Hà Nội đánh giá công tác cán bộ sau 5 năm mở rộng

(VOV) -Thành phố đã thực hiện luân chuyển trên 130 lượt cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý về làm Bí thư, Phó Bí thư.

Chiều 16/7,  báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa chính Thủ đô về công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy và quản lý hành chính, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, ông Ngô Văn Quý- Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho biết, Thành phố đã thực hiện luân chuyển trên 130 lượt cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý về làm Bí thư, Phó Bí thư; giới thiệu để HĐND bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận, huyện thị, xã; tổ chức thi tuyển, xét tuyển 2.248 công chức hành chính, 2.189 công chức cấp xã, trên 22.000 công chức các đơn vị sự nghiệp…

Thành phố đã chỉ đạo các ngành rà soát, phân loại các văn bản quy định do các địa phương trước khi hợp nhất ban hành để thay thế bằng văn bản quy định mới thông nhất trên toàn thành phố, trong đó có kế thừa cơ chế chính sách cũ và từng bước thực hiện chính sách mới trên địa bàn.

Kết quả rà soát 1.482 văn bản quy phạm gồm 80 nghị quyết, 1.262 quyết định, 140 chỉ thị. Tính đến năm 2009, Thành phố đã ban hành 203 văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thủ đô trong tình hình mới, địa bàn mới.

Về triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển Thủ đô sau mở rộng địa giới hành chính, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cho biết, Thành phố đã rà soát 642 đồ án, dự án; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai 329 đồ án, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch Hà Nội mở rộng. Hoàn thành việc rà soát, đề xuất cho dừng, giãn và hoãn, chuyển đổi mục đích đầu tư các dự án không phù hợp quy hoạch.

Thành phố phối hợp với Bộ, ngành Trung ương triển khai nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất Thành phố đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015). Nghiên cứu xây dựng Luật Thủ đô và đã được Quốc hội thông qua.

Báo cáo cũng đánh giá, thực tế phát triển của Thủ đô 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp nào quyết định điều chỉnh địa giới hành chính?
Cấp nào quyết định điều chỉnh địa giới hành chính?

(VOV) -Nhiều ý kiến cho rằng thẩm quyền quyết định điều chỉnh địa giới hành chính là Quốc hội, UBTV Quốc hội.

Cấp nào quyết định điều chỉnh địa giới hành chính?

Cấp nào quyết định điều chỉnh địa giới hành chính?

(VOV) -Nhiều ý kiến cho rằng thẩm quyền quyết định điều chỉnh địa giới hành chính là Quốc hội, UBTV Quốc hội.

Ðiều chỉnh địa giới 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang
Ðiều chỉnh địa giới 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang

Chính phủ vừa ra 2 Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang

Ðiều chỉnh địa giới 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang

Ðiều chỉnh địa giới 2 tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang

Chính phủ vừa ra 2 Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang