Kiều bào và cựu du học sinh góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Kiều bào thẳng thắn góp ý nhiều vấn đề liên quan đến quốc tịch, đất đai, di trú và nhất là phát huy nguồn lực của kiều bào

Sáng nay (14/3), tại TP HCM, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với sự tham gia của cựu du học sinh Việt Nam và kiều bào các nước đang sinh sống, làm việc tại thành phố.  

Tại hội nghị, kiều bào thẳng thắn góp ý nhiều vấn đề trong dự thảo Hiến pháp liên quan đến quốc tịch, đất đai, di trú và nhất là phát huy nguồn lực của kiều bào trong việc đóng góp xây dựng đất nước. Trong Điều 56, khoản 2 “Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh”, các đại biểu đề nghị cần thể chế hóa chính sách chống độc quyền và có cơ chế kiểm tra, làm sao để mọi người cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích kiều bào về đầu tư, đóng góp cho đất nước.

Điều 19 sửa đổi bổ sung điều 75 có ghi “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Nội dung này làm kiều bào rất phấn khởi, nhưng nhiều ý kiến đề nghị cần ghi rõ “Nhà nước có nhiệm vụ phát triển cộng đồng này”; đồng thời đề xuất nên có 1 điều trong Hiến pháp nói rõ về quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài - sẽ được quy định trong luật.

Cụ thể là Nhà nước tạo điều kiện cho kiều bào còn giữ quốc tịch Việt Nam được quyền ứng cử vì hiện nay, lực lượng trí thức kiều bào rất lớn, cần phát huy tiềm năng này cho sự phát triển của Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng: Khoản 2 Điều 19 của dự thảo ghi: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam…” còn chung chung, cần ghi thêm “Nhà nước có trách nhiệm” mới là tinh thần của Hiến pháp.

Bà Trần Thị Ngọc Lan, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, cựu du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản nói: Theo tôi việc được lựa chọn quốc tịch Việt Nam và có hai quốc tịch song song, một quốc tịch nước ngoài và một quốc tịch Việt Nam là điều rất cởi mở. Tuy nhiên cần phải định nghĩa rõ khi là công dân Việt Nam thì phải có nghĩa vụ và điều đó phải được đưa vào trong Hiến pháp đối với những người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ví dụ như nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc, khi Tổ quốc lâm nguy thì như thế nào, chứ không phải chỉ đòi hỏi quyền lợi mà phải có trách nhiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013

Nhiều địa phương, đơn vị góp ý sửa đổi Hiến pháp
Nhiều địa phương, đơn vị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều điểm mới, rất tiến bộ, cập nhật kịp thời các quan hệ xã hội hiện đại.

Nhiều địa phương, đơn vị góp ý sửa đổi Hiến pháp

Nhiều địa phương, đơn vị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều điểm mới, rất tiến bộ, cập nhật kịp thời các quan hệ xã hội hiện đại.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý sửa đổi Hiến pháp
Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu đóng góp vào những vấn đề lớn: vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý sửa đổi Hiến pháp

Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Các đại biểu đóng góp vào những vấn đề lớn: vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…