Chiến dịch Tây Nguyên: Thắng lợi của nghệ thuật nghi binh

VOV.VN - Kế hoạch nghi binh bài bản đã giúp quân dân ta giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Tây Nguyên.

Ngày này 40 năm trước, thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông được giải phóng. Một ngày sau, ngày 24/3, ta cơ bản giải phóng và làm chủ hoàn toàn Tây Nguyên, tạo đột biến chiến lược, hệ thống ngụy quyền sụp đổ trên diện rộng, tạo đà cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30/4/1975. Nhìn lại thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, các tướng lĩnh khẳng định đây là thắng lợi của kế hoạch nghi binh bài bản.

Tấn công, đánh chiếm trại Mai Hắc Đế, thị xã Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên, tháng  3/1975. (Ảnh tư liệu)
Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây Nguyên cho biết, ông được Tư lệnh mặt trận giao xây dựng kế hoạch nghi binh mang tên “chiến dịch tháng 2/1975”. Ông kể, tháng 10/1974, kế hoạch nghi binh được xây dựng xong, dài 10 tờ giấy pơ-luya. Các đơn vị được phổ biến quy định khi nhận kế hoạch tác chiến mà có chữ “kế hoạch B” (tức kế hoạch nghi binh) thì chỉ huy đơn vị không làm theo, để nghi binh và giữ bí mật tuyệt đối về chủ trương và kế hoạch thật về chiến dịch Tây Nguyên.

Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Trưởng phòng tác chiến chiến dịch Tây Nguyên
Trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch nghi binh từ giữa tháng 11/1974 đến đầu tháng 3/1975, những phương án nghi binh được ta triển khai rầm rộ như huy động công binh, nhân dân mở đường cơ giới, phao tin đánh Gia Lai, Kon Tum... Mặc dù quân đã chuyển về phía nam Tây Nguyên chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột, nhưng vẫn giữ nguyên đường dây điện tín, trạm phát, người trực tổng đài, phát, truyền tin…tại phía Bắc Tây Nguyên. Thông tin nghi binh vẫn được đều đặn phát ra, vì vậy qua nguồn tin thám báo, tình báo của địch tin rằng ta chuẩn bị đánh Gia Lai, Kon Tum. Lập tức chúng điều động lực lượng bố phòng khu vực này, trong khi đó Buôn Ma Thuột bỏ ngỏ và bị cô lập.

Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại: “Chúng tôi chủ trương hút lực lượng của địch lên phía Bắc để cô lập Buôn Ma Thuột để đánh địch. Cố lừa địch và chúng tôi đã lừa thành công, hút lực lượng về phía Bắc, chúng tôi đánh Buôn Ma Thuột nhanh, 2h sáng mùng 10/3 chúng tôi nổ súng. Đến 18h ngày 10/3 chúng tôi chiếm cơ quan tiểu khu Buôn Ma Thuột áp vào sở chỉ huy của Sư đoàn 23. Ngày 11 chúng tôi cơ bản đánh xong Buôn Ma Thuột”.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tham mưu trưởng chiến dịch Tây Nguyên cho biết: Kế hoạch nghi binh thắng lợi không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm mức thương vong thấp nhất cho lực lượng của ta để nhanh chóng giải phóng hoàn toàn Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, trung tâm văn hóa xã hội khu vực Tây Nguyên, đẩy địch vào thế bị động, bất ngờ, tạo thế tiến công, liên tiếp sau đó lực lượng vũ trang tiến công giải phóng An Khê (12/3), Kon Tum, Pleiku (17/3), Kiến Đức (20/3), Gia Nghĩa (22/3). Sau khi làm chủ Tây Nguyên (24/3), các cánh quân tiếp tục phát triển xuống duyên hải Trung Bộ theo các trục đường 19, 7 và 21, giải phóng Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu mừng thọ Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên tham mưu trưởng Chiến dịch Tây Nguyên tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Quân đoàn 3 - Binh đoàn Tây Nguyên
“Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên trước hết là thắng lợi của chiến dịch nghi binh, lừa địch. Hút địch, giam chân địch mà đến lúc chúng ta đánh vào mục tiêu chính, địch không còn cách gì cứu vãn được. Chiến dịch Tây Nguyên giải phóng cả Đắk Lắk, Gia Lai, Cheo Reo, Phú Bổn và cả Kon Tum. Như vậy, 4 tỉnh Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng và còn giải phóng được cả 3 tỉnh đồng bằng khu 5 là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.

Từ đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột của chiến dịch Tây Nguyên đã tác động dây chuyền, dẫn đến sự sụp đổ rộng lớn không thể cưỡng nổi của Ngụy quyền. Kế hoạch, nghệ thuật nghi binh bài bản và tác chiến chu đáo đã đưa đến thắng lợi hoàn toàn ở Tây Nguyên, chia cắt địa bàn của địch, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, tạo đột biến chiến lược để ta sớm tiến vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc
40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

40 năm chiến thắng Buôn Ma Thuật - Ký ức người trong cuộc

VOV.VN - Sử dụng chiến thuật nghi binh ta đã khiến địch không còn cách gì để cứu vãn khi lực lượng của ta đánh vào mục tiêu chính.

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng
Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

VOV.VN - Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng tạo ra một thế và lực mới cho toàn Quân khu 8 trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. 

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

Tiền Giang kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng

VOV.VN - Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng tạo ra một thế và lực mới cho toàn Quân khu 8 trong tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. 

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh
Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

VOV.VN - Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

Nhà báo Mỹ tìm lại được ngôi làng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh

VOV.VN - Ông Robert Hodierne không thể tin nổi rằng mình có thể tìm gặp lại được những người dân tại một ngôi làng mà ông từng chụp ảnh 40 năm trước.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh
Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

Bình Thuận: Kỷ niệm 40 năm giải phóng huyện Tánh Linh

VOV.VN - Huyện Tánh Linh được giải phóng đã mở đường cho chiến thắng Phước Long và chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới thắng lợi hoàn toàn miền Nam vào 30/4/1975.

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng
Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

Gia Lai đổi thay diệu kỳ sau 40 năm giải phóng

VOV.VN - Khắp các vùng trong tỉnh không còn tàn tích của chiến tranh. Thay vào đó là những đô thị phát triển, những vườn cao su, cà phê bạt ngàn

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long
Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

VOV.VN -Chiến thắng Phước Long được đánh giá là một trong những kỳ tích của quân và dân Phước Long, gắn liền với truyền thống vẻ vang của Quân đoàn 4 anh hùng.

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

Bình Phước: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Phước Long

VOV.VN -Chiến thắng Phước Long được đánh giá là một trong những kỳ tích của quân và dân Phước Long, gắn liền với truyền thống vẻ vang của Quân đoàn 4 anh hùng.