Góp ý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

VOV.VN-Hiện có 123 trong tổng số 193 nước thành viên LHQ đã cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình

Sáng 25/4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo lần thứ ba Nghị quyết của Quốc hội về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ). Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và nhiều chuyên gia, học giả trong lĩnh vực luật pháp, ngoại giao và quốc phòng.

Hiện có 123 trong tổng số 193 nước thành viên LHQ đã cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, trong đó có hầu hết các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trừ Việt Nam, Lào và Myanmar.

Tuy nhiên, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để chính thức tham gia vào hoạt động này. Quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là một quyết định quan trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, là sự tiếp nối chính sách nhất quán của Việt Nam ủng hòa bình và các mục tiêu cao cả của LHQ, đồng thời khẳng định cam kết cũng như khả năng của Việt Nam là 1 thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cũng thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng XI về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế cũng như Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị trí và tiếng nói của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, Hiến pháp sửa đổi được quốc hội thông qua năm 2013 đã có một số điều chỉnh và bổ sung để tạo cơ sở pháp lý cho việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Bộ Quốc phòng cũng đã thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình để chuẩn bị cho các sứ mệnh quốc tế. Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam đã tạo đủ các điều kiện thuận lợi về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo song vẫn còn vướng mắc một số thủ tục pháp lý cần sớm được giải quyết.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ: “Chúng ta tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình theo nguyên tắc đầu tiên là chủ động, chủ động đưa đi và chủ động chọn được phái bộ, thời gian và nhiệm vụ như thế nào. Thứ hai là mang tính chất hòa bình và nhân đạo, ví dụ như công binh, quân y, quan sát viên. Nguyên tắc thứ 3 là độc lập. Cũng có nhiều ý kiến rằng, chúng ta có thể chia sẻ hoặc phối hợp với một phái bộ nào đó để vừa học kinh nghiệm và họ có thể giúp chúng ta nhưng chúng tôi cho rằng chúng ta nên độc lập trong vấn đề này. Do đó chúng tôi chọn tham gia ở cấp đại đội, bệnh viện cấp 2 và quan sát viên độc lập. Nguyên tắc thứ tư là hoạt động gìn giữ hòa bình phải gắn với công tác Đảng, công tác chính trị và công tác tuyên truyền”.

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao những ý kiến đóng góp, phản biện bổ ích và sâu sắc của các nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng và luật pháp. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị ban soạn thảo tiếp thu những ý kiến đóng góp của cuộc hội thảo và tham khảo thêm thể thức văn bản chuẩn từ Quốc hội cũng như các cố vấn về luật quốc tế để hoàn thiện dự thảo.

Trên tinh thần khẩn trương thực hiện quyết định của lãnh đạo cấp cao, ban soạn thảo phấn đầu đưa Dự thảo Nghị quyết vào chương trình kỳ họp của quốc hội vào tháng 5 tới. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cũng chỉ đạo ban soạn thảo chuẩn bị tờ trình lên Quốc hội và dự thảo Nghị định của Chính phủ về vấn đề này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam luôn theo đuổi chính sách vì hòa bình
Việt Nam luôn theo đuổi chính sách vì hòa bình

(VOV) - Bộ trưởng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Giải trừ quân bị.

Việt Nam luôn theo đuổi chính sách vì hòa bình

Việt Nam luôn theo đuổi chính sách vì hòa bình

(VOV) - Bộ trưởng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Giải trừ quân bị.

Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình
Tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình

VOV.VN -Mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thực hiện luật pháp quốc tế.

Tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình

Tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình

VOV.VN -Mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và thực hiện luật pháp quốc tế.

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình
Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 tại Hà Lan từ ngày 24-25/3.

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

Việt Nam chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 tại Hà Lan từ ngày 24-25/3.

Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ
Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ

VOV.VN -Tại các hội nghị diễn ra tại Brunei, Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ sớm tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ

Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ

Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ

VOV.VN -Tại các hội nghị diễn ra tại Brunei, Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ sớm tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ