văn học thiếu nhi, thơ của Trương Hữu Lợi chủ yếu viết về chủ đề cho thiếu nhi, song anh cũng đưa tính triết học vào đó. Song khi đọc thơ của anh ta vẫn nhận thấy sự hồn nhiên của người làm văn học thiếu nhi ở đó.

Với nhà thơ nữ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tuy đến với thơ có phần muộn hơn các đồng nghiệp, nhưng chị nhanh chóng nổi tiếng bởi tác phẩm “Bùa Lá”, bài thơ trình làng này đã thể hiện được chất nữ tính, sự đa đoan, cá tính của con người. Sau này các bài thơ khác của chị vẫn mang phong cách như vậy.

PV: Vậy nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc có những chia sẻ nào về thơ ca bên ngoài cuộc sống, bên ngoài công việc của người làm báo?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Trong các nhà thơ công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, người tôi biết sớm nhất đó là nhà thơ Trần Nguyên Vấn có bút danh Trần Phương Trà. Trước đó, khi còn công tác trong ngành nông nghiệp ở phía nam, những chuyến ra Bắc nghỉ phép, tôi có dịp cùng bạn bè văn chương đến thăm nhà thơ Trần Phương Trà tại nhà riêng, anh ấy là người Huế, có phong cách điềm đạm, anh vừa viết văn xuôi vừa làm thơ.

Tôi bước chân về nhận công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam tết năm 1987 – 1988, đây cũng là lần đầu tiên tôi trình làng bài thơ “Em về mà cấy xuân” trên làn sóng phát thanh, điều thú vị, bài thơ đó được chọn đưa vào chương trình thơ Tết Nguyên đán và đó là cảm xúc cực kỳ đặc biệt khó diễn tả thành lời.

PV: Có lẽ là bài thơ “Em về mà cấy xuân” có nhiều ấn tượng và kỷ niệm với nhà thơ đúng không?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Bài thơ này tôi viết với tâm trạng của người con trai đi công tác xa có bà mẹ già ở nhà, bà mẹ rất muốn con trai sớm lấy vợ để có một nàng dâu bầu bạn với bà sớm tối và sớm có cháu cho bà bế bồng, nối dõi tông đường. Đó cũng là tâm trạng, hoàn cảnh thật của tôi và có lẽ cũng na ná giống nhiều người khác lúc bấy giờ.

PV: Làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam là phương tiện đắc dụng để đưa tiếng thơ đến với công chúng khắp mọi miền đất nước. Nhà thơ có thể chia sẻ kỷ niệm hoặc câu chuyện về những tác phẩm của các nhà thơ ở Đài đã vươn dài cánh sóng tới miền quê ở đất nước?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Có thể nói rằng chương trình “Tiếng thơ” của Đài Tiếng nói Việt Nam đã có sức sống rất mãnh liệt. Tôi nhớ rằng những năm tháng chiến tranh và kể cả sau này khi đã hòa bình lập lại, đời sống còn khó khăn, thơ luôn sống với những miền quê, càng ở vùng quê hẻo lánh thì tiếng thơ càng ý nghĩa lớn về mặt tinh thần. Với cá nhân tôi thời gian đó sống một mình ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì cái radio luôn là người bạn thân thiết và hàng ngày tôi đều nghe chương trình “Tiếng thơ”, thưởng thức những giọng ngâm thơ hay, những tác phẩm mới. Không chỉ tôi mà những người bạn trên hoặc dưới tôi vài tuổi thì chương trình "Tiếng thơ" của Đài Tiếng nói Việt Nam như một liều thuốc tinh thần không thể thiếu và đây cũng chính là thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Với cá nhân nhà thơ Trần Đăng Khoa, có thể nói là hiện tượng đặc biệt rồi, anh là thần đồng thơ sớm được thính giả trong nước và thế giới biết đến khi anh mới 7, 8 tuổi tập thơ “Góc sân và khoảng trời”

PV: Vâng, và chúng tôi được biết trong quá trình công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà thơ đã làm việc rất ăn ý với nhà thơ Trần Ngọc Thụ, tác giả của bài thơ “Em vẫn như ngày xưa”. Kỷ niệm nào đáng nhớ nhất với nhà thơ Trần Ngọc Thụ, ông có thể chia sẻ?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Môi trường làm báo của Đài Tiếng nói Việt Nam đã tạo điều kiện cho nhiều cây bút phát triển. Trong những chuyến thâm nhập thực tế ở cơ sở viết báo, họ đã có nhiều cảm xúc viết nên những tác phẩm thơ tuyệt vời. Nhà thơ Trần Ngọc Thụ là một trong số đó. Ông là người làm báo, sau này giữ cương vị Trưởng ban Chuyên đề. Là người làm quản lý, lĩnh vực không liên quan đến thơ ca, nhưng đến khi mất ông đã để lại 9 tác phẩm thơ xuất bản, trong đó có bài thơ “Em vẫn như ngày xưa” được phổ nhạc, được công bố rộng rãi và đến tận ngày nay vẫn là bài hát được yêu thích.

PV: Và các nhà thơ thuộc thế hệ của anh, như nhà thơ Trần Đăng Khoa đang đóng góp cho tiếng thơ trên làn sóng phát thanh, là người trong cuộc say mê với thi ca, nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc có thể chia sẻ đôi điều về thơ của thế hệ của mình?

Nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc: Với cá nhân nhà thơ Trần Đăng Khoa, có thể nói là hiện tượng đặc biệt rồi, anh là thần đồng thơ sớm được mọi người trong nước và thế giới biết đến khi anh mới 7, 8 tuổi với tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Những bài thơ sau của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đặc biệt, thậm chí có chất sương khói, triết luận và một chút gì đó mang tính chất thiền, với phong cách đó tôi cho rằng, ghi nhận sự thành công mới của anh trong thế kỷ hiện nay. Và phải khẳng định một lần nữa, thơ của Trần Đăng Khoa đã và đang có đóng góp đáng kể trên làn sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn nhà thơ Nguyễn Chu Nhạc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Không gian thơ” của nhà thơ Trương Hữu Lợi
“Không gian thơ” của nhà thơ Trương Hữu Lợi

(VOV) – Sáng 6/7, tại Văn phòng Thi đàn Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Không gian thơ” cùng nhà thơ Trương Hữu Lợi.

“Không gian thơ” của nhà thơ Trương Hữu Lợi

“Không gian thơ” của nhà thơ Trương Hữu Lợi

(VOV) – Sáng 6/7, tại Văn phòng Thi đàn Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Không gian thơ” cùng nhà thơ Trương Hữu Lợi.

Các nhà thơ, nhà báo Việt Nam giao lưu thơ, ca với bà con tại Nga
Các nhà thơ, nhà báo Việt Nam giao lưu thơ, ca với bà con tại Nga

VOV.VN - Những sẻ chia tâm tư, tình cảm của người làm thơ, của người trình diễn thơ đã cho thêm những dòng cảm xúc thật chân thành với quê hương.

Các nhà thơ, nhà báo Việt Nam giao lưu thơ, ca với bà con tại Nga

Các nhà thơ, nhà báo Việt Nam giao lưu thơ, ca với bà con tại Nga

VOV.VN - Những sẻ chia tâm tư, tình cảm của người làm thơ, của người trình diễn thơ đã cho thêm những dòng cảm xúc thật chân thành với quê hương.

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh với con sông Cụt trăm nhớ ngàn thương
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh với con sông Cụt trăm nhớ ngàn thương

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh với con sông Cụt trăm nhớ ngàn thương

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh với con sông Cụt trăm nhớ ngàn thương

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...

Một nữ nhà thơ kiêm phó Tổng thống nặng tình với Việt Nam
Một nữ nhà thơ kiêm phó Tổng thống nặng tình với Việt Nam

VOV.VN -Bà Blaga Dimitrovna nay đã là người của cõi thương nhớ. Bài viết là nén tâm nhang của tác giả tưởng nhớ bà

Một nữ nhà thơ kiêm phó Tổng thống nặng tình với Việt Nam

Một nữ nhà thơ kiêm phó Tổng thống nặng tình với Việt Nam

VOV.VN -Bà Blaga Dimitrovna nay đã là người của cõi thương nhớ. Bài viết là nén tâm nhang của tác giả tưởng nhớ bà

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh
Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

VOV.VN - Món quà và niềm kính phục mà Kevin Bowen dành cho Việt Nam thông qua văn học, nghệ thuật, thực sự nhân văn và hiếu nghĩa.

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

VOV.VN - Món quà và niềm kính phục mà Kevin Bowen dành cho Việt Nam thông qua văn học, nghệ thuật, thực sự nhân văn và hiếu nghĩa.

Một Việt Nam khác lạ trong mắt nhà thơ Hà Lan
Một Việt Nam khác lạ trong mắt nhà thơ Hà Lan

VOV.VN - Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác mạnh mẽ đối với, nhà thơ người Hà Lan – Dicks Gebuys

Một Việt Nam khác lạ trong mắt nhà thơ Hà Lan

Một Việt Nam khác lạ trong mắt nhà thơ Hà Lan

VOV.VN - Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác mạnh mẽ đối với, nhà thơ người Hà Lan – Dicks Gebuys

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Người từ biển mà đi...
Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Người từ biển mà đi...

VOV.VN - Giống như tên bài thơ "Từ biển mà đi", nhà thơ Trịnh Công Lộc gắn bó với biển đảo như cái duyên trời định.

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Người từ biển mà đi...

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Người từ biển mà đi...

VOV.VN - Giống như tên bài thơ "Từ biển mà đi", nhà thơ Trịnh Công Lộc gắn bó với biển đảo như cái duyên trời định.

Trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa và bạn đọc
Trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa và bạn đọc

VOV.VN - Bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Huế phản hồi bài viết "Một công trình khoa học có nhầm lẫn tệ hại" của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa và bạn đọc

Trao đổi với nhà thơ Trần Đăng Khoa và bạn đọc

VOV.VN - Bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Huế phản hồi bài viết "Một công trình khoa học có nhầm lẫn tệ hại" của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Tưởng niệm "người đi đổi gió" - nhà thơ Trần Huyền Trân
Tưởng niệm "người đi đổi gió" - nhà thơ Trần Huyền Trân

VOV.VN - Khác với phong trào Thơ mới, nhà thơ Trần Huyền Trân đã thể hiện những trăn trở, băn khoăn trước thời cuộc bằng lời thơ gân guốc.

Tưởng niệm "người đi đổi gió" - nhà thơ Trần Huyền Trân

Tưởng niệm "người đi đổi gió" - nhà thơ Trần Huyền Trân

VOV.VN - Khác với phong trào Thơ mới, nhà thơ Trần Huyền Trân đã thể hiện những trăn trở, băn khoăn trước thời cuộc bằng lời thơ gân guốc.

Nhà thơ Hồng Thanh Quang ra mắt "Nỗi buồn tốc ký"
Nhà thơ Hồng Thanh Quang ra mắt "Nỗi buồn tốc ký"

VOV.VN - Mạnh mẽ, dào dạt, tuôn chảy…tính cách nhà thơ Hồng Thanh Quang in đậm trong hai tập “Nỗi buồn tốc ký” vừa ra mắt bạn đọc. 

Nhà thơ Hồng Thanh Quang ra mắt "Nỗi buồn tốc ký"

Nhà thơ Hồng Thanh Quang ra mắt "Nỗi buồn tốc ký"

VOV.VN - Mạnh mẽ, dào dạt, tuôn chảy…tính cách nhà thơ Hồng Thanh Quang in đậm trong hai tập “Nỗi buồn tốc ký” vừa ra mắt bạn đọc. 

Các nhà thơ nữ hướng về Biển Đông bằng những vần thơ thép
Các nhà thơ nữ hướng về Biển Đông bằng những vần thơ thép

VOV.VN - Nhiều nhà thơ nữ Việt Nam đã cùng hội tụ trong chương trình giao lưu “Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông”, thể hiện tình yêu biển đảo.

Các nhà thơ nữ hướng về Biển Đông bằng những vần thơ thép

Các nhà thơ nữ hướng về Biển Đông bằng những vần thơ thép

VOV.VN - Nhiều nhà thơ nữ Việt Nam đã cùng hội tụ trong chương trình giao lưu “Phụ nữ chung tay bảo vệ Biển Đông”, thể hiện tình yêu biển đảo.