Giải bài toán thiếu hụt lao động ở “thủ phủ công nghiệp” phía Nam:

Xoay mọi cách níu chân người lao động

VOV.VN - Cuộc “di dân” lớn chưa từng có ra khỏi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu lao động.

Sau khi TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai nới lỏng giãn cách, người dân ở miền Tây, Tây Nguyên, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc đã lũ lượt tìm đường về quê. Cuộc “di dân” lớn chưa từng có ra khỏi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khiến hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn vì thiếu lao động. Tuy nhiên, thêm một vấn đề đặt ra, đã đến lúc các tỉnh, thành phố trong vùng cần có giải pháp phát triển bền vững để người lao động “an cư” ngay cả khi có biến cố tương tự đại dịch COVID-19.

Tăng phúc lợi để giữ chân người lao động

Những ngày qua, hàng vạn người từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An bằng mọi giá để về quê. Đại dịch COVID-19 đã buộc họ phải rời khỏi nơi kiếm miếng cơm manh áo với suy nghĩ giống nhau.

Thiếu hụt nguồn lao động đã hiện hữu, cho dù không phải ở địa phương nào cũng “mở cửa” cho sản xuất trở lại 100%. Ông Đặng Tuấn Tú – Chủ tịch công đoàn Công ty Changshin Việt Nam (tại Đồng Nai) cho biết, mặc dù công ty đã hỗ trợ một phần đời sống của người lao động, nhưng nhiều người vẫn quyết tâm “ra về” chưa hẹn ngày trở lại.

Ông Tú nói: "Giờ người lao động cảm thấy mệt mỏi, một số ít lao động đã về quê từ nhiều tháng trước, một số khác khoảng 300 người đang lên kế hoạch về. Những tháng cuối năm là thời gian cần tăng cường sản xuất nên nguồn nhân lực sẽ thiếu".

Cũng như Công ty Changshin Việt Nam (tại Đồng Nai) những ngày này, cứ mỗi lần phòng hành chính nhân sự báo tin, công ty đã tuyển được thêm 2-3 nhân sự, ông Trương Chí Thiện – Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, chuyên kinh doanh mặt hàng thực phẩm khấp khởi vui. Từ hơn 200 công nhân làm “ba tại chỗ”, đến nay chỉ còn khoảng 50 người ở lại. Công ty có chính sách động viên công nhân bằng việc tăng phúc lợi, tăng tiền thưởng nhưng không ít người vẫn cứ làm đơn xin nghỉ việc. 

Ông Thiện cho biết: "Thời điểm hiện nay số lao động vận động trở lại chưa được 10%. Ngoài ra còn có chính sách tuyển dụng, nhờ công nhân lao động hiện tại tìm giới thiệu người thân, bạn bè. Mỗi người giới thiệu được 1 lao động có chính sách thưởng như thế nào, khuyến khích thưởng như thế nào để họ vận động bạn bè, người thân, đặc biệt là người ở dưới tỉnh. Nhưng qua ba ngày nay vẫn không khả quan lắm".

Nguồn lao động để tái sản xuất cũng là nỗi lo lắng của không ít doanh nghiệp ở Bình Dương. Với 8.000 lao động, dù tạm ngừng sản xuất vì có ca mắc COVID-19 nhưng Công ty TNHH Apparel Far Eastern (Việt Nam) ở khu công nghiệp VSIP Bình Dương vẫn thực hiện chính sách trả nửa lương tối thiểu vùng cho hàng ngàn công nhân chỉ với hy vọng giữ chân họ. Trở lại sản xuất từ ngày 24/9 bằng việc chạy thử nghiệm theo phương án “3 tại chỗ”, công ty dự kiến quay lại hoạt động 100% vào tháng 11.

Bà Nguyễn Thị Oanh, chủ nhiệm cấp cao phụ trách sản xuất xưởng 2 của công ty Apparel Far Eastern (Việt Nam) cho biết, từ nay đến cuối năm, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng, do đó nếu không có đủ lao động sẽ gặp nhiều khó khăn: "Vì sợ mất công nhân nên hai, ba tháng qua công ty vẫn đang trả thu nhập đó với nguyện vọng, mong muốn công nhân vẫn có cái để sinh hoạt, chi tiêu thì các bạn không về quê. Đó là mục đích của công ty, tài chính thì đương nhiên sẽ hao hụt nhưng với tập đoàn lớn, mạnh nên có phương án phòng bị khi xảy ra sự cố nên giờ cũng đang gắng chèo chống".

Thiếu hụt lao động để tái sản xuất

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất vải sợi đóng trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Công ty TNHH MTV Công nghiệp HUAFU Việt Nam cần 2.700 công nhân lao động để hoạt động đủ 100%. Khi thực hiện phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp chỉ sử dụng khoảng 1.300 lao động, những người lao động còn lại đã về quê. Bởi vậy, trong phương án tuyển chọn lao động sắp tới, doanh nghiệp FDI với 100% vốn nước ngoài ưu tiên là tuyển dụng lực lượng lao động từ TP.HCM và các tỉnh khác về quê Long An sinh sống. Ông Ma Sheng Jian -Phó Tổng Giám đốc Công ty HUAFU Việt Nam cho biết: Căn cứ vào chính sách quy định của Nhà nước, sắp tới phục hồi sản xuất, công ty sẽ chú trọng việc tiêm vaccine cho người lao động.

Ông Ma Sheng Jian nói: "Ở vùng nào tiêm đủ hai liều đồng thời liên hệ công nhân có muốn quay lại hay không thì tìm nguồn công nhân để phục hồi sản xuất. Mặc dù mở cửa nhưng thận trọng, công nhân từ tỉnh này sang tỉnh khác làm việc. Người dân lo sợ và thận trọng nên họ sẽ chọn nhà máy và công ty trong tỉnh để làm việc. Trước mắt nguồn lao động sẽ không bị chảy sang vùng khác".

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, quý 4 năm nay, thành phố cần khoảng 43.000– 56.000 lao động. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh này thiếu hụt 40.000-50.000 lao động. Còn Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, đã có 28 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, trong đó có 15 doanh nghiệp đăng ký tổng nhu cầu tuyển dụng gần 4.700 lao động.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, hiện có khoảng 3,5 triệu công dân của cả nước đang đi làm việc, lao động, sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Trong số đó, khoảng 2,5 triệu người có nhu cầu về quê, mà phần lớn là lao động tự do và công nhân các nhà máy, khu công nghiệp và là lực lượng sản xuất quan trọng giúp các tỉnh, thành phố này phát triển.

Vậy phải làm thế nào để người lao động gắn bó với doanh nghiệp lâu dài trong điều kiện “bình thường mới” là vấn đề cần có giải pháp căn cơ trước mắt và lâu dài về cơ chế chính sách từ trung ương tới các địa phương và mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ đề cập nội dung này trong bài tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bamboo Airways đưa gần 1.500 công dân Hà Tĩnh về quê
Bamboo Airways đưa gần 1.500 công dân Hà Tĩnh về quê

VOV.VN - Những hành khách là công dân Hà Tĩnh từ TP HCM và các tỉnh phía nam đã vượt hàng nghìn cây số để trở về quê trên các chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Bamboo Airways.

Bamboo Airways đưa gần 1.500 công dân Hà Tĩnh về quê

Bamboo Airways đưa gần 1.500 công dân Hà Tĩnh về quê

VOV.VN - Những hành khách là công dân Hà Tĩnh từ TP HCM và các tỉnh phía nam đã vượt hàng nghìn cây số để trở về quê trên các chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Bamboo Airways.

Người dân ồ ạt về quê, dự báo sẽ thiếu lao động trầm trọng
Người dân ồ ạt về quê, dự báo sẽ thiếu lao động trầm trọng

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, việc hàng chục ngàn người lao động tại khu vực phía Nam rời thành phố về quê cho thấy những hạn chế trong vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động. Bên cạnh đó tình trạng này cũng được dự báo sẽ tạo ra một đợt “khát” lao động phổ thông ở các KCN.

Người dân ồ ạt về quê, dự báo sẽ thiếu lao động trầm trọng

Người dân ồ ạt về quê, dự báo sẽ thiếu lao động trầm trọng

VOV.VN - Các chuyên gia lao động cho rằng, việc hàng chục ngàn người lao động tại khu vực phía Nam rời thành phố về quê cho thấy những hạn chế trong vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động. Bên cạnh đó tình trạng này cũng được dự báo sẽ tạo ra một đợt “khát” lao động phổ thông ở các KCN.

CSGT Hà Nội dẫn đoàn người từ phía Nam về quê đi qua Thủ đô
CSGT Hà Nội dẫn đoàn người từ phía Nam về quê đi qua Thủ đô

VOV.VN - Chiều 8/10, rất đông người dân di chuyển bằng xe máy từ vùng dịch phía Nam về các tỉnh phía Bắc được lực lượng CSGT - Công an TP. Hà Nội tổ chức đón, dẫn an toàn đi qua Thủ đô về các tỉnh phía Bắc.

CSGT Hà Nội dẫn đoàn người từ phía Nam về quê đi qua Thủ đô

CSGT Hà Nội dẫn đoàn người từ phía Nam về quê đi qua Thủ đô

VOV.VN - Chiều 8/10, rất đông người dân di chuyển bằng xe máy từ vùng dịch phía Nam về các tỉnh phía Bắc được lực lượng CSGT - Công an TP. Hà Nội tổ chức đón, dẫn an toàn đi qua Thủ đô về các tỉnh phía Bắc.